Trường Đại học Phú Yên | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Phú Yên

      Trường Đại học Phú Yên
      Trường Đại học Phú Yên
      2 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      15 ngành

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      Công nghệ thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức để đảm nhận vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, thăng tiến đến vị trí lãnh đạo, khả hành nghiên cứu hoặc tiếp tục học cao hơn trong lĩnh vực này. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

      • Đào tạo kỹ sư CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu và các giải pháp về sản phẩm CNTT đương đại;
      • Trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản về cơ sở lý thuyết, toán và khoa học được sử dụng trong lĩnh vực CNTT cho sinh viên;
      • Tạo khả năng giải thích và vận dụng kiến thức nền tảng, các giải pháp và sản phẩm CNTT thích hợp đáp ứng nhu cầu của một tổ chức hay cá nhân;

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về kiến trúc của máy tính, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
      • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp.
      • Kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
      • Kiến thức về Công nghệ phần mềm nhằm giúp cho người học nắm được qui trình xây dựng phần mềm trong công nghiệp công nghệ thông tin.
      • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
      • Kiến thức về lập trình tích hợp và kỹ thuật lập trình tích hợp.
      • Kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một tổ chức hay cá nhân.

      Về kỹ năng

      • Vận dụng kiến thức toán học và các khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
      • Sử dụng máy vi tính phục vụ cho học tập, cho công việc, cũng như cuộc sống hằng ngày; có khả năng xây dựng chương trình ứng dụng tin học căn bản.
      • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án và thuyết trình.
      • Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhà tư vấn, giám sát, nhà lãnh đạo lĩnh vực công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân.
      • Lập trình viên, kỹ thuật viên, quản trị viên hệ thống công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân.
      • Cán bộ nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các viện nghiên cứu hay các trường đại học.
      • Giảng viên giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông.

      Giáo dục Tiểu học

      Giáo dục Tiểu học
      4 năm
      Giáo dục Tiểu học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, có đủ năng lực dạy tiểu học, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức của người giáo viên tiểu học: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung sách giáo khoa ở bậc tiểu học, có kiến thức để dạy tốt tất cả các môn học, các khối lớp ở bậc tiểu học.
      • Có phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu về phương pháp dạy học ở bậc tiểu học: có phương pháp để giảng dạy chương trình tiểu học theo quan điểm tiếp cận với năng lực học sinh, có phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc tiểu học theo yêu cầu đổi mới theo cách đánh giá học sinh tiểu học của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học nhằm vận dụng các phương pháp này vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, giảng dạy, đánh giá trong dạy học tiểu học, kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn của người giáo viên tiểu học;
      • Có kỹ năng vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học vào tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục học sinh tiểu học (gồm cả dạy học cho đối tượng đặc biệt như: dạy cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập);
      • Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm, xử lí các tình huống sư phạm thân thiện, công bằng, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học, có kỹ năng ứng xử với gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên tại các trường tiểu học;
      • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học và một số lĩnh vực khác.

      Sư phạm Tiếng Anh

      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm
      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành Tiếng Anh có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh tiểu học;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo,…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh tiểu học;
      • Nắm vững kiến thức ngôn ngữ học thiết yếu về tiếng Anh ở cấp độ dẫn luận để đảm bảo tính thực tế, khoa học, tính hệ thống và sư phạm trong dạy học;
      • Nắm vững kiến thức đại cương về khoa học ngôn ngữ làm nền tảng cho công tác phát triển chuyên môn, nghiên cứu và giảng dạy.

      Về kỹ năng

      • Đạt trình độ tiếng Anh 4/6 và tiếng Pháp 2/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Bậc 6 tại Việt Nam.
      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Giáo viên giảng dạy tại các trường tiểu học, cơ sở giáo dục tiểu học;

      Làm việc tại các cơ sở bồi dưỡng học tập hoặc hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

