Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

      Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
      Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
      Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
      Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      9 ngành

      Ngôn ngữ Trung Quốc

      Ngôn ngữ Trung Quốc
      1 tháng
      Ngôn ngữ Trung Quốc
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 139 - 141 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định chung về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân tiếng Trung có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Về kiến thức:

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Trung Quốc; rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung được học ở mức độ thành thạo; cho phép người đọc đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội.

      Về kỹ năng:

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học và văn hóa Trung Quốc cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế

      Sư phạm tiếng Anh

      Sư phạm Tiếng Anh
      1 tháng
      Sư phạm Tiếng Anh
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 141 tín chỉ (khong bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng đào tạo: theo quy định chung về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân khoa học ngành tiếng Anh thuộc khối ngành Sư Phạm có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học nước ngoài; rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được học ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng. Có đầy đủ những kiến thức về lý luận dạy học tiếng Anh, về chương trình tiếng Anh và về thực tiễn dạy học tiếng Anh (ở các bậc học).

      Có kỹ năng vận dụng các kiến thức về Ngôn ngữ và Văn hóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình giảng dạy tiếng Anh. Có năng lực giảng dạy tiếng Anh, thực hiện tốt các công việc của một giáo viên, có khả năng đáp ứng

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản cuả triết học Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo.

      - Có trình độ ngoại ngữ 2 thuộc một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Trung: HSK III (Hán ngữ quốc tế); tiếng Nhật: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Hàn: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Nga: A2 (tiêu chuẩn của Bộ); tiếng Pháp: A2 (tiêu chuẩn châu Âu).

      - Có kiến thức về tin học văn phòng.

      - Nắm vững các lý thuyết giảng dạy ở cấp độ cơ bản, tương đương chuẩn kiến thức TKT.

      - Phân tích, đánh giá được tình hình thực tế giảng dạy tiếng Anh ở trường THPT tại địa phương.

      - Ứng dụng được kiến thức về ngôn ngữ như một hệ thống và như một công cụ giao tiếp trong trong thực tế giảng dạy tại lớp.

      - Vận dụng và đánh giá được kiến thức sư phạm một cách thành thạo.

      Về kỹ năng:

      - Giao tiếp tiếng Anh hiệu quả và thành thạo, có khả năng đạt điểm tương đương 6 IELTS hoặc 90 - 100 TOEFL iBT hoặc cấp độ B2 theo chuẩn CEF.

      - Thực hành kỹ năng giảng dạy (chọn lựa và trình bày hoạt động, hỏi, kiểm tra mức độ hiểu của học sinh, cung cấp thông tin phản hồi,...) ở mức độ thành thạo.

      - Thực hành kỹ năng giao tiếp và năng lực ngôn ngữ (điều khiển giọng, thiết lập và duy trì mối quan hệ, hướng dẫn, giải thích,...) một cách thành thạo và có hiệu quả cao.

      - Thể hiện kỹ năng sư phạm (pedagogical reasonning) và quyết định (decision making) một cách thành thạo.

      - Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo trình, bài giảng,...

      - Ngoài ra, mỗi sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh bên cạnh chuyên ngành được học có thể đăng kí học các chuyên ngành hoặc ngành khác trong cùng khối ngành.

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Dạy tiếng Anh tại các trường THPT hay THCS.

      - Dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại các trường THCN, Cao đẳng và Đại học.

      - Có khả năng học thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy trong và ngoài nước, chuyên ngành Ngôn ngữ hay Ngôn ngữ học ứng dụng.

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế

      Ngôn ngữ Hàn Quốc

      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      1 tháng
      Ngôn ngữ Hàn Quốc
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 139 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân tiếng Hàn có phẩm chất chính trị và nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Về kiến thức:

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Hàn Quốc, rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

      Về kỹ năng:

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc để giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa Hàn Quốc, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế.

