Học viện Phụ nữ Việt Nam | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Học viện Phụ nữ Việt Nam

      Học viện Phụ nữ Việt Nam
      Học viện Phụ nữ Việt Nam
      2 hình 3 video
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      5 ngành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      3.5 năm
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm

      Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ (chưa bao gồm giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng)

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy đinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo định hướng thực tiễn, gắn với doanh nghiệp, doanh nhân đang kinh doanh trên thị trường.

      Điểm đặc biệt của chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Học viện Phụ nữ Việt Nam là sinh viên được đào tạo theo mô hình mới, đề cao tính thực tiễn, khiến thức lý thuyết được áp dụng thực tế tại “Câu lạc bộ Vườn ươm doanh nhân VWA”, nơi các em sinh viên được thực hành, được nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp theo các chuyên ngành các em đã lựa chọn.

      Chuẩn đầu ra: nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể làm việc tại các vị trí sau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện; quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,…

      Truyền thông đa phương tiện

      Truyền thông đa phương tiện
      3.5 năm
      Truyền thông đa phương tiện
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: từ 3.5 đến 6 năm

      Đối tượng tuyển sinh: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

      Mục tiêu đào tạo

      Với mục tiêu đào tạo gắn liền với thực tế để sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc được không chỉ cho các cơ quan, công ty về báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng, mà còn có thể tự thiết kế những sản phẩm đa phương tiện phục vụ cho việc kinh doanh của chính bản thân, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã có sự chuẩn bị đầy đủ từ cơ sở vật chất, hệ thống phòng thực hành, tài liệu học tập cho tới đội ngũ giảng viên.

      Trong chương trình học, các môn học được thiết kế để sinh viên có thể vận dụng sức sáng tạo, kỹ năng lên ý tưởng và chuyên môn của bản thân, tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng, thiết kế thương hiệu… để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

      Chuẩn đầu ra: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, giáo dục kinh doanh với các công việc như: nhà nghiên cứu truyền thông, biên tập viên, phóng viên, giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, biên tập viên truyền hình, chuyên viên truyền thông tổng hợp, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên quản trị web, chuyên viên quản lý sự kiện, chuyên viên mạng xã hội, chuyên viên quan hệ công chúng,…

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Công tác xã hội

      Công tác Xã hội
      4 năm
      Công tác Xã hội
      4 năm

      Luật

      Luật
      4 năm
      Luật
      4 năm

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Lịch sử phát triển và hình thành

      Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập ngày 18 tháng 10 năm 2012 theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ. là thành quả kế thừa sự phát triển hơn 50 năm của Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương.

      Kế thừa sự phát triển hơn 50 năm của Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương; Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, cán bộ nữ cho hệ thống chính trị; tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (đại học, sau đại học), có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội; Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ...

      Ngày 27 tháng 3 năm 2013, Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành Quyết định cho phép Học viện phụ nữ Việt Nam đào tạo các ngành có trình độ Đại học, chủ yếu là ngành Công tác xã hội và Quản trị kinh doanh kể từ năm 2013.

      55 năm Học viện Phụ nữ Việt Nam

      Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

      Học viện Phụ nữ Việt Nam có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ nữ, cán bộ làm công tác phụ nữ và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, học viện chủ trương thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam về các chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

      Học viện Phụ nữ Việt Nam phấn đấu để được công nhận là một cơ sở giáo dục đại học “định hướng ứng dụng” và đạt được các tiêu chuẩn quốc gia quy định đối với cơ sở giáo dục đại học. Cụ thể, một số ngành đạt đẳng cấp khu vực ASEAN về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trở thành một trung tâm có uy tín ở Việt Nam trong việc bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ nữ, cán bộ làm công tác phụ nữ trong hệ thống chính trị.

      Giá trị cốt lõi: Đoàn kết, Tận tụy, Sáng tạo, Chất lượng.

      Học viện Phụ nữ Việt Nam là thành quả kế thừa sự phát triển hơn 50 năm của Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương (Nguồn: HVPNVN)

      Học viện Phụ nữ Việt Nam là thành quả kế thừa sự phát triển hơn 50 năm của Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương (Nguồn: HVPNVN)

      Mục tiêu phát triển

      Chương trình đào tạo Đại học và sau Đại học

      Học viên chuyên tâm đào tạo trình độ Đại học, sau Đại học cho khoảng 3500 sinh viên ở 6 chuyên ngành khác nhau. Đặc biệt, trường chú trọng đào tạo những ngành học phục vụ mục tiêu bình đẳng giới và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trường đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra tương đương với các cơ sở đào tạo uy tín khác trong nước.

      Bồi dưỡng cán bộ đào tạo

      Học viện không ngừng cố gắng trở thành trung tâm đào tạo uy tín cho hơn 2000 lượt cán bộ Hội, cán bộ nữ, cán bộ làm công tác phụ nữ hàng năm, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng quản lý lãnh đạo, nhận thức và trách nhiệm về bình đẳng giới.

      Nghiên cứu hoạt động khoa học, công nghệ

      Trường mong muốn trở thành một cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học về những vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới có uy tín, để từ đó trở thành cơ quan tham mưu chính về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách về bình đẳng giới tại Việt Nam.

      Hợp tác quốc tế

      Học viên không ngừng thúc đẩy sự phát triển và hợp tác với ít nhất 10 cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học từ các nước phát triển, trong đó có ít nhất 1 chương trình liên kết đào tạo chất lượng cao.

      Mô hình tổ chức và tự chủ tài chính

      Học viên hướng đến mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả nhằm khai thác tối ưu nguồn nhân lực, đảm bảo trường có thể tự chủ ít nhất 50% nhu cầu về tài chính.

      Tầm nhìn năm 2030

      Công tác nghiên cứu khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam

      Nguồn: Học viện Phụ nữ Việt Nam

      Địa điểm