      Giáo dục Mầm non

      Giáo dục mầm non
      4 năm
      Giáo dục mầm non
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, có đủ năng lực dạy mầm non, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức của người giáo viên mầm non: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non, có kiến thức để dạy tốt tất cả các lĩnh vực phát triển, các khối lớp ở bậc mầm non.
      • Có phương pháp giáo dục đáp ứng được yêu cầu về phương pháp giáo dục ở bậc mầm non: có phương pháp để giảng dạy chương trình mầm non theo quan điểm tích hợp, có phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ theo yêu cầu đổi mới cách đánh giá sự phát triển ở trẻ mầm non của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non nhằm vận dụng vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, chăm sóc, đánh giá sự phát triển của trẻ, đánh giá việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong dạy học mầm non; kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn của người giáo viên mầm non;
      • Có kỹ năng vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học và những thành tựu khoa học giáo dục mầm non mới vào tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non (gồm cả chăm sóc, giáo dục cho đối tượng đặc biệt như: trẻ là người dân tộc thiểu số, trẻ có khả năng đặc biệt, trẻ khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập);
      • Có kỹ năng vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm lý lứa tuổi vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của đồng nghiệp;
      • Có kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, nhóm trẻ; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục trẻ cá biệt;
      • Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm với trẻ, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên tại các trường mầm non;
      • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục mầm non và một số lĩnh vực khác.

      Sư phạm Toán học

      Sư phạm Toán học
      4 năm
      Sư phạm Toán học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Toán học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo,… đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh.

      Về kỹ năng

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Sư phạm Sinh học

      Sư phạm Sinh học
      4 năm
      Sư phạm Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên chuyên ngành Sinh học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày;

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra của sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về Sinh học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành thuộc Sinh học để vận dụng trong nghiên cứu khoa học, để học tiếp theo những hướng khác nhau hoặc có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.
      • Hiểu biết các tư tưởng quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học Sinh học trong trường phổ thông và mối liên hệ kiến thức môn Sinh học sẽ dạy với các môn khoa học khác nhằm đảm bảo tính liên môn trong dạy học.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về cách thức sử dụng và bảo quản, bảo trì trang thiết bị dụng cụ thí nghiệm, cách thức vận hành máy móc và cách pha chế hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm.

      Về kỹ năng

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Sư phạm Tin học

      Sư phạm Tin học
      4 năm
      Sư phạm Tin học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân khoa học ngành sư phạm Tin học có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức và sức khỏe tốt đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục;

      Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; có khả năng tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ cũng như học lên trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về các hệ thống máy tính: Kỹ thuật điện tử, Điện tử số, Kiến trúc máy tính, Nguyên lý hệ điều hành, Mạng máy tính;
      • Có kiến thức cơ bản về Tin học ứng dụng.
      • Vận dụng phương pháp kiểm tra đánh giá môn tin học theo hướng phát triển của học sinh bậc tiểu học.
      • Có các kiến thức cơ bản về lý luận dạy học, phương pháp dạy học, nghiệp vụ sư phạm, các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở trường tiểu học.

      Về kỹ năng

      • Thực hiện quản lý thời gian, làm việc nhóm trong dạy học và nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học cho học sinh tiểu học;
      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm công tác giảng dạy môn Tin học ở trường tiểu học, các cơ sở giáo dục.
      • Làm công tác chuyên môn về Tin học tại các cơ sở quản lý giáo dục.
      • Thực hiện công việc nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.
      • Làm việc trong các doanh nghiệp về Công nghệ thông tin

      Sư phạm Ngữ văn

      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm
      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn có trình độ đại học. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các tổ chức xã hội,...) hoặc tiếp tục được đào tạo Sau đại học để giảng dạy ở các trường đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên​​​​​​

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức liên ngành cơ bản về lịch sử, giáo dục công dân, văn hóa xã hội, văn hoá địa phương,… và vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành Ngữ văn và vận dụng được vào giảng dạy, nghiên cứu môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục nói chung, phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng, kiến thức về khoa học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện 100 của học sinh ở trường trung học phổ thông,… và vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong trường trung học phổ thông.
      • Đạt trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Có kĩ năng sư phạm nền tảng của người giáo viên ở trường trung học phổ thông: tìm hiểu người học, môi trường giáo dục; chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh; thiết kế, tổ chức dạy học; kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; phát triển chương trình; có kĩ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục; tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,...
      • Có kĩ năng đặc thù của người giáo viên Ngữ văn: biết vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường; nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ và văn học gắn liền với công việc dạy học Ngữ văn.

