Trường Đại học Thành Đô | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Thành Đô

      Trường Đại học Thành Đô
      Trường Đại học Thành Đô
      Trường Đại học Thành Đô
      Trường Đại học Thành Đô
      4 hình 3 video
      3.3
      Bình thường
      2 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      11 ngành

      Quản lý Tài nguyên và Môi trường

      Quản lý tài nguyên và môi trường
      4 năm
      Quản lý tài nguyên và môi trường
      4 năm

      Thời gian đào tạo: từ 3 đến 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành khoa học cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý các loại tài nguyên và quản lý môi trường.

      Bên cạnh khối kiến thức nền tảng, ngành quản lý tài nguyên và môi trường còn cung cấp khối kiến thức chuyên sâu về khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên; phân tích, xử lý môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường; ứng dụng công nghệ GIS – Viễn thám, GPS – Trắc địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường; ứng dụng các phần mềm đồ họa trong thiết kế các hệ thống xử lý môi trường (nước thải, khí thải, rác thải).

      Với nội dung kiến thức đó, sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư quản lý tài nguyên và môi trường có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, cải tiến hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức các văn bản luật pháp, các công cụ kinh tế, các mô hình và công cụ kỹ thuật trong quản lý tài nguyên và môi trường.
      • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy hệ thống để hỗ trợ giải quyết công việc chuyên môn.
      • Kiến thức cơ bản về các loại Tài nguyên đất, nước, sinh vật, năng lượng, khoáng sản,...
      • Kiến thức khoa học cơ bản về Môi trường đất, nước, không khí,...
      • Có kiến thức về động thái, sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường đất, nước, không khí.
      • Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.
      • Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên, đề xuất biện pháp quản lý môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
      • Sử dụng thành thạo các mô hình và phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành;
      • Thực hiện thành thạo các kỹ thuật quan trắc, đánh giá tác động môi trường;
      • Có khả năng lập, phân tích và viết các báo cáo nghiên cứu về quản lý tài nguyên và môi trường.

      Kỹ năng mềm

      • Vận dụng được kiến thức trong kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình;
      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
      • Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Chuẩn đầu cho sinh viên

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại: cơ quan Nhà nước, Viện, trường học, trung tâm đào tạo và nghiên cứu về công nghệ và quản lý môi trường; công ty tư nhân chuyên về tư vấn thiết kế, thi công công trình môi trường; trung tâm phân tích chuyển giao công nghệ môi trường; trung tâm phân tích quan trắc môi trường; các cơ quan kiểm định, các phòng thí nghiệm phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường;...

      Các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường, môi trường đô thị, kỹ thuật hạ tầng, cấp thoát nước, an toàn lao động, các công ty cấp thoát nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản, các nhà máy sản xuất có bộ phận xử lý môi trường, áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm định chất lượng môi trường,...

      Công nghệ kỹ thuật Ô tô

      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      4 năm

      Thời gian đào tạo: từ 3 đến 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thi sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Ô tô. Ngoài ra còn trang bị thêm những kiến thức về ngoại ngữ và tin học chuyên ngành, làm cơ sở cho quá trình tự học và phát triển toàn diện; có khả năng tổ chức, ứng dụng và triển khai Công nghệ Kỹ thuật Ô tô vào sản xuất công nghiệp và các ứng dụng khác.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết về lĩnh vực cơ khí: bao gồm vật liệu, đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC.
      • Có hiểu biết về các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng năng lượng tái tạo.
      • Các kiến thức về Công nghệ kỹ thuật Ô tô: lý thuyết động cơ, lý thuyết ô tô, hệ thống điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, quản lý dịch vụ ô tô, kinh doanh dịch vụ ô tô,…
      • Có kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống trên ô tô.
      • Các kiến thức về mô phỏng và tính toán: Autocad, Orcad, Matlab, Visual Basic, C++, Win CC, SCADA, SolidWorks.
      • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Ô tô cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
      • Khả năng khái quát được các tổ chức, hoạt động trong lĩnh vực ô tô. Tôn trọng văn hóa xã hội và văn hóa doanh nghiệp;
      • Hình thành ý tưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Thiết kế, tính toán, mô phỏng các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Triển khai các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Vận hành các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô.
      • Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành.
      • Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế.
      • Có kỹ năng viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
      • Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng ứng xử, giao tiếp, lập báo cáo, làm thuyết trình một cách bài bản, chuyên nghiệp và thuyết phục trong quá trình điều hành và quản lý sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế khác của nhà máy.
      • Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ sản xuất thông qua hoạt động thảo luận và sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại; trong quá trình sáng tạo, thi đua, nghiên cứu khoa học để nâng cao năng xuất và phát triển sản phẩm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:

      • Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ô tô.
      • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
      • Cán bộ kỹ thuật trong các phòng kỹ thuật của các công ty nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ khí Động lực và Công nghệ ô tô.
      • Tính toán, thiết kế, quản lý, vận hành hoặc trực tiếp làm việc trên các dây chuyền lắp ráp, các nhà xưởng kỹ thuật ô tô.
      • Kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng, sữa chữa; Kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật ô tô.
      • Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
      • Giảng dạy chuyên ngành Cơ khí ô tô.

      Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử

      Khoa học - Kỹ thuật
      3.5 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao nhờ được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu bao gồm kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, gắn kết với thực tập, thực hành, thí nghiệm chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hiện tại và tương lai, có khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Trang bị cho người học nền tảng vững chắc và phù hợp về toán học và các môn khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành kỹ thuật điện và các lĩnh vực khác có liên quan như điện tử, cơ khí, xây dựng,....

      Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành về kỹ thuật điện; áp dụng để trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, tổng hợp vấn đề; tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện; hệ thống điều khiển tự động vừa và nhỏ.

      Cung cấp kiến ​​thức về các vấn đề đương đại.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
      • Kỹ năng giao tiếp
      • Kỹ năng làm việc theo nhóm
      • Kỹ năng ngoại ngữ

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện (Kỹ thuật Điện - Điện tử) có thể làm việc ở các vị trí như:

      • Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,...
      • Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
      • Làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.

      Quản trị Khách sạn

      Kinh tế - Quản lý
      3.5 năm
      Kinh tế - Quản lý
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Khi học ngành Quản trị Khách sạn sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức về nhà hàng khách sạn như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, đặc biệt am hiểu về rượu và các loại thực phẩm phổ biến tại khách sạn. Hơn nữa bạn có hiểu biết sâu rộng về nhiều văn hóa khác nhau của nhiều vùng miền cũng như các quốc gia trên thế giới.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng các kiến thức chung về quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú;
      • Vận dụng kiến thức quản lý về nhân sự, tài chính, chiến lược, cơ sở vật chất, quy trình trong các bộ phận thuộc trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng
      • Có kiến thức và kỹ năng thực tế quản lí các bộ phận trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng;
      • Nắm vững kiến thức về phát triển du lịch bền vững, kiến thức văn hóa, địa lý, môi trường trong ngành du lịch;
      • Đánh giá được các ảnh hưởng của phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn về mặt xã hội – kinh tế, đảm bảo nguyên tắc tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế – xã hội nhưng vẫn giữ được sự trong sạch về môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
      • Hiểu biết chuyên sâu về ngành du lịch và dịch vụ, sự phát triển của ngành, cơ hội và thách thức của ngành cũng như vai trò và các yếu tố quan trọng trong ngành dịch vụ và hệ thống du lịch.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng vận dụng các kiến thức trong công tác quản lý kinh doanh khách sạn;
      • Có khả năng phân tích, phát hiện vấn đề trong kinh doanh khách sạn;
      • Có khả năng giao tiếp tốt và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và những nghiệp vụ thương mại cần thiết;
      • Có khả năng đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn về mặt xã hội-kinh tế, đảm bảo nguyên tắc tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế-xã hội nhưng vẫn giữ được sự trong sạch về môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững;
      • Làm chủ được máy móc, phần mềm văn phòng, phần mềm quản lí khách sạn.
      • Hình thành và phát triển các kỹ năng nghiên cứu độc lập trong ngành kinh doanh du lịch – dịch vụ;
      • Bước đầu có khả năng đề xuất các phương án quản trị nhằm giải quyết các vấn đề của kinh doanh khách sạn;
      • Có khả năng làm việc trong môi trường khách sạn – nhà hàng, khu nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, dưới sức ép công việc lớn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân ngành Quản trị Khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm tốt các công việc như:

