Trường Đại Học Y Tế Công Cộng | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Y Tế Công Cộng

      Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
      Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
      Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
      Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
      4 hình 3 video
      8.0
      Tốt
      1 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      4 ngành

      Kỹ thuật xét nghiệm y học

      Kỹ thuật xét nghiệm y học
      1 tháng
      Kỹ thuật xét nghiệm y học
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 132 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân xét nghiệm y học có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xét nghiệm y học góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      - Có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở làm nền tảng cho công tác xét nghiệm y học dự phòng;

      - Có kiến thức cơ bản về các vấn đề sức khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe quan trọng;

      - Có kiến thức về các trang thiết bị, quy trình lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm về y học dự phòng;

      - Có kiến thức về nguyên lý và cơ chế các xét nghiệm thông thường;

      - Có kiến thức về kiểm chuẩn và đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm y học dự phòng;

      - Có kiến thức về tư vấn, giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

      Về kỹ năng:

      - Thực hiện được các xét nghiệm huyết thanh, miễn dịch để phát hiện sự hiện diện của các kháng thể, kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh khác nhau

      - Thực hiện được các phân tích hóa học, miễn dịch, virus học, vi khuẩn học của các mẫu bệnh phẩm hay mẫu môi trường theo các quy trình chuẩn

      - Thực hiện được các xét nghiệm vi khuẩn học để tìm sự hiện diện của tác nhân gây bệnh hay độc tố, hóa chất độc hại trong các bệnh phẩm lâm sàng như phân, nước tiểu, đàm, dịch não tủy, máu, hoặc nước, hoặc sản phẩm từ sữa, nước giải khát, thực phẩm

      - Tư vấn và thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường...; pha chế được các dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm và thuốc thử môi trường; sử dụng và bảo quản các trang thiết bị phòng xét nghiệm, các hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng, ghi nhận và báo cáo kết quả theo các qui định chuẩn của lĩnh vực y học dự phòng

      - Thực hiện được những biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng các kỹ thuật, xét nghiệm theo các qui định chuẩn trong y học dự phòng

      - Tư vấn, truyền thông cho các nhân viên phòng xét nghiệm, các cán bộ y tế về thu thập mẫu bệnh phẩm, ứng dụng xét nghiệm, phiên giải kết quả trong các trường hợp cụ thể.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Xét nghiệm y học dự phòng có thể làm việc tại:

      - Các viện xét nghiệm Trung ương

      - Phòng xét nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ, Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh và Trung tâm Y tế huyện

      - Các trung tâm xét nghiệm trong và ngoài công lập

      - Các cơ quan/tổ chức liên quan khác.

      Nguồn: Đại học Y tế công cộng

      Công tác xã hội

      Công tác Xã hội
      1 tháng
      Công tác Xã hội
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh

      - Hình thức chính quy: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      - Hình thức Vừa làm vừa học: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 03 cấp độ bệnh viện, cộng đồng, và hoạch định chính sách.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      - Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học

      - Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội

      - Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội

      - Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng

      - Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học

      - Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người

      - Có hệ thống kiến thức về ngành công tác xã hội

      - Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.

      Về kỹ năng

      - Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội

      - Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội

      - Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật

      - Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc

      - Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ

      - Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Khu vực làm việc: Làm việc tại các cơ sở quản lí Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Viên nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các công ty.

      - Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư).

      - Thực hành nghề công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường … Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

      - Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (tùy thuộc vào vị trí công tác: giảng viên, nghiên cứu viên, Công chức, nhân viên xã hội, công tác xã hội viên).

      Nguồn: Đại học Y tế công cộng

      Y tế công cộng

      Y tế công cộng
      1 tháng
      Y tế công cộng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 131 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      - Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng;

      - Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng;

      - Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng;

      - Trình bày được các yếu tố quyết định sức khỏe;

      - Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe;

      - Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học;

      - Nắm vững chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

      Về kỹ năng:

      - Xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng;

      - Xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp;

      - Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng;

      - Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng;

      - Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng;

      - Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.