      Kỹ năng mềm

      • Có kĩ năng giao tiếp: biết lập luận, diễn thuyết, tạo lập văn bản để thể hiện ý tưởng của cá nhân.
      • Có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, sáng tạo, cập nhật kiến thức thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
      • Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành Ngữ văn ở mức độ phù hợp.
      • Có kĩ năng phát triển nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên giảng dạy Ngữ văn tại các trường THPT.
      • Giáo viên dạy Ngữ văn ở các trường THCS, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, TTGD thường xuyên.
      • Giáo viên dạy tiếng Việt, văn hóa cho người nước ngoài. Giảng viên ở các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và tâm lý, giáo dục (sau khi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ).
      • Chuyên viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và nhân văn, tâm lí, giáo dục; các cơ quan, các tổ chức chính trị – xã hội.

      Sư phạm Lịch sử

      Sư phạm Lịch sử
      4 năm
      Sư phạm Lịch sử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành lịch sử có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo,… đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức chuyên ngành Lịch sử đã học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Sử học thế giới và Sử học Việt Nam, tiến trình lịch sử dân tộc và nhân loại trong học tập, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
      • Lựa chọn, vận dụng được dụng các quan điểm dạy học, các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học Lịch sử một cách hiệu quả nhất.
      • Kết hợp tốt hoạt động dạy học Lịch sử và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu lịch sử tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể các công việc khác thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.

      Ngôn ngữ anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh có thể thích ứng làm việc tại các đơn vị, cơ quan, dự án của nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu), du lịch, dịch vụ, truyền thông, báo chí, dịch thuật, biên tập, viện bảo tàng, thư viện, và hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, nếu trang bị thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng giảng dạy tiếng Anh và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh như trường trung học và đại học, trung tâm ngoại ngữ và các trường quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng kiến thức phù hợp về hệ thống ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt trong công việc biên phiên dịch;
      • Phân tích được ngôn ngữ Tiếng Anh trong công việc biên phiên dịch phù hợp với hoàn cảnh và lĩnh vực cụ thể;
      • Áp dụng được kiến thức về kỹ thuật biên phiên dịch Anh – Việt, Việt – Anh trong môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

      Về kỹ năng

      • Đại trình đồ Tiếng Anh bậc 5/6 và Tiếng Pháp bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc tại Việt Nam.
      • Có kỹ năng chuyên môn đảm nhận được công việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp như biên tập, báo chí, ngoại vụ, hành chính sự nghiệp, du lịch, thư viện, dịch thuật, kinh doanh, và xuất nhập khẩu.
      • Kỹ năng giao tiếp xã hội tốt, linh hoạt và năng động trong môi trường làm việc, có khả năng tự giải quyết vấn đề một các hợp lý.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm hướng dẫn viên du lịch, Dịch thuật tiếng Anh, thư tín văn phòng, tiếp tân khách sạn,... cho các công ty, khách sạn và các dự án.
      • Làm các công tác đối ngoại, văn thư cho các cơ quan ngoại vụ (Sở Ngoại vụ, các phòng Đối ngoại,...) các tỉnh, thành; các đơn vị, cơ quan nhà nước và tư nhân thuộc các lĩnh vực đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu) trong và ngoài nước.
      • Tham gia giảng dạy tiếng Anh ở các trường cao đẳng, đại học và các trung tâm ngoại ngữ (nếu có thêm chứng chỉ Sư phạm).

      Việt Nam học

      Việt Nam học
      4 năm
      Việt Nam học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Việt Nam học có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học, có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về Việt Nam học.
      • Có kiến thức vững chắc, toàn diện, hệ thống, hiện đại và thiết thực về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
      • Có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt là tiếng Anh du lịch, đáp ứng yêu cầu ở các vị trí làm việc trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch quốc tế, có văn hóa giao tiếp tiếng Anh với khách du lịch.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về quản lý văn hoá, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ báo chí, phương pháp nghiên cứu văn hoá để có thể nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Việt Nam học cũng như làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn.
      • Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành Việt Nam học
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và nghiên cứu.
      • Có khả năng giao tiếp và thuyết phục công chúng, có năng lực làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình.
      • Có kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh, phức tạp khi đang thực hiện chương trình du lịch, văn hóa.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, văn hóa và du lịch.
      • Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, khách sạn, dịch vụ du lịch khác,...
      • Làm hướng dẫn viên du lịch.