      • Quản lý hoặc chuyên viên các bộ phận lễ tân tiền sảnh, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính – kế toán, kinh doanh doanh – tiếp thị, hành chính, nhân lực, marketing,… tại các resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch;
      • Cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước;
      • Giảng dạy nghiên cứu về nhà hàng khách sạn tại các trường đại học cao đẳng,…

      Quản trị Văn phòng

      Kinh tế - Quản lý
      4 năm
      Kinh tế - Quản lý
      4 năm

      Thời gian đào tạo: từ 3 đến 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Ngành Quản trị văn phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về quản trị văn phòng. Mục tiêu đào tạo Ngành Quản trị văn phòng hướng đến là:

      • Đào tạo sinh viên có đủ khả năng giúp lãnh đạo cơ quan quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ văn phòng tại các đơn vị, bộ phận văn phòng của cơ quan, tổ chức; (hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ).
      • Đào tạo sinh viên có khả năng thực hiện thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ văn phòng như: tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý; soạn thảo văn bản; tổ chức quản lý và giải quyết văn bản; lưu trữ hồ sơ, kỹ năng giao tiếp; phương pháp tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp các công việc khoa học, cải tiến lề lối làm việc trong văn phòng; phương pháp kiểm tra, đánh giá, điều hành,...
      • Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng: Sử dụng trang thiết bị văn phòng máy photo, máy in, fax, máy chiếu; kỹ năng bàn phím.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Sinh viên ngành Quản trị văn phòng được trang bị những kiến thức cốt lõi về:

      • Được trang bị những kiến thức về: quản trị học, quản trị nhân sự, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng soạn thảo văn bản;
      • Được trang bị những kiến thức cơ bản về : quản lý nhà nước và kinh tế xã hội, quản lý hành chính văn phòng, tổ chức đánh giá sử dụng văn bản, lập và quản lí các chương trình công tác của cơ quan và lãnh đạo, điều hành công sở, tổ chức các cuộc họp;
      • Tổ chức, giải quyết các văn bản đi, đến, quản lí sử dụng con dấu, tổ chức lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, hiểu biết và sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng trong công tác văn phòng.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng phân tích, giải quyết các vấn đề trong công tác văn phòng, quản trị văn phòng dựa trên nền tảng kiến thức đã được trang bị;
      • Có kỹ năng ứng dụng và sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng hiện đại, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, quản lí văn bản, soạn thảo văn bản và bảo mật thông tin;
      • Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn để nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường;
      • Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
      • Có kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước công chúng;
      • Có kỹ năng gia tiếp và làm việc theo nhóm;
      • Trình độ tiếng Anh tương đương B1 khung tham chiếu Châu âu;
      • Trình độ B tin học.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên học ngành Quản trị văn phòng khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Quản trị văn phòng và có thể làm việc như:

      • Thư ký tổng hợp, quản trị viên hành chính văn phòng, chuyên viên văn phòng, nhân viên văn thư – lưu trữ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp, trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý.
      • Cán bộ phụ trách, quản lý và điều hành các hoạt động văn phòng của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
      • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành: Quản trị văn phòng, Quản trị hành chính văn phòng, Quản trị hành chính công ở các cơ sở đào tạo.
      • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, cử nhân Quản trị văn phòng có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị văn phòng, Văn thư – lưu trữ.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      3.5 năm
      Công nghệ thông tin
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Mục tiêu đào tạo

      Cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức để đảm nhận vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, thăng tiến đến vị trí lãnh đạo, khả hành nghiên cứu hoặc tiếp tục học cao hơn trong lĩnh vực này. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

