Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

      Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
      Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
      Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
      3 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      8 ngành

      Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      3 năm
      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra sinh viên:

      Kiến thức nghề nghiệp:

      • Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Hiểu và phân tích được quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Phân tích được các hư hỏng về điện, lạnh trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí
      • Phân tích được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong các hệ thống lạnh
      • Đọc, hiểu, cập nhật, ứng dụng được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề
      • Am hiểu các dụng cụ, máy móc chính được sử dụng trong nghề
      • Tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện - lạnh của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ

      Kỹ năng nghề nghiệp:

      • Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Kiểm tra được chất lượng hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào
      • Sửa chữa được các hư hỏng về điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh
      • Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh
      • Sử dụng được các dụng cụ, máy móc chính trong nghề
      • Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc dưới theo chuyên môn của mình
      • Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc
      • Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm Điện - Lạnh; định hướng được hoạt động của bản thân và tổ, nhóm
      • Tự học tập có phương pháp: tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần có

      Cơ hội việc làm:

      Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị; các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; ngoài làm việc độc lập còn có khả năng lãnh đạo nhóm; có thể làm giáo viên lý thuyết và thực hành ở các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề; làm giáo viên thực hành ở các trường cao đẳng nghề sau khi được bổ sung các kiến thức và kỹ năng về sư phạm dạy nghề.

      Công nghệ thông tin - ứng dụng phần mềm

      Công nghệ thông tin
      3 năm
      Công nghệ thông tin
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      • Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin (CNTT) có kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin, có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và môi trường công việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức nền tốt ở các môn cơ bản và cơ sở ngành để có thể tự nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới phục vụ công việc thực tế cũng như khả năng học tập nâng cao và chuyên sâu giai đoạn sau đại học.
      • Có kiến thức chuyên ngành về triển khai hệ thống dựa trên các mô tả, thiết kế theo các hướng phổ biến hiện đại (hướng đối tượng, module hoá hệ thống). Có khả năng phân tích, đề xuất các giải pháp mang tính tối ưu cho hệ thống phù hợp với yêu cầu thực tế.
      • Có thể thiết lập, khai thác vận hành, bảo trì hệ thống cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an toàn dữ liệu trong các cơ quan, công ty, xí nghiệp.
      • Có kiến thức về đảm bảo chất lượng và xây dựng phần mềm theo qui trình.
      • Có kiến thức về lập trình (lập trình ứng dụng, lập trình web…).
      • Có kiến thức phân tích thiết kế và quản lý dự án.

      Kỹ năng:

      • Tham gia vào các công đoạn trong qui trình phát triển phần mềm:
      • Đọc hiểu các tài liệu thiết kế.
      • Tham gia vào giai đoạn lập trình với các ngôn ngữ hiện đại.
      • Kiểm thử phần mềm.
      • Triển khai phần mềm.
      • Thiết kế hệ thông thông tin và quản trị hệ cơ sở dữ liệu.
      • Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, nâng cấp, bảo mật hệ thống máy tính và mạng.
      • Làm việc nhóm, giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt khéo léo.
      • Trình bày trước đám đông, kỹ năng thuyết phục người khác.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Lập trình viên, kiểm thử viên, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, nhân viên tin học, quản trị website ở các công ty đơn vị như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty truyền thông, bưu điện, trường học…
      • Tư vấn viên, cung cấp giải pháp thiết kế bảo mật, xây dựng bảo mật, dịch vụ an toàn dữ liệu ở các công ty tư vấn giải pháp kỹ thuật cao trong CNTT.
      • Tham gia vào các công đoạn của việc phát triển phần mềm ở các công ty phần mềm.

      ĐIện tử công nghiệp

      Điện tử công nghiệp
      3 năm
      Điện tử công nghiệp
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      • Có khả năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Điện – Điện tử, dẫn dắt nhóm làm việc liên ngành để thiết kế và cài đặt các thành phần, các hệ thống và các quá trình trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn, có khả năng tự học để thích ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường kinh tế – kỹ thuật toàn cầu.
      • Có thái độ làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp cho sự phát triển bến vững của xã hội.
      • Làm việc hiệu quả và phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Áp dụng kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Hiểu rõ tác động của các lời giải kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội.
      • Có kiến thức về những vấn đề đương đại, hiểu về kinh tế và hệ thống pháp luật Việt Nam.