      Vật lý học

      Vật lý học
      4 năm
      Vật lý học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về vật lý, toán, điện tử-tin học,... và các kiến thức chuyên ngành; kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức đầy đủ, chuyên sâu về vật lý đại cương và những kiến thức cơ bản về toán học, vật lý lý thuyết, vật lý ứng dụng.
      • Có những kiến thức về lý luận dạy học vật lý, về chương trình vật lý phổ thông và về các quan điểm dạy học hiện đại.
      • Có các kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức và tổ chức các hoạt động.
      • Có những hiểu biết cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng thực hành thí nghiệm vật lý, giải thích các hiện tượng vật lý và những ứng dụng của vật lý vào đời sống.
      • Có khả năng dạy học vật lý, giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh phổ thông.
      • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vật lý.
      • Có thể sử dụng tiếng Anh để đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cũng như giao tiếp thông thường.
      • Có khả năng hợp tác chuyên môn với đồng nghiệp và làm việc nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và THPT, làm việc tại các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, sản xuất-kinh doanh, các tập đoàn kinh tế manh, các công ty có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài có liên quan đến điện tử, tin học, viễn thông,... hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

      Sinh học

      Sinh học
      4 năm
      Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Có kiến thức cơ sở và chuyên sâu của chuyên ngành Sinh học, có khả năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học về sinh học; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Trang bị cho người học các kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực sinh học; có khả năng truy cập các tài liệu trên mạng và đọc hiểu các sách báo chuyên ngành bằng tiếng Anh; có khả năng tự cập nhật các kiến thức chuyên ngành, tự nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong nông nghiệp, thủy sản, y học, dược liệu học
      • Sinh viên tốt nghiệp có thể vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho các nhà máy, công ty, xí nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sinh học và sinh học ứng dụng như các ngành nông nghiệp, thủy sản, môi trường, y học, dược liệu học và thực phẩm; có khả năng tham gia giảng dạy các môn trong chuyên ngành Sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, trung học phổ thông.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Sinh hóa, Vi sinh học và Virut học đại cương, Di truyền học, Phương pháp phân tích vi sinh vật, kiến thức về Thống kê sinh học,...
      • Kiến thức cơ bản về thực hiện nghiên cứu khoa học;
      • Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành;
      • Kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành chuyên môn.
      • Các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thuộc các chuyên ngành của Công nghệ sinh học: Công nghệ di truyền, Bộ gen và ứng dụng, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học,...
      • Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, và CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học
      • Tư vấn kỹ thuật, đầu tư và thiết kế.
      • Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
      • Tham gia quản lý chuyên môn
      • Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực đã được học.
      • Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo về công nghệ sinh học cho các cấp học từ đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
      • Có năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong các viện, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ sinh học, và lĩnh vực có liên quan.

      Kỹ năng mềm

      • Có năng lực xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
      • Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
      • Có năng lực giao tiếp và quan hệ công chúng: sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.
      • Có khả năng giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.
      • Nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng, hoặc Viện/trung tâm nghiên cứu.
      • Chuyên viên tại các sở như Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp & PTNN, Sở Tài nguyên Môi trường.
      • Nhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm (QC&QA), nhân viên sản xuất tại các công ty thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,...
      • Nhân viên hỗ trợ, tư vấn tại các công ty; nhân viên ứng dụng sản phẩm.
      • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các công ty, trung tâm đo lường, kiểm chuẩn,...
      • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm ở các khâu như xét nghiệm di truyền-sinh học phân tử, xét nghiệm vi sinh – sinh hóa, hỗ trợ sinh sản, tế bào gốc,…
      • Khởi nghiệp: tự lập trang trại, công ty liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như trại nấm, giống cây trồng, trồng rau sạch, trồng rau tự động,...