      Nguồn: Đại học Y tế công cộng

      Dinh dưỡng học

      Dinh dưỡng
      1 tháng
      Dinh dưỡng
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh

      - Hình thức chính quy: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      - Hình thức Vừa làm vừa học: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát triển khai các hoạt động dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm, tham gia các nghiên cứu và đào tạo dinh dưỡng ở mức độ cơ bản, góp phần thực hiện các chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      - Có hệ thống kiến thức cơ bản về dinh dưỡng người, khoa học thực phẩm và an toàn thực phẩm

      + Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

      + Hiểu biết về vai trò, nhu cầu, nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng

      + Giải thích được cơ chế hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể

      + Nhận biết đặc điểm vệ sinh của các nhóm thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phầm

      - Giải thích các nguyên lý cơ bản về sinh lý, triệu chứng, bệnh học để dự phòng và điều trị bệnh liên quan đến dinh dưỡng

      + Thảo luận các nguyên lý cơ bản về sinh lý hoạt động cơ thể người

      + Giải thích cơ chế bệnh sinh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

      + Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng

      + Nhận biết triệu chứng một số bệnh thông thường và bệnh liên quan đến dinh dưỡng

      Về kỹ năng:

      - Thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp phù hợp.

      + Thu thập thông tin về vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm

      + Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng/người bệnh và vấn đề an toàn thực phẩm

      + Lập kế hoạch thực hiện công tác dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm để dự phòng và điều trị.

      + Theo dõi và đánh giá các vấn đề dinh dưỡng tại cộng đồng và ATTP

      - Truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn phù hợp, an toàn để phòng ngừa bệnh tật.

      + Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu hiểu biết của cộng đồng/người bệnh về dinh dưỡng, tiết chế và ATTP

      + Xác định nhu cầu và những nội dung giáo dục dinh dưỡng, tiết chế và ATTP cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

      + Xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng, ATTP phù hợp với cộng đồng, người bệnh.

      + Thực hiện tư vấn, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, ATTP phù hợp và hiệu quả để dự phòng và điều trị

      - Xây dựng qui trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện.

      + Phối hợp với cán bộ chuyên môn (Bác sĩ, điều dưỡng) để phân tích vấn đề sức khỏe, chẩn đoán dinh dưỡng cho người bệnh

      + Xây dựng qui trình chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện

      + Tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng và chế độ ăn điều trị

      + Theo dõi sự tiến triển của các can thiệp dinh dưỡng đã thực hiện.

      - Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể.

      Phối hợp với các bên liên quan để tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể,..

      - Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn

      Phối hợp với các bên liên quan kiểm tra quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển, phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng đúng chỉ định và đảm bảo an toàn

      - Chứng tỏ khả năng tự học cũng như khuyến khích, tạo ảnh hưởng tới đồng nghiệp trong học tập và phát triển chuyên môn liên tục

      + Xác định mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu học tập, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

      + Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng công việc.

      + Thể hiện thái độ tích cực với những đổi mới và những quan điểm trái chiều, thể hiện sự lắng nghe các kiến nghị và đề xuất nhằm thích nghi với những thay đổi.

      + Đóng góp vào việc đào tạo nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.

      Cơ hội việc làm

      Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều tổ chức dinh dưỡng, y tế và sức khỏe như bệnh viện, trường học, các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty thực phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm,...

      Nguồn: Đại học Y tế công cộng

      Đánh giá

      1 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Huỳnh Tuấn Kiệt
      Huỳnh Tuấn Kiệt
       

      Hsph Là Môi Trường Đáng Theo Học Nếu Có Đam

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Hsph là môi trường đáng theo học nếu có đam mê. Môi trường học tập hiện đại, năng động; giảng viên nhiệt tình, thân thiện. Nói chung, là một trong những trường tiếp bước tốt nhất cho thành công của những sinh viên.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Giới thiệu trường

      Với 15 năm kinh nghiệm Đại học Y tế Công cộng là một trong những trường có tiếng, uy tín tại Hà Nội. Đây là ngôi trường thu hút nhiều sinh viên muốn theo học những chuyên ngành về Y học.