      Kỹ năng:

      • Thiết kế và thực hiện các thực nghiệm, phân tích và giải thích các dữ liệu thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Thiết kế hệ thống, các thành phần của hệ thống, các quá trình, trong lĩnh vực Điện – Điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế và thoả các yêu cầu như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, an toàn sức khoẻ, phát triển bền vững.
      • Khả năng làm việc theo nhóm để hoàn thành mục tiêu chung.
      • Khả năng nhận dạng, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Khả năng giao tiếp hiệu quả, viết báo cáo và diễn đạt các ý tưởng bằng từ ngữ và hình ảnh. Sinh viên tốt nghiệp có trình độ tương đương TOEIC 500 để làm việc hiệu quả trong môi trường kinh tế toàn cầu.
      • Áp dụng các phương pháp, các kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại đã học cho công việc trong lĩnh vực Điện – Điện tử.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.

      Điện công nghiệp

      Điện công nghiệp
      3 năm
      Điện công nghiệp
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Về kiến thức

      • Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
      • Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
      • Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện).
      • Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
      • Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
      • Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
      • Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

      Về kỹ năng

      • Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ.
      • Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
      • Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản.
      • Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
      • Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
      • Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ.
      • Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
      • Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

      Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp

      Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các tổ, đội bảo trì, bảo dưỡng của nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, hoặc các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng liên quan.

      Cắt gọt kim loại

      Cắt gọt kim loại
      3 năm
      Cắt gọt kim loại
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra:

      Kiến thức:

      • Phân tích đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp
      • Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt
      • Giải thích đ­ược hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245
      • Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công
      • Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề
      • Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí
      • Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại
      • Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng
      • Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ
      • Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn
      • Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất
      • Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành
      • Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
      • Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC)
      • Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con ng­ười và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cư­ờng độ lao động, tăng năng suất
      • Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập
      • Có khả năng làm việc nhóm

      Kỹ năng:

      • Vẽ đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp
      • Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp
      • Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay
      • Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề
      • Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật
      • Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy
      • Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy
      • Phát hiện và sửa chữa đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy, đồ gá và vật gia công
      • Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản
      • Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản
      • Lập được chư­ơng trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp cắt gọt kim loại tại trường, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
      • Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC
      • Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí
      • Tổ trưởng sản xuất
      • Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí
      • Có khả năng tự tạo việc là
      • Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

      Công nghệ ô tô

      Công nghệ ô tô
      3 năm
      Công nghệ ô tô
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Kiến thức:

      • Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
      • Khả năng ứng dụng các kiến thức cơ sở toán học, cơ sở kỹ thuật trong việc mô hình hóa, tính toán mô phỏng trong quá trình triển khai thực hiện thiết kế ô tô và máy động lực.

      Kỹ năng:

      • Khả năng phân tích vấn đề, xác định các yêu cầu tính toán, logic thiết kế, phương pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
      • Khả năng tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra và phân tích thiết kế cho các vấn đề, sản phẩm thuộc chuyên ngành liên quan.
      • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả để giải quyết nhiều nhiệm vụ, vấn đề khác nhau.
      • Khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
      • Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng, và công cụ cần thiết trong việc triển khai thực hiện thiết kế tính toán cho các vấn đề, sản phẩm liên quan đến ô tô.
      • Khả năng ứng dụng các phương pháp thiết kế mới, hiện đại trong thực tế trong các lĩnh vực hiện đại thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Đáp ứng yêu cầu công tác tại tất cả các đơn vị liên quan đến lĩnh vực ôtô và giao thông vận tải đường bộ.
      • Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở.
      • Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
      • Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.

      Hàn

      Khoa học - Kỹ thuật
      3 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ hàn trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên sự phát triển toàn diện, hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật cũng như kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành để đảm đương các công việc được giao.
      • Sau khi tốt nghiệp cử nhân cao đẳng hàn có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến hàn.

      Chuẩn đầu ra

      • Có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Được trang bị kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành trình độ cao đẳng Công nghệ hàn, có khả năng liên thông ở bậc đại học.
      • Có kỹ năng thiết kế, chế tạo sản phẩm hàn, tham gia công tác tổ chức, quản lý, có khả năng thực hành tốt, đạt tay nghề 3/7.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy
      • Kỹ sư điều hành Hàn
      • Kỹ sư giám sát
      • Kỹ sư thiết kế

      Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

      Khoa học - Kỹ thuật
      1 tháng
      Khoa học - Kỹ thuật
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra:

      Kiến thức: có kiến thức căn bản về thiết kế vận hành các công trình trong nuôi thủy sản, hiểu biết về chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản, có nhận thức về dinh dưỡng thức ăn nuôi thủy sản. Hiểu biết về bệnh xảy ra trên tôm cá nuôi, cách thức phòng ngừa bệnh.Nhận thức về an toàn lao động khi làm việc nuôi thủy sản, có kiến thức căn bản về sản xuất giống cá và nuôi lồng trên biển, sản xuất giống tôm biển, vận chuyển động vật thủy sản, nuôi cua biển, quy trình nuôi, có kiến thức về khai thác, bảo vệ nguồn lợi và bảo quản tiêu thụ được thủy sản nuôi.