      Văn học

      Văn học
      4 năm
      Văn học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Văn học đào tạo cử nhân có trình độ đại học với những phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sau đây:

      • Có khả năng chuyên môn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ và văn học.
      • Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước.
      • Có cơ hội học lên các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn học ở các chuyên ngành phù hợp như Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học,…

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức tạo nền tảng để sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu sau này ở lĩnh vực văn học và ngữ học như: kiến thức về nguyên lý, tác phẩm văn học và tiến trình văn học, kiến thức và kỹ năng vận dụng chữ Hán và chữ Nôm, kiến thức ngữ âm, từ vựng cú pháp,... tiếng Việt để khảo sát tác phẩm văn học Việt Nam;
      • Kiến thức về làm văn, ngôn ngữ báo chí, về kỹ thuật nhiếp ảnh, quay phim video để phục vụ nhu cầu của sinh viên có định hướng nghề nghiệp báo chí.
      • Kiến thức chuyên sâu về bộ phận văn học dân gian và văn học viết Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, một số nền văn học lớn, tiêu biểu thuộc văn học châu Âu, châu Á, châu Mỹ như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước thuộc khối châu Mỹ La Tinh;
      • Kiến thức về tiếp nhận văn học, thi pháp học, ngôn ngữ văn chương, các thể thơ, phương pháp nghiên cứu văn học;
      • Kiến thức sâu về phong cách học tiếng Việt, các lý thuyết tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại như ngữ pháp chức năng, ngữ pháp văn bản,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề văn học.
      • Giảng dạy văn học ở bậc THPT, đại học,...
      • Viết báo, biên tập văn bản cho các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản,...
      • Soạn thảo văn bản, quản lý văn phòng ở cơ quan văn hóa, kinh tế,...
      • Thực hiện công tác quản lý chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy; có kỹ năng thu thập thông tin qua liên hệ, giao tiếp, tìm hiểu thực tế; phân tích và xử lý thông tin theo định hướng nghiên cứu, giảng dạy,...

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng thuyết trình, nói trước công chúng.
      • Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội và giải quyết hiệu quả vấn đề.
      • Có kỹ năng làm việc hợp tác, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
      • Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Ngoại ngữ: giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
      • Tin học: sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nghiên cứu văn học tại các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
      • Giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc trung học, cao đẳng, đại học.
      • Làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cho các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình,...
      • Làm công tác văn phòng ở các cơ quan văn hoá như: sở văn hóa và thông tin, thư viện, bảo tàng, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan hành chính sự nghiệp,...

      Hóa học

      Hóa học
      4 năm
      Hóa học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các quy định khác theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Hóa học đào tạo cử nhân Hóa học:

      • Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, có tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức kỷ luật tốt, tác phong sinh hoạt văn minh, có ý thức rèn luyện sức khỏe.
      • Có kiến thức nền tảng cả về lý thuyết và thực hành hóa học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích nghi với sự phát triển của xã hội.
      • Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực để làm việc trong các cơ quan, tổ chức, công ty liên quan đến hóa học như: quản lý chất lượng sản phẩm; phân tích chất lượng sản phẩm; sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược phẩm; cung ứng và phân phối các thiết bị hóa học; đồng thời đủ năng lực giảng dạy môn hóa học trung học phổ thông nếu bổ sung thêm các kiến thức về khoa học giáo dục.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ sở ngành: hóa đại cương, hóa lý, hóa vô cơ, hóa lượng tử, hóa sinh, hóa hữu cơ, hóa phân tích.
      • Kiến thức về sử dụng các thiết bị hiện đại như MS, GC-MS, HPLC, RMN, UV-VIS, IR,... để tiến hành phân tích hóa học trong các lĩnh vực khác nhau như : thực phẩm, dược phẩm, môi trường,...
      • Kiến thức về viết đề cương và tổ chức thực nghiệm nghiên cứu hóa học, biết xử lý và đánh giá kết quả nghiên cứu.
      • Sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng trong hóa học để xử lý số liệu hoặc xây dựng mô hình thí nghiệm.
      • Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành có thể đọc được các tài liệu chuyên môn tiếng nước ngoài.
      • Kiến thức về tác động của hóa học đối với môi trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Hiểu được tầm quan trọng của hóa học trong sự phát triển của đất nước.
      • Sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại để tiến hành phân tích hóa học.
      • Đề xuất và xây dựng các mô hình nghiên cứu hóa học góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn gặp phải có liên quan đến hóa học.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, khả năng tự học.
      • Trình bày hay thuyết trình được một nội dung khoa học hay xã hội trước tập thể thông qua các phương tiện hỗ trợ của công nghệ thông tin.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc, hiểu truy cập và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ nghiên cứu trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu, cơ sở có ứng dụng Hóa học.
      • Kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên trong các trung tâm phân tích, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
      • Nghiên cứu viên, kiểm nghiệm viên trong các Sở Khoa học và Công nghệ, sở Môi trường và Tài nguyên, các Công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất và chế biến thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thuốc thủy sản, phẩm nhuộm, giày da,…
      • Nhân viên kinh doanh hóa chất và thiết bị hóa học trong các Công ty mua bán và kinh doanh hóa chất và thiết bị hóa học.
      • Giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn Hóa học trong các trường đại học, trường cao đẳng, trung học phổ thông (cần tích lũy thêm các học phần nghiệp vụ sư phạm).