      Ngôn ngữ Pháp

      Ngôn ngữ Pháp
      1 tháng
      Ngôn ngữ Pháp
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 139 - 141 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng đào tạo: theo quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân tiếng Pháp có phẩm chất chính trị và nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Về kiến thức:

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Hàn Quốc, rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

      Về kỹ năng:

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc để giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa Hàn Quốc, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế.

      Ngôn ngữ Nhật

      Ngôn ngữ Nhật
      1 tháng
      Ngôn ngữ Nhật
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 139 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định chung về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo Cử nhân tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Về kiến thức:

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Nhật Bản, rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

      Về kỹ năng:

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản để giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa Nhật Bản, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức:

      Kiến thức chung

      - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản cuả triết học Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      - Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao.

      - Có trình độ ngoại ngữ 2 thuộc một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Trung: HSK III (Hán ngữ quốc tế); tiếng Nhật: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Hàn: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Nga: A2 (tiêu chuẩn của Bộ); tiếng Pháp: A2 (tiêu chuẩn châu Âu).

      - Có kiến thức về tin học văn phòng.

      - Có khả năng làm nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo

      Kiến thức chuyên ngành

      - Chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa Nhật

      + Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Nhật Bản; rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ở mức độ thành thạo.

      + Có trình độ tiếng Nhật tương đương cấp độ 2 (Tiêu chuẩn quốc tê - kỳ thi năng lực tiếng Nhật, có thể tham gia học ở các trường Đại học Nhật)

      + Có kiến thức để hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học và văn hóa Nhật Bản cũng như có khả năng làm việc trong một số hoạt động dịch vụ khác như: làm hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      - Chuyên ngành tiếng Nhật Biên - Phiên dịch

      + Có kiến thức cơ bản về lý thuyết dich thuật

      + Có kiến thức về phương pháp thu thập và tiếp thu những kiến thức ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong quá trình công tác.

      Về kỹ năng:

      Có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Có khả năng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực chuyên môn như nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, đối chiếu so sánh ngôn ngữ, văn hóa,...

      - Chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa Nhật

      + Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ vào việc nghiên cứu, phân tích các thể loại văn bản tiếng Nhật và nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Nhật - Việt.

      + Có khả năng trình bày những nét cơ bản liên quan đến văn hóa, văn học Nhật Bản.

      - Chuyên ngành tiếng Nhật Biên - Phiên dịch

      + Về Phiên dịch: có khả năng chính là "dịch đuổi" và chủ yếu hướng Nhật - Việt; có khả năng nghe và ghi chép một phát ngôn bằng tiếng Nhật kéo dài từ 08 đến 10 phút rồi trình bày lại ngay bằng tiếng Việt theo đúng nội dung, sắc thái ngôn ngữ bản gốc với thời lượng tương đương.

      + Về Biên dịch: có khả năng biên dịch hai chiều Nhật - Việt và Việt - Nhật, các văn bản thông tin loại hình đại chúng (báo chí), văn bản hành chính hay văn bản khoa học của một số chuyên ngành phổ thông (y tế, giáo dục, môi trường,...)

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước

      - Các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến công việc biên dịch hay phiên dịch

      - Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch và một số lĩnh vực khác (nếu được học tích lũy thêm học phần Du lịch hoặc Thương mại)

      - Giảng dạy tại các trường THCS, THPT (nếu được tích lũy thêm về chuyên ngành sư phạm)

      - Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học trong và ngoài nước.

      - Có khả năng theo học chuyên ngành Ngôn ngữ hoặc Ngôn ngữ học ứng dụng

      - Có khả năng tiếp thu các công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp,...

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế.

      Việt Nam học

      Việt Nam học
      1 tháng
      Việt Nam học
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh: thực hiện theo quy định chung về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức

      Cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học và tiếng Việt. Giúp người học có khả năng nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam với các dân tộc khác. Đào tạo người nước ngoài có khả năng giao dịch trực tiếp với người Việt và giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng Sản. Chương trình nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ giao tiếp bằng tiếng Việt.