      Kỹ năng: Ứng dụng quy trình sản xuất và nuôi được cá lồng trên biển, sản xuất được giống tôm biển chất lượng, thành thạo trong nuôi tôm cá nước lợ mặn. Vận chuyển được động vật thủy sản nuôi, bảo quản và tiêu thụ được thủy sản nuôi, có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản

      Năng lực tự chủ và trách nhiệm: lập kế hoạch, quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản, quản lý được thức ăn, chất lượng nước, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Đánh giá được hiệu quả sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào các vị trí như kỹ thuật viên sản xuất giống, nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ; nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Khái quát về trường

      Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá (thành lập năm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá. Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường đã trở thành một trung tâm đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh, sinh viên . Liên kết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàng năm. Ngoài ra trường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâm dạy nghề trong và ngoài nước.
      Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh, sinh viên . Liên kết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàng năm. Ngoài ra trường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâm dạy nghề trong và ngoài nước..

      Khuôn viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

      Tầm nhìn

      Trước công cuộc đổi mới mạnh mẽ của đất nước, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời, thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà phụ thuộc vào việc chúng ta làm thế nào để biến cơ hội thành lợi ích thực chất. Nếu tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức và tạo ra cơ hội lớn hơn hướng tới sự phát triển bền vững của nhà trường.
      Trước yêu cầu đó và hướng tới kỷ niệm 55 năm truyền thống dạy nghề, Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi thư mời đến tất cả CBVC trong trường và các nhà giáo đã từng công tác tại trường tham gia ý kiến cho hội thảo khoa học với chủ đề: “Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020.”
      Với góc độ quản lý công tác phát triển khoa học công nghệ của trường, phòng Khoa học - Kiểm định đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng các đề tài, góp phần nâng cao vị thế Nhà trường trong tình hình mới:
      Tiếp tục quán triệt đến các cán bộ giáo viên có tham gia NCKH về chủ trương đường lối của Đảng, các Quy định của Nhà trường đối với công tác Khoa học công nghệ để mọi người hiểu rõ hơn về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia và thực hiện nhiệm vụ NCKH.
      Các đơn vị phòng, khoa chủ động nghiên cứu để có kế hoạch phát triển đề tài NCKH cho năm học và cho những năm tiếp theo đảm bảo theo đúng và vượt mức nhiệm vụ đã được Ban Giám hiệu giao cho; Phòng Khoa học – Kiểm định xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm học và kế hoạch dài hơi cho các đề tài cấp cao hơn. Phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị trong giám sát thực hiện các đề tài theo đúng tiến độ đạt được mục tiêu đã đặt ra.
      Lãnh đạo Nhà trường bố trí nguồn kinh phí hợp lý và thường xuyên cho công tác NCKH ở mỗi năm học để khuyến khích các ý tưởng sáng tạo có tính khả thi, ứng dụng tốt trong cuộc sống hoặc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được triển khai thực hiện.
      Kiến nghị với Sở Khoa học – Công nghệ Thanh Hóa quan tâm, tạo điều kiện cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp được tiếp cận với hệ thống văn bản chỉ đạo công tác phát triển Khoa học – Công nghệ của tỉnh, tham gia đăng ký và thực hiện các đề tài cấp tỉnh và cấp cao hơn, từ đó từng bước khẳng định thương hiệu về khoa học công nghệ của Nhà trường trong giai đoạn 2016 – 2020.