      • Đào tạo kỹ sư CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu và các giải pháp về sản phẩm CNTT đương đại;
      • Trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản về cơ sở lý thuyết, toán và khoa học được sử dụng trong lĩnh vực CNTT cho sinh viên;
      • Tạo khả năng giải thích và vận dụng kiến thức nền tảng, các giải pháp và sản phẩm CNTT thích hợp đáp ứng nhu cầu của một tổ chức hay cá nhân;
      • Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học có thể tiếp thu được những kiến thức cơ sơ ngành và chuyên ngành, cũng như khả năng nghiên cứu, học nâng cao trình độ.
      • Kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về kiến trúc của máy tính, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
      • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp.
      • Kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
      • Kiến thức về Công nghệ phần mềm nhằm giúp cho người học nắm được qui trình xây dựng phần mềm trong công nghiệp công nghệ thông tin.
      • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
      • Kiến thức về lập trình tích hợp và kỹ thuật lập trình tích hợp.
      • Kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một tổ chức hay cá nhân.
      • Kiến thức về nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin.
      • Kiến thức về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin đương đại.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Vận dụng kiến thức toán học và các khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
      • Sử dụng máy vi tính phục vụ cho học tập, cho công việc, cũng như cuộc sống hằng ngày; có khả năng xây dựng chương trình ứng dụng tin học căn bản.
      • Quản trị hệ thống CNTT của một tổ chức hay doanh nghiệp.
      • Tư vấn cho các tổ chức và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn giải pháp và sản phẩm CNTT phù hợp.
      • Tiên đoán xu hướng phát triển của CNTT để đưa ra quyết định phù hợp cho tổ chức hay doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ và giải pháp cũng như chính sách phát triển CNTT.
      • Lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.
      • Quản trị các hệ thống CNTT khác nhau của các tổ chức hay cá nhân.

      Kỹ năng mềm

      • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1
      • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, và thuyết trình.
      • Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Một số vị trí sinh viên Khoa CNTT trường ĐH Thành Đô đang làm việc: lập trình điều khiển Robot, lập trình trên các thiết bị Di động thông minh (Android, IOS, ...), thiết kế Website, thiết kế Đồ họa, Tester – kiểm thử Phần mềm, SEO, Google ADS, Facebook Marketing, Digital Marketing, Internet Marketing, quản trị Mạng, sửa chữa Máy tính,...

      Quản trị Kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: từ 3 đến 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm trang bị cho những nhà quản trị tương lai một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể điều hành/quản trị các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ có được những kỹ năng cần thiết trong việc tích hợp kiến thức nền tảng về quản trị, marketing, kế toán và tài chính để hình thành nên các chiến lược khả thi giúp cho các công ty/doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiêu hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình.

      Về kỹ năng

      Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, lập kế hoạch và phát triển toàn diện các kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh,…

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm các công việc như:

      • Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán
      • Thăng tiến trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty.
      • Tự thành lập và điều hành công ty riêng.

      Việt Nam học

      Việt Nam học
      3.5 năm
      Việt Nam học
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học – chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch – đào tạo những cử nhân khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Trang bị cho người học các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành du lịch, nắm vững kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường và chuyên ngành khá tốt;
      • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch ngoài việc thích ứng với vị trí hướng dẫn viên còn có thể làm việc ở những lĩnh vực khác liên quan đến du lịch như điều hành, tiếp thị, văn phòng du lịch.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành hướng dẫn du lịch: kiến thức chung và cơ bản về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị,...kiến thức cơ bản về bản đồ học và địa lý học phục vụ trong công tác du lịch, kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh và thanh toán quốc tế; có thể thực hiện các dịch vụ lữ hành quốc tế như hộ chiếu, thị thực, thủ tục sân bay, cửa khẩu,…cho các đoàn khách quốc tế (Inbound, Outbound).
      • Có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác du lịch (thiết kế trang web du lịch,…).
      • Có kiến thức cơ bản về y tế để sơ cấp cứu trong quá trình đi tour, đảm bảo an toàn cho du khách và hướng dẫn viên.
      • Có kiến thức cơ bản về tâm lý du khách các nước và kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động du lịch.
      • Có các kiến thức về tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) chuyên ngành du lịch để vận dụng trong giao tiếp và hướng dẫn du lịch cho khách quốc tế.
      • Có kiến thức chung về du lịch và kinh doanh du lịch, kiến thức chuyên sâu về các loại hình du lịch cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,…
      • Nắm vững kiến thức về tài nguyên du lịch và hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam; kiến thức về quy trình và phương pháp thiết kế chương trình du lịch (tour).
      • Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; kiến thức về quy trình và thủ tục tổ chức, điều hành hướng dẫn các chương trình du lịch.
      • Có kiến thức chung liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn hỗ trợ trong hướng dẫn du lịch.
      • Có kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành du lịch để vận dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể: xác định đề tài nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu; tiến hành nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng thuyết minh hướng dẫn du lịch và vận dụng phù hợp, hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
      • Kỹ năng sử dụng bản đồ trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch để thực hiện chương trình du lịch như: tổ chức dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí,...
      • Giao tiếp bằng tiếng Anh/Pháp để phục vụ khách du lịch quốc tế.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power Point, khai thác và sử dụng Internet; có khả năng thiết kế trang web phục vụ du lịch.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc theo nhóm.
      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Kỹ năng hoạt náo, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi vận động,...
      • Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, hợp lý; thích ứng với những biến đổi trong hoạt động du lịch.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi ra trường, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch (Việt Nam học) có thể làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, cụ thể:

      • Các doanh nghiệp công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước;
      • Các khu du lịch nghỉ dưỡng; Khu vui chơi giải trí;
      • Các công ty tổ chức về sự kiện tổ chức truyền thông về du lịch;
      • Tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng du lịch;
      • Bộ phận du lịch các sở, ban, ngành.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      3.5 năm
      Ngôn ngữ Anh
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói Tiếng Anh.

      Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh.

      Sinh viên có thể sử dụng ngoại ngữ thứ hai như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức giao tiếp và tin học ứng dụng để phục vụ công việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức rộng về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội, và văn học Anh – Mỹ
      • Sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ Anh đại trình độ tiếng Anh bậc 5 (tương đương C1 theo khung tham chiếu châu Âu).
      • Đạt trình độ C hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương về một trong các ngôn ngữ: Trung, Pháp, Hàn, Nhật, Nga;
      • Đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

      Về kỹ năng

      • Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp và chuyên môn thông thường;
      • Có kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học nhằm nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và nghiên cứu khoa học về các vấn đề nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học và văn hóa của các nước cộng đồng Anh ngữ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc:

      • Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
      • Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,... trong các công ty nước ngoài;
      • Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn;
      • Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ.

      Dược học

      Dược học
      5 năm
      Dược học
      5 năm

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Với mục tiêu đào tạo các Dược sĩ – nhà Khoa học, có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức về khoa học cơ bản, công nghệ cao và khoa học Dược vững chắc; có khả năng làm việc trong lĩnh vực Dược một cách chuyên nghiệp; có tầm nhìn và năng lực sáng tạo; có khả năng hội nhập tốt.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và y dược học cơ sở
      • Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản, kiến thức dược lâm sàng để cộng tác với bác sĩ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
      • Luật pháp về sản xuất, sử dụng, lưu thông thuốc tân dược, đông dược.
      • Có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

      Về kỹ năng

      • Hướng dẫn xử dụng thuốc
      • Bào chế, sản xuất thuốc
      • Quản lý và cung ứng thuốc
      • Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp

      Cơ hội nghề nghiệp

      Tùy vào điều kiện và trình độ, trong ngành Dược, bạn có thể trở thành công nhân dược, dược tá, dược sĩ trung học hoặc dược sĩ đại học. Thu nhập trung bình của Dược sĩ tương đối cao. Với các cơ hội nghề nghiệp như:

      • Cán bộ Dược có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bổ sung cho các doanh nghiệp Dược, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc, đặc biệt là mạng lưới quản lý, cung ứng thuốc ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
      • Dược sĩ tư vấn và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, quản lý và cung ứng thuốc, bảo vệ an toàn cho sức khỏe người bệnh bằng việc ở nhà thuốc hoặc làm việc tại các cơ sở y tế;
      • Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Dược học.

      Kế toán

      Kế toán
      3.5 năm
      Kế toán
      3.5 năm

      Thời gian đào tạo: 3,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

      Đào tạo cử nhân Kế toán đạt được các mục tiêu sau:

      • Có kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính; có khả năng thực hiện các nghiệp vụ chuyên sâu về kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính trong các tổ chức;
      • Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước;
      • Có thể học tập lên trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán;
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
      • Có kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê;
      • Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN phù hợp với chuẩn mực kế toán, tài chính và thống kê;
      • Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
      • Có kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, và đơn vị HCSN;
      • Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán;
      • Có kiến thức căn bản về kiểm toán.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:

      • Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
      • Vận dụng được quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo;
      • Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.

      Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:

      • Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các hoạt động kinh doanh;
      • Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng , thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh;
      • Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.

      Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:

      • Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực và Pháp luật về tài chính – kế toán trong công tác kế toán và thống kê;
      • Thu thập, phân loại, xử lý và tổ chức hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với chuẩn mực kế toán;
      • Tham gia tổ chức được hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán, hệ thống chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
      • Tổ chức được công tác kế toán tại doanh nghiệp, đơn vị HCSN và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội;
      • Thực hiện báo cáo thuế, thống kê và lưu trữ thông tin kế toán theo quy định của Pháp luật;
      • Tham mưu được về tài chính – kế toán cho Thủ trưởng đơn vị;
      • Vận dụng, thiết kế được thông tin kế toán phục vụ cho công tác ra quyết định của Lãnh đạo;
      • Sử dụng được các phần mềm kế toán và tham gia, phối hợp được với các tổ chức kiểm toán.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
      • Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
      • Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
      • Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
      • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kế toán; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên ngành Kế toán sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:

      • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng.
      • Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Giám đốc tài chính – CFO, Quản lý tài chính ở các tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
      • Nghiên cứu viên, Giảng viên, Thanh tra kinh tế,…

      Đánh giá

      2 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      7.6
      Cơ sở vật chất
      6.8
      Môi trường HT
      7.6
      HĐ ngoại khoá
      6.8
      Cơ hội việc làm
      6.8
      Tiến bộ bản thân
      7.2
      Thủ tục hành chính
      7.2
      Quan tâm sinh viên
      6.4
      Hài lòng về học phí
      7.2
      Sẵn sàng giới thiệu
      7.2
      Giảng viên
      7.6
      Cơ sở vật chất
      6.8
      Môi trường HT
      7.6
      HĐ ngoại khoá
      6.8
      Cơ hội việc làm
      6.8
      Tiến bộ bản thân
      7.2
      Thủ tục hành chính
      7.2
      Quan tâm sinh viên
      6.4
      Hài lòng về học phí
      7.2
      Sẵn sàng giới thiệu
      7.2

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Đánh Giá Chất Lượng Trường

      Đã học khoá học: Chỉ được bên quảng cáo chứ cốt lõi hết sức tệ tại đây.

      Ưu điểm

      Quảng cáo mạnh

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở hạ tầng đội ngũ gv yếu kém

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Không nên chọn sẽ thất vọng anh từng học ở đây mới biết bên tuyển sinh toàn nói xạo...một bộ hồ sơ nhận 2tr5

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Tùng Phùng
      Tùng Phùng
       

      Trường Khá Ổn

      Đã học khoá học: Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội tại đây.

      Ưu điểm

      môi tường sư phạm rất ổn. giáo viên nhiệt tình tâm huyết với học sinh. có nhiều bai giảng hay, phù hợp vs học sinh.

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở vật chất cần được cải thiện thêm. nhà thể chất và nhà vệ sinh cần được tu sửa thêm. cần bổ sung thêm các dụng cụ cho học sinh

      Trải nghiệm và lời khuyên

      môi tường sư phạm rất ổn. giáo viên nhiệt tình tâm huyết với học sinh. có nhiều bai giảng hay, phù hợp vs học sinh. Cơ sở vật chất cần được cải thiện thêm. nhà thể chất và nhà vệ sinh cần được tu sửa thêm. cần bổ sung thêm các dụng cụ cho học sinh

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Tuy chỉ mới thành lập từ năm 2004 nhưng với những nỗ lực không ngừng, trường đại học Thành Đô đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình. Trường đã đào tạo cho hàng ngàn sinh viên với hệ thống giáo trình được chọn lựa kỹ càng, chất lượng kèm theo mức chi phí hợp lý.

      Tọa lạc tại thủ đô Hà Nội, trường đại học Thành Đô (website: thanhdo.edu.vn) là trường tư thục đào tạo đa ngành. Nhà trường đặc biệt chú trọng chương trình định hướng nghề nghiệp nhằm giúp sinh viên chọn lựa được ngành nghề phù hợp với năng lực chuyên môn, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

      Trường đại học Thành Đô

      Giới thiệu về trường Đại học Thành Đô

      Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 30 tháng 11 năm 2004, thành lập Trường cao đẳng tư thục Công nghệ Thành Đô. Đến năm 2006, Trường cao đẳng tư thục Công nghệ Thành Đô đổi tên thành trường cao đẳng Công nghệ Thành Đô. Trường chính thức được mang tên là trường đại học Thành Đô vào ngày 27 tháng 5 năm 2009.