      Về kỹ năng

      Trang bị cho người học có năng lực về ngôn ngữ, văn hóa, kỹ năng sử dụng tiếng Việt và ngoại ngữ thông thạo biên - phiên dịch, nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt bằng tiếng nước ngoài.

      Cơ hội nghề nghiệp

      - Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam họcvà tiếng Việt cho người nước ngoài.

      - Biên dịch, phiên dịch hay làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở Việt Nam và ngoại quốc.

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      1 tháng
      Ngôn ngữ Anh
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 139 - 141 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy đinh chung về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Anh, rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh được học ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng: giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học, làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội

      Về kỹ năng

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức ngôn ngữ và văn hóa để giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa Anh, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

      - Có trình độ ngoại ngữ 2 thuộc một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Trung: HSK III (Hán ngữ quốc tế); tiếng Nhật: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Hàn: cấp III (tiên chuẩn quốc tế); tiếng Nga: A2 (tiêu chuẩn của Bộ); tiếng Pháp: A2 (tiêu chuẩn châu Âu).

      - Có kiến thức về tiếng Anh 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và có kiến thức về văn hóa Anh - Mỹ cũng như giao thoa văn hóa.

      - Có kiến thức sâu rộng về cấu trúc của ngôn ngữ mục tiêu và sự khác biệt giữa ngôn ngữ mục tiêu và tiếng mẹ đẻ, giữa văn hóa mục tiêu và văn hóa mẹ đẻ và các giá trị văn hóa khác biệt, giao thoa văn hóa.

      - Chuyên ngành tiếng Anh biên - phiên dịch: có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ thông tin và lý thuyết dịch; kiên thức chuyên sâu về giao thoa văn hóa, cấu trúc ngôn ngữ.

      - Chuyên ngành tiếng Anh du lịch: kiến thức chung nghiệp vụ về tiếng Anh du lịch, đặc biệt những kiến thức liên quan đến du lịch Việt Nam nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

      Về kỹ năng

      - Giao tiếp tiếng Anh hiệu quả và thành thạo, có khả năng đạt điểm tương đương 6 IELTS hoặc 90-100 TOEFL iBT, hoặc cấp độ B2 theo CEF.

      - Phân tích rõ các khác biệt và tương đồng giữa ngôn ngữ mục tiêu và tiếng mẹ đẻ, giữa văn hóa mục tiêu và văn hóa mẹ đẻ và các ảnh hưởng của chúng tới quá trình giao tiếp.

      - Chuyên ngành Biên dịch: thể hiện được các kỹ năng biên dịch Anh - Việt, Việt - Anh, viết tốt cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ dịch thuật: TRADOS, CATTOOL,...

      - Chuyên ngành Phiên dịch: kỹ năng dịch đuổi, dịch hội nghị Anh - Việt, Việt - Anh ở mức độ thành thạo, có thể dịch cabin, làm việc theo nhóm hiệu quả, kỹ năng nói trước công chúng thành thạo.

      - Chuyên ngành Du lịch: vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành và khả năng giao tiếp trong lĩnh vực du lịch.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí sau:

      - Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa trong và ngoài nước

      - Biên - phiên dich tại các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan

      - Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch hoặc các lĩnh vực khác

      - Giảng dạy tại trường TPHT (đối với sinh viên có tích lũy cấc học phần thuộc chuyên ngành sư phạm)

      - Có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ sau đại học trong và ngoài nước

      - Có khả năng tiếp thu các khoa học công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội cũng như nâng cao trình độ để có thể tiếp nhận các vị trí quản lý ở các cơ quan oanh nghiệp.

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế

      Ngôn ngữ Nga

      Ngôn ngữ Nga
      1 tháng
      Ngôn ngữ Nga
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 139 - 153 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng đào tạo: theo quy định tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức:

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hoá - văn học Nga; rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Nga được học ở mức độ thành thạo; cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội.