      Đại học Y tế Công cộng (website: hsph.edu.vn) đào tạo thiên về các ngành học trong lĩnh vực Y học. Chất lượng đào tạo, thương hiệu của trường đã được khẳng định qua những giải thưởng, thành tích đạt được. Bên cạnh đó, Y tế Công cộng có môi trường học tập tốt, cơ sở vật chất hiện đại, nhiều hoạt động cho sinh viên nên đang ngày càng xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt mọi người.

      Trường Đại học Y tế công cộng là trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo về lĩnh vực Y tế công cộng. Qua gần 20 năm hoạt động, trường hiện có cơ sở vật chất khang trang, giáo trình và chương trình học hiện đại, tiên tiến, đội ngũ giảng viên có chất lượng, giàu tâm huyết được đào tạo tại các trường danh tiếng trên thế giới. Đặc biệt, trường Đại học Y tế công cộng là trường đầu tiên trong khối ngành Y, Dược có chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định các trường đại học Đông Nam Á

      Lịch sử phát triển

      Trường Đại học Y tế công cộng (tiền thân là Trường cán bộ Quản lý Y tế, được thành lập Ngày 26 tháng 4 năm 2001 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 65/2001/QĐ-TTg. Từ khóa Thạc sỹ YTCC đầu tiên năm 1997 chỉ với 24 học viên, hiện nay Trường đã có hơn 1.700 sinh viên theo học các khóa Cử nhân YTCC, Thạc sỹ YTCC, Thạc sỹ quản lý bệnh viện và Tiến sỹ YTCC.

      Từ năm 2006, Trường đã có 1.296 cử nhân YTCC tốt nghiệp, gồm cả hệ đào tạo chính quy và tại chức; trong đó 70% cử nhân ra trường đang làm việc trong hệ thống y tế dự phòng và 90% sinh viên mới ra trường tìm được việc làm trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp. Tháng 5-2008, trường ĐHYTCC đã chính thức là thành viên của hệ thống đào tạo sức khỏe quốc tế của Châu Âu (TropEd).

      Với cơ sở vật chất khang trang, Nhà trường sẵn sàng phục vụ đón tiếp sinh viên quốc tế từ hệ thống đào tạo TropEd tới học tập và nghiên cứu. Bắt đầu từ ngày 1/11/2016, Trường Đại học Y tế công cộng chuyển trụ sở từ 138 Giảng Võ về cơ sở mới: Số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

      Đây là một bước ngoặt mới, nâng tầm vị thế nhà trường lên một tầm cao mới hiện đại và qui mô nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ của Nhà trường.

      Giới thiệu trường Y tế công cộng

      Tầm nhìn

      Trở thành cơ sở hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu và tư vấn y tế công cộng tại Việt Nam và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

      Sứ mạng

      Góp phần tăng cường, phát triển hệ thống y tế và nâng cao sức khoẻ cộng đồng thông qua đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ có chất lượng cao trong lĩnh vực y tế công cộng.

      Hoạt động của sinh viên

      Sinh viên học tại Trường Đại học Y tế công cộng là một cộng đồng đa dạng gần 2.000 sinh viên đến từ mọi miền khác nhau của Việt Nam. Bên cạnh đó, học tại trường còn có các sinh viên quốc tế đến từ Lào, Campuchia,...

      Điều khiến sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng có sự khác biệt đối với sinh viên nhiều trường đại học khác, đó là các bạn rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhiều câu lạc bộ được thành lập thu hút sự tham gia của sinh viên như: Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ Tin học, Câu lạc bộ bóng rổ, Câu lạc bộ “Nói KHÔNG với thuốc lá”, Câu lạc bộ Văn – Thể - Mỹ, Câu lạc bộ Hiến máu nhân đạo,… Các bạn sinh viên còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động mùa hè xanh “Tiếp sức mùa thi”.