      Sứ mệnh

      Trường đại học Thành Đô có sứ mệnh là đào tạo những sinh viên có phẩm chất đạo đức chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người học và của thị trường lao động trong thời đại mới của nền kinh tế tri thức.

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Thành Đô trở thành một trong những trường đại học tư thục hàng đầu ở Việt Nam, với đặc tính nổi trội là tính thực hành và tính hướng nghiệp; phát triển vững chắc trên 6 trụ cột về: “Công nghệ – Du lịch – Ngôn ngữ – Kinh tế – Quản lý – Sức khỏe”; có uy tín trong đào tạo và hợp tác quốc tế.

      Hoạt động sinh viên

      Bên cạnh việc học, sinh viên của trường đại học Thành Đô còn tham gia các hoạt động ngoại khóa khác của trường. Trường đại học có nhiều câu lạc bộ dành cho các bạn sinh viên, nhằm giúp các bạn rèn luyện bản thân mình.

      Câu lạc bộ Tin học là một trong số đó. Đây là câu lạc bộ được thành lập với mục tiêu giúp cho sinh viên Thành Đô bồi dưỡng kiến thức học thuật về công nghệ và tin học. CLB Tin học không chỉ tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên cùng nhau thảo luận, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình học tập mà còn là nơi thúc đẩy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của sinh viên trường.

      Ngoài ra, trường còn có các câu lạc bộ khác như CLB Âm nhạc – một câu lạc bộ lý tưởng cho những ai yêu thích âm nhạc và khao khát được thể hiện tài năng ca hát, nhảy, múa của mình. Một số CLB khác có thể kể đến là CLB Kế toán, CLB Du lịch, CLB Guitar, CLB Tiêu sáo,…

      Một tiết mục nhảy của CLB Âm nhạc đại học Thành Đô

      Đội ngũ giảng viên

      Đại học Thành Đô có đội ngũ giảng viên giỏi đã từng tham gia giảng dạy tại rất nhiều các trường đại học trong nước và quốc tế. Họ đến với nhà trường, đem nguồn kiến thức, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm đã tích lũy được của mình truyền đạt cho sinh viên với tâm nguyện hiện thực hóa sứ mệnh của nhà trường.

      Các thầy cô luôn đánh giá và cho điểm kết quả học tập của sinh viên một cách công tâm, đồng thời không ngừng thúc đẩy sinh viên bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học qua các bài tập lớn, tiểu luận, đồ án, khóa luận.

      Đội ngũ giảng viên

      Cơ sở vật chất

      Cơ sở vật chất của trường đại học Thành Đô luôn được đầu tư hiện đại và đồng bộ hóa. Nhà trường đã đầu tư xây dựng 32.364 mét vuông hội trường, giảng đường trong đó có 194 phòng học với diện tích 15.380 m2, trong đó 2 tòa nhà học 9 tầng đã có 144 phòng học khang trang.

      Bên cạnh đó, trường Thành Đô còn có 42 phòng thí nghiệm, thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Thư viện của trường với đầy đủ các phòng chức năng, trong đó có phòng đa năng, máy tính kết nối Internet. Ngoài ra nơi đây còn có 14.000 đầu sách, tài liệu chuyên sâu và tạp chí phục vụ cho sinh viên của trường.

      Phòng thực hành

      Trường đại học Thành Đô còn tập trung đầu tư xây dựng khu kí túc xá cho sinh viên với 30 phòng có đầy đủ khu ăn uống, giải trí và khu sinh hoạt chung. Các phòng ở ký túc xá đều được trang bị quạt máy, điều hòa,... Để đáp ứng nhu cầu thư giãn sau giờ học cũng như rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên, trường đại học Thành Đô đã xây dựng sân bóng nhân tạo ngay trong khuôn viên của nhà trường.

      Ký túc xá sinh viên

      Thư viện của trường đại học Thành Đô

      Nguồn: Đại học Thành Đô

      Địa điểm