      Buổi thực hành tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

      Sứ mệnh

      Một là: Phát triển nội dung chương trình môn tin học phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và theo chuẩn năng lực tin học quốc tế.
      Vai trò của chương trình rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng. Phát triển nội dung chương trình môn Tin học là cơ sở để đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng, nâng cao năng lực tin học cho sinh viên. Việc phát triển đổi mới chương trình đào tạo tin học cần thỏa mãn các nội dung sau:
      - Phải theo một quy trình thống nhất, từ cách làm, nội dung và hình thức làm cho hiệu quả của chương trình đào tạo đáp ứng được mục tiêu đề ra. Qua đó, tạo điều kiện xác định được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tin học theo tiêu chuẩn kiến thức, năng lực thực hành, kỹ năng mềm trong môi trường lao động mới.
      - Phải bảo đảm nội dung và khung thời gian quy định, trong đó cần tăng thời gian của môn tin học cho hệ cao đẳng lên 75 giờ. Trên cơ sở mục tiêu chung của nghề đào tạo, chương trình cần tích hợp lý thuyết với thực hành, phải chọn lọc kiến thức đưa vào chương trình, các kiến thức phải mang tính khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hướng nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và theo hướng tiếp cận hoặc đạt mức tương đương với chuẩn năng lực tin học quốc tế IC3… chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao, thể hiện sự nối kết giữa các chương trình môn học, sự gắn kết giữa nội dung và cơ hội việc làm cũng như sự thăng tiến nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
      - Đào tạo để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nên khi xây dựng chương trình phải có sự tham gia của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, các chuyên gia tin học, chuyên gia của các nghề có liên quan đến môn học nhằm cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
      Giải pháp này cần thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và nhà trường là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình phù hợp với yêu cầu thực tế của các nghề đào tạo tại trường.
      Hai là: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên môn Tin học.
      Chất lượng giảng dạy môn Tin học ở trường phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên tin học. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên môn Tin học cần được thường xuyên quan tâm và coi trọng, yếu tố góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bao gồm: bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, về năng lực chuyên môn, về năng lực sư phạm dạy nghề, về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
      Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên tin học theo hướng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên trong từng năm học, từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.
      Ba là: Đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy môn tin học
      Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.
      Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải hiểu biết sâu sắc những kiến thức của môn học mà mình đảm nhận, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các sách, tài liệu hướng dẫn. Nắm vững bản chất và quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với bài học, môn học và đối tượng sinh viên. Quan trọng là người giáo viên phải nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng học tập, lựa chọn, sử dụng hợp lí, sáng tạo và có hiệu quả phương pháp dạy học của mình.
      Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao.
      Bốn là: Tăng cường quản lí, đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giảng dạy môn Tin học để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học và chất lượng đào tạo trong nhà trường, cụ thể là:
      - Xây dựng phòng máy tính thực hành đúng tiêu chuẩn, đồng bộ về cấu hình, hiện đại, với đầy đủ các thiết bị phần cứng lẫn phần mềm hỗ trợ kèm theo, trong đó ưu tiên sử dụng các phần mềm nguồn mở, phần mềm phiên bản mới.
      - Xây dựng mạng cục bộ, cài đặt đầy đủ phần mềm quản lí phòng máy, đồng thời kết nối Internet tốc độ cao phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giáo viên và HSSV.
      - Cung cấp các thiết bị hỗ trợ dạy môn tin học như máy chiếu projector… Xây dựng tủ tài liệu, giáo trình môn để giáo viên, HSSV tham khảo, tiếp cận với những biến đổi nhanh chóng trong lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin và truyền thông.
      Để thực hiện được điều này cần sự quan tâm đầu tư của Tổng cục dạy nghề, UBND tỉnh Thanh Hóa về kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội, các dự án hỗ trợ nhà trường về các nguồn lực, vật lực, giúp tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường.
      Năm là: Sinh viên tốt nghiệp ngoài có kiến thức và kỹ năng nghề cao, còn phải đạt chuẩn đầu ra về tin học.
      Nhà trường cần xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra tin học đối với tất cả các nghề đang đào tạo tại trường, đảm bảo chắc chắn rằng các sinh viên tốt nghiệp phải đạt tới một trình độ cụ thể, có thể đo lường được về tin học, để họ đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

      Đội ngũ giáo viên

      Hiện tại trường có hơn 200 cán bộ, giáo viên trong đó có 29 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 118 giáo viên có trình độ Đại học, còn lại là trình độ Cao đẳng và công nhân kỹ thuật tay nghề cao . Hiện nay có 19 nhà tuyển dụng lao động và thường xuyên hợp đồng đào tạo trong đó có 1 trung tâm giới thiệu việc làm, 3 tổng công ty và 14 doanh nghiệp khác.

      Phạm Quốc Trình (tổng hợp)

      Nguồn: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

      Địa điểm