      Sinh viên của trường còn tích cực tham gia các hoạt động do do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và đạt được nhiều giải thưởng:

      • Giải Nhất cuộc thi “Theo dòng lịch sử”
      • Giải Nhất cuộc thi “Làm giàu không khó”
      • Giải Nhì “Trò chơi âm nhạc”
      • Giải Nhì “Rung chuông vàng”

      Một số hoạt động sinh viên tham gia

      Sinh viên Y tế công cộng tham gia hoạt động tình nguyện tại Hà Giang

      Sinh viên Trường ĐHYTCC tham gia gameshow “Làm giàu không khó”

      Sinh viên Trường ĐHYTCC tham gia gameshow “Rung chuông vàng”

      Đội ngũ giảng viên

      Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Y tế công cộng đã từng bước khẳng định vị thế của mình thông qua uy tín về chất lượng đào tạo, cam kết luôn theo sát nhu cầu thực tế của xã hội, đem đến đội ngũ nhân lực cao phục vụ nhu cầu của ngành y tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

      Hiện tại, đội ngũ giảng viên của trường phần lớn có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ được đào tạo tại những trường Đại học hàng đầu trên thế giới. Với nền tảng được đào tạo từ nước ngoài nên đội ngũ giảng viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo và luôn sẵn sàng đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học cũng như tiếp cận với môi trường làm việc thực tế và trong quá trình thực địa tại cơ sở.

      Lãnh đạo Bộ y tế, nguyên lãnh đạo Bộ chụp ảnh cùng với Hiệu trưởng Trường ĐHYTCC và Viện trưởng Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế tại Lễ công bố thành lập Viện.

      Cở sở vật chất

      Công trình Trường Đại học Y tế công cộng được xây dựng mới 100% trên tổng diện tích 5,7 ha và tổng diện tích sàn xây dựng 40.000 m2 với thiết kế khang trang, đồng bộ gồm nhiều khối công trình đa năng với 4 tòa nhà: Nhà hiệu bộ, giảng đường, Labo - thực hành, ký túc xá và các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy mô đào tạo cho khoảng 4.000 sinh viên, đáp ứng yêu cầu kết nối với khu vực.

      Hiện nay trường có một cở sở tại: 138 Giảng Võ về cơ sở mới tại số 1A đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

      Trường Đại học Y tế công cộng

      Thư viện trung tâm của Đại học Y tế công cộng

      • Kí túc xá của trường

      Ký túc xá của Trường Đại học Y tế công cộng có những đặc điểm riêng biệt không giống với bất cứ trường đại học nào. Nằm trong khuôn viên nhỏ nhắn của trường, không đông đúc, nhộn nhịp như ký túc xá các trường khác nhưng Ký túc xá Trường Đại học Y tế công cộng luôn đem đến cho sinh viên cũng như các vị khách tới thăm cảm giác sạch sẽ, thân thiện và cởi mở. Bên cạnh đó, cứ 3 tầng lại có một máy lọc nước cung cấp nước uống sạch sẽ và tiện lợi.

      Kí túc xá trường Y tế công cộng.

      Thành tựu của Đại học Y tế công cộng

      Đầu tháng 6/2015, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố danh sách 20 tổ chức có số lượng công bố quốc tế cao nhất giai đoạn 2010 – 2014, trong đó gồm 1 Viện hàn lâm khoa học, 16 cơ sở giáo dục đại học và 3 bệnh viện. Trường Đại học Y tế công cộng xếp thứ 14 trong danh sách.

      Trên thế giới, số lượng công bố khoa học và công nghệ (KH&CN) trên những tạp chí quốc tế có uy tín là một chỉ số được nhiều nước sử dụng trong đánh giá năng suất khoa học - công nghệ của một quốc gia. Việc lọt vào danh sách này là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh Trường đại học y tế công cộng đang xây dựng chiến lược phát triển trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu có uy tín trong khu vực.

      Nguồn: Trường Đại học Y tế Công cộng

      Địa điểm