      Về kỹ năng:

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hoá Nga để giải quyết những vấn đề đắt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá Nga cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng ...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

      - Có trình độ ngoại ngữ 2 thuộc một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Trung: HSK III (Hán ngữ quốc tế); tiếng Nhật: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Hàn: cấp III (tiên chuẩn quốc tế); tiếng Nga: A2 (tiêu chuẩn của Bộ); tiếng Pháp: A2 (tiêu chuẩn châu Âu).

      - Có kiến thức về "tin học văn phòng"

      - Có kiến thức cơ sở ngành: từ vựng tiếng Nga khoảng 10,000 từ về đời sống hằng ngày, khoa học, văn hóa, thể thao; có kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa nước Nga,... tạo điều kiện cho việc học tập chuyên ngành, nghiên cứu.

      - Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong các lĩnh vực sử dụng ngoại ngữ nói chung và tiếng Nga nói riêng, có cơ sở chuyên ngành chắc chắn để không những sử dụng tốt tiếng Nga của mình mà có thể chuyển đổi dễ dàng sang nghiên cứu và sử dụng những ngoại ngữ khác nếu cần.

      - Có kiến thức hiểu biết về lý thuyết ngôn ngữ tiếng Nga; có kiến thức hiểu biết về đất nước học Nga trên các lĩnh vực: lịch sử, địa lý, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa; có kiến thức cơ bản nền văn học Nga qua các thế kỷ, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ và từng trường phái văn học.

      - Chuyên ngành Tiếng Nga Biên - Phiên dịch: có kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch thuật; có kiến thức về phương pháp thu thập và tiếp thu những kiến thức ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong quá trình hành vi dịch thuật.

      - Chuyên ngành Tiếng Nga Sư phạm: có các kiến thức cơ bản về tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học tiếng Nga; có một số kiến thức cơ bản làm các công việc của một giáo viên ở các bậc phổ thông.

      Về kỹ năng:

      - Nghe, nói, đọc, viết thông thạo tiếng Nga trong giao tiếp; báo cáo được các chuyên đề về ngôn ngữ, văn hoá, văn học Nga; biết vận dụng những kiến thức ngôn ngữ đã học vào công tác và nghiên cứu.

      - Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ vào việc nghiên cứu phân tích các thể loại văn bản tiếng Nga và nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Nga-Việt; có khả năng trình bày những nét cơ bản liên quan đến văn hoá, văn học Nga.

      - Chuyên ngành Tiếng Nga Biên - Phiên dịch:

      +Về Phiên dịch: Có khả năng chính là "dịch đuổi" và chủ yếu hướng Nga-Việt; có khả năng nghe và ghi chép một phát ngôn bằng tiếng Nga kéo dài từ 08 đến 10 phút rồi trình bày lại ngay bằng tiếng Việt theo đúng nội dung, sắc thái ngôn bản gốc, với thời lượng tương đương.

      + Về Biên dịch: Có khả năng biên dịch hai chiều Nga -Việt và Việt - Nga các văn bản thông tin loại hình đại chung (báo chí), văn bản hành chính hay văn bản khoa học của một số chuyên ngành phổ thông (y tế, giáo dục, môi trường, ...).

      - Chuyên ngành Tiếng Nga Sư phạm: có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học vào các tình huống dạy học tiếng Nga; có khả năng áp dụng những phương pháp mới và sử dụng các phần mền hỗ trợ giảng dạy và soạn giáo án điện tử theo chuẩn.

      Ngoài ra, mỗi sinh viên ngành Tiếng Nga, bên cạnh chuyên ngành được học, có thể đăng ký theo học các chuyên ngành khác trong cùng ngành học hoặc các ngành khác trong cùng khối ngành.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Nga, tùy theo từng chuyên ngành, có thể có các vị trí nghề nghiệp sau:

      - Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ-văn hoá trong và ngoài nước

      - Các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan công việc phiên dịch hay biên dịch

      - Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch và một số lĩnh vực khác

      - Có khả năng giảng dạy tại các trường Trung học phổ thông (đối với viên thuộc ngành sư phạm và sinh viên có chứng chỉ chuyên ngành sư phạm).

      - Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học trong và ngoài nước..

      + Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm có thể theo chuyên ngành "Lý thuyết và phương pháp giảng dạy", còn có thể học chuyên ngành "Ngôn ngữ" hoặc "Ngôn ngữ học ứng dụng";

      + Đối với sinh viên không thuộc ngành Sư phạm có thể theo học chuyên ngành "Ngôn ngữ" hoặc "Ngôn ngữ học ứng dụng"; nếu học chuyên ngành "Lý thuyết và phương pháp giảng dạy" thì phải học thêm một số học phần bổ túc thêm về chuyên ngành Sư phạm.

      - Có khả năng tiếp thu các khoa học công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những ví trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế

      Quốc tế học

      Quốc tế học
      1 tháng
      Quốc tế học
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 138 - 140 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)

      Đối tượng đào tạo: theo quy định chung về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức:

      Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Anh, rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh được học ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng: giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học, làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội

      Về kỹ năng

      - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức ngôn ngữ và văn hóa để giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.

      - Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa Anh, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản cuả triết học Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xà hội chủ nghĩa.

      - Có kiến thức về tin học văn phòng, thống kê xã hội để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao.

      - Có trình độ tiếng Anh tương đương từ 450 - 500 điểm TOEFL.

      - Nắm vững các kiến thức cơ sở của ngành đồng thời sinh viên có kiến thức cơ bản về giao tiếp liên văn hóa trong văn viết cũng như trong văn nói.

      - Nắm vững các kiến thức chuyên ngành (Hoa Kỳ học) gồm Lịch sử hình thành của Hoa Kỳ, thể chế chính trị của Hoa Kỳ, các vấn đề về văn hóa - văn học, xã hội, kinh tế của Hoa Kỳ cũng như quan hệ Việt Mỹ để vận dụng trng các vị trí công tác khác nhau

      Về kỹ năng

      - Có kỹ năng song ngữ thành thạo: nghe nói đọc viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh

      - Có kỹ năng ứng xử liên văn hóa với người đến từ các quốc gia khác nhau

      - Có kỹ năng tư duy phản biện, lý luận và đánh giá các vấn đề trong quan hệ quốc tế

      - Có kỹ năng nghiên cứu cơ bản các vấn đề trong quan hệ quốc tế hoặc văn hóa - văn học

      Cơ hội nghề nghiệp

      Những người tốt nghiệp cử nhân ngành Quốc tế học có khả năng công tác trên lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy tại các trường THPT và cao đẳng nếu tích lũy đủ tín chỉ vè chuyên ngành sư phạm tiếng anh và phục vụ trong các ngành liên quan đến quốc tế và quan hệ đối ngoại. Cụ thể, họ có thể đảm nhận công tác về quan hệ quốc tế tại các trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, cơ quan đối ngoại, cơ quan thông tấn, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước hoặc ngoài nước. Họ cũng có thể làm công tác biên - phiên dịch nếu tích lũy đủ các học phần liên quan.

      - Có khả năng tự tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc nâng cao trình độ để đảm nhận những chức vụ trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý quan hệ quốc tế.

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu chung

      Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế được thành lập ngày 13 tháng 07 năm 2004 theo Quyết định số 126/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập các khoa, bộ môn ngoại ngữ từ các trường thành viên thuộc Đại học Huế. Khi mới thành lập trụ sở của Trường được tạm thời đặt tại 27 Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Đầu tháng 8/2007, Trường chuyển về khu quy hoạch - Làng Đại học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Cựu, thành phố Huế.