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Trường Đại học Phú Yên 40 năm hình thành và phát triển. Một giai đoạn mới đang được bắt đầu. Chất lượng giảng dạy và uy tính của trường đang từng bước hoàn thiện góp phần kết nối nhà trường và mọi người.

      Hệ thống ngành đào tạo của Trường Đại học Phú Yên chủ yếu thuộc các nhóm ngành: Sư phạm, Kỹ thuật – Công nghệ, Nông nghiệp, Kinh tế, Khoa học Xã hội – Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Ngoại ngữ.

      Đại học Phú Yên

      Đại học Phú Yên

      Giới thiệu về trường Đại học Phú Yên

      Đại học Phú Yên (tiếng Anh: Phu Yen University) là một trường đại học địa phương, đào tạo đa ngành, đa cấp, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên và góp phần phát triển nguồn nhân lực của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

      Trường được thành lập vào tháng 1 năm 2007 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sát nhập, nâng cấp hai trường: Cao đẳng Sư phạm Phú Yên và Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Phú Yên. Đại học Phú Yên trực thuộc UBND tỉnh Phú Yên và chịu sự quản lý nhà nước về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Giới thiệu về trường Đại học Phú Yên

      Sứ mạng

      Trường Đại học Phú Yên là một trường đại học địa phương đào tạo đa ngành, đa cấp đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Yên và góp phần phát triển nguồn nhân lực của Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

      Tầm nhìn

      Đến năm 2020, trường Đại học Phú Yên là một trường đại học có uy tính, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc top đầu của khu vực Trung Bô.

      Đội ngũ giảng viên

      Trong 10 năm (2007–2017), đội ngũ cán bộ giảng viên trường Đại học Phú Yên đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng tổng số cán bộ giảng viên toàn trường lên 254 người (giảng viên 162; nhân viên 92).

      Nhiều cán bộ, viên chức của trường đã được rèn luyện, trưởng thành trong quá trình xây dựng nhà trường, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng và là lực lượng đảm bảo giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

      Trường Đại học Phú Yên đang triển khai chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng nhu cầu đào tạo đa ngành, đa cấp: đến năm 2020 có 60% thạc sĩ, 35% tiến sĩ trong tổng số giảng viên tương ứng với quy mô đào tạo khoảng 12.500 sinh viên, học sinh vào năm 2020.

      Cơ sở vật chất

      Trường Đại học Phú Yên có tổng diện tích 30 ha. Chủ yếu đã xây dựng trên diện tích cơ sở 1 đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 5.000 SVHS.

      Tổng diện tích sàn 11.250 m2; trong đó, nhà học: 2.417 m2, thư viện: 1.236 m2, giảng đường (200 chỗ): 298 m2, nhà học đặc thù: 981 m2, nhà tập đa chức năng: 940 m2, ký túc xá (800 chỗ): 2.668 m2, nhà ăn: 1.038 m2, 2 phòng thí nghiệm vật lý: 145 m2, 2 phòng thí nghiệm hoá: 145 m2, 2 phòng thí nghiệm sinh học: 145 m2, 3 phòng thực hành nhạc: 184 m2, 4 phòng thực hành vi tính: 245 m2, 1 phòng LAB: 49 m2. Cơ sở vật chất của trường

      Cơ sở vật chất của trường

      Nguồn: Đại học Phú Yên

      Địa điểm