      Trường đại học Ngoại ngữ đại học Huế (Nguồn: Trường đại học Ngoại ngữ đại học Huế)Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế

      Giới thiệu về Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (Nguồn: YouTube)

      Mục tiêu

      Các ngành đào tạo ở bậc đại học của Trường cung cấp cho người học những kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, văn hoá - văn học nước ngoài; rèn luyện và phát huy năng lực ngôn ngữ đạt chuẩn C1 Châu Âu. Sau khi ra trường, người học đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: giảng dạy ngoại ngữ ở các bậc học, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá nước ngoài, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng, ngoại giao, thương mại ...

      Vai trò

      Là một trong những đơn vị đào tạo có uy tín dẫn đầu về hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm với nhiều sinh viên liên tục đạt được giải nhất, nhì quốc gia và khu vực trong các cuộc thi Olympic tiếng Nga, hùng biện tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Pháp... ,Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là Trung tâm ngoại ngữ khu vực thực hiện đề án Quốc gia “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi và cấp các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu.

      truong-dai-hoc-ngoai-ngu-dai-hoc-hue-5

      Khuôn viên hoành tráng của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

      Đội ngũ cán bộ

      Đến nay, Trường có hơn 300 cán bộ, giảng viên cơ hữu, trong đó có 4 PGS, 37 tiến sĩ, 158 thạc sĩ và 35 giảng viên chính. Nhà trường còn đón nhận nhiều giảng viên người nước ngoài đến giảng dạy theo chương trình tình nguyện hoặc trao đổi giáo viên với các đối tác đại học nước ngoài, đem đến những giờ học tiếng chất lượng cao.

      Trường đã và đang tiếp nhận nhiều giảng viên người nước ngoài từ Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nhật, Hàn Quốc... đến giảng dạy và nghiên cứu tại Trường; cũng như tiếp nhận sinh viên từ các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... đến học tập và thực tập; làm cho bầu không khí học thuật của Trường mang đậm tính quốc tế.

      truong-dai-hoc-ngoai-ngu-dai-hoc-hue-3

      Một số giảng viên của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

      Cơ sở vật chất

      Khuôn viên của Trường có 6.6 ha. Trong đó khu nhà Hiệu bộ 3 tầng và 3 giảng đường có hệ thống thang máy với 75 phòng học, các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại đa chức năng. Thư viện của Trường có hơn 16 ngàn đầu sách và nhiều tài liệu tham khảo ở dạng điện tử. Dự án ngoại ngữ Quốc gia 2020 trang bị hơn 2500 đầu sách có giá trị từ các nhà xuất bản hàng đầu trên thế giới.

      truong-dai-hoc-ngoai-ngu-dai-hoc-hue-2

      Chương trình chào Xuân 2016 tại trường

      Hợp tác quốc tế

      Định hướng phát triển của trường chú trọng vào công tác phát triển hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, qua đó làm đòn bẩy để phát triển công tác đào tạo và các mảng công tác khác. Trên cơ sở phát huy những mối quan hệ truyền thống từ Hoa Kỳ, Úc, Niu Di-lân, Châu Âu, Nhà trường còn tích cực tìm hướng hợp tác mới với các đối tác chiến lược và tiềm năng ở châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... trên các lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học, bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Bằng nhiều nguồn khác nhau.

      truong-dai-hoc-ngoai-ngu-dai-hoc-hue-1

      Lễ thành lập và ra mắt Tạp chí văn hóa và ngôn ngữ

      Thành tựu

      - Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước: Năm 2014

      - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2009, 2015, 2016.

      - Cờ thi đua của Bộ giáo dục và Đào tạo: Năm 2013.

      - Danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc” được Bộ giáo dục và Đào tạo công nhận: năm học 2006 - 2007, 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015.

      - Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế: Năm 2007, 2009, 2010, 2012, 2013, 2014.

      Đảng bộ Nhà trường luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, các tổ chức chính trị, xã hội của Trường còn nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Công đoàn ngành Giáo dục, Trung ương Hội Sinh viên, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế…

      Nguồn: Đại học Ngoại ngữ đại học Huế

      Địa điểm