Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN

      Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN
      Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN
      Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN
      Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN
      4 hình
      7.6
      Khá
      3 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      20 ngành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      1 tháng
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      1 tháng

      Tên ngành đào tạo:

      Tiếng Việt: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

      Tiếng Anh: Tourism and Travel Management

      Mã số ngành đào tạo: 52340103

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Mục tiêu chung

      Đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; thái độ làm việc trách nhiệm, độc lập và hòa đồng với tập thể; yêu nước và tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên du lịch; có khả năng làm việc trong môi trường có yếu tố nước ngoài.

      Hiểu biết những kiến thức liên ngành về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và các khoa học liên quan ứng dụng trong du lịch

      • Biết, hiểu, phân tích được những nguyên lý, kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong ngành Du lịch;
      • Biết, hiểu, phân tích được những kiến thức cơ bản của các khoa học thuộc lĩnh vực xã hội & nhân văn vận dụng trong ngành Du lịch;
      • Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức cơ bản của khoa học quản lý trong kinh doanh du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực lữ hành và tổ chức sự kiện;
      • Vận dụng được những kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, địa lý, khoa học công nghệ, luật pháp... trong kinh doanh du lịch và góp phần tích cực vào nghiên cứu, phát triển du lịch một cách bền vững.

      Hiểu biết những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của khoa học du lịch

      • Hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những quan điểm, lý thuyết, các vấn đề cơ bản của khoa học du lịch vào thực tiễn hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, quản lý du lịch;
      • Hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, thoả mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo phát triển bền vững;
      • Biết, hiểu được những kiến thức về ẩm thực và dinh dưỡng, vận dụng để tạo được sản phẩm thu hút khách du lịch;
      • Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và thế giới và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch;
      • Biết, hiểu, phân tích được những kiến thức trong hoạt động nghiên cứu, tổ chức, quản lý, điều hành, kinh doanh du lịch;
      • Biết, hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được chiến lược du lịch bền vững để giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như tối đa hóa các tác động tích cực.

      Có kiến thức về nghiên cứu khoa học du lịch

      • Hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và ứng dụng trong du lịch nói riêng, từ những phương pháp truyền thống định tính đến những phương pháp hiện đại có sử dụng các công cụ, thiết bị, phần mềm tin học;
      • Có kiến thức về nghiệp vụ thuyết trình trong du lịch.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:

      • Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch;
      • Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên hoặc cán bộ tổ chức, quản lý, điều hành và triển khai hoạt động trong các công ty lữ hành, vận chuyển, tổ chức sự kiện và các đơn vị dịch vụ khác;
      • Nghiên cứu viên về khoa học du lịch;
      • Giảng viên giảng dạy về du lịch.

      Thông tin học

      Thông tin - thư viện
      1 tháng
      Thông tin - thư viện
      1 tháng

      Tên ngành đào tạo:

      - Tiếng Việt: Thông tin học

      - Tiếng Anh: Information Study

      Mã số ngành đào tạo: 52320201

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Nắm vững lý thuyết chung của chuyên ngành Khoa học thông tin và Quản trị thông tin;
      • Hiểu sâu kiến thức phát triển, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phân phối thông tin;
      • Nắm vững quy tắc, phương pháp, quy trình xử lý hình thức, xây dựng cơ sở dữ liệu;
      • Biết cách xây dựng cổng thông tin điện tử và quản trị nội dung trên các hệ thống phân phối thông tin trực tuyến;
      • Hiểu rõ phương pháp xây dựng sưu tập số;
      • Nắm được cách thức tổ chức hệ thống thông tin phục vụ các đối tượng người dùng tin khác nhau theo các hình thức truyền thống và hiện đại;
      • Đủ trình độ ngoại ngữ để tác nghiệp;
      • Biết cách xây dựng chiến lược tìm tin và kỹ thuật tìm tin.

      Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Chuyên gia thông tin KH&CN nói chung và trong các viện/trung tâm thông tin khoa học xã hội & nhân văn nói riêng; Các trung tâm thông tin, thư viện, các trang báo điện tử… của các bộ, ban, ngành, vụ, viện từ trung ương đến địa phương; Các cơ quan lưu trữ quốc gia; Các trung tâm thông tin, thư viện các trường đại học, cao đẳng, phổ thông và thư viện của các tỉnh thành;
      • Chuyên gia thông tin trong các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, chuyên gia quản trị nội dung cho cổng thông tin/website của các doanh nghiệp, các trang báo truyền thống và điện tử, các kênh truyền hình và các tạp chí điện tử của các cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ;
      • Cán bộ thông tin văn hóa của các trung tâm, nhà văn hóa của các cơ quan của Trung ương và địa phương;
      • Chuyên gia thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin theo chuyên đề phục vụ lãnh đạo và quản lý của các cơ quan an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa...;
      • Giảng viên của các cơ sở đào tạo ngành Thông tin học và Khoa học Thư viện.

      Quản trị khách sạn

      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng
      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt : Quản trị khách sạn
      • Tiếng Anh: Hotel Management

      Mã số ngành đào tạo: 52340107

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Nắm vững những kiến thức cơ bản của khoa học xã hội nhân văn, khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn (quản trị lễ tân, quản trị thực phẩm đồ uống, quản trị dịch vụ buồng, kinh doanh dịch vụ buồng…) cũng như những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh doanh du lịch như quản trị lữ hành, quản trị sự kiện... ;

      Thực hiện, quản lý, điều hành và giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh khách sạn nhà hàng; tham gia điều chỉnh và thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn cũng như các chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch – khách sạn; thực hiện các nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong lĩnh vực du lịch – khách sạn, tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về khách sạn; ứng xử, giao tiếp mang tính chuyên nghiệp và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong công việc chuyên môn.

      Vị trí đảm nhận sau khi tốt nghiệp

      Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị khách sạn:

      • Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và khách sạn;
      • Nhân viên hoặc cán bộ tổ chức, quản lý, điều hành và triển khai hoạt động trong các khách sạn, nhà hàng và các đơn vị dịch vụ khác;
      • Nghiên cứu khoa học du lịch, giảng dạy về kinh doanh khách sạn;
      • Tiếp tục theo học sau đại học để trở thành những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

      Quản trị văn phòng

      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng
      Kinh tế - Quản lý
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo.

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Quản trị văn phòng
      • Tiếng Anh: Office Management

      Mã số ngành đào tạo: 52340406

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản ở trình độ đại học; các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ về lĩnh vực quản trị văn phòng, nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của quản trị văn phòng; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản trị văn phòng. Bên cạnh đó, người học, sau khi tốt nghiệp cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực quản trị văn phòng và đủ điều kiện để học lên các bậc cao hơn.

      Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp.

      • Chuyên viên làm việc tại các bộ phận hành chính, tổng hợp thuộc khu vực văn phòng;
      • Thư ký văn văn phòng hoặc trợ lý hành chính tại văn phòng của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; các chương trình, dự án;
      • Có khả năng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo hoặc phụ trách bộ phận văn phòng tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác;
      • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn phòng và quản trị văn phòng bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học;
      • Nghiên cứu viên về văn phòng, quản trị văn phòng tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học.

      Quan hệ công chúng

      Quan hệ công chúng
      1 tháng
      Quan hệ công chúng
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Quan hệ công chúng
      • Tiếng Anh: Public Relations

      Mã số ngành đào tạo: 52360708

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Quan hệ công chúng đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu...

      Sau khoá học, sinh viên có đủ năng lực làm việc chuyên về quan hệ công chúng trong các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng.

      Định hướng nghề nghiệp của cử nhân quan hệ công chúng

      Nhóm 1: Chuyên viên quan hệ công chúng: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ…; có thể đảm nhận các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ…; triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp.

      Nhóm 2: Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Có khả năng làm việc tại các công ti và tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín… của doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và tổ chức.

      Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên quan hệ công chúng: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy, giảng viên dạy các môn học: nhập môn quan hệ công chúng, thực hành quan hệ công chúng, Chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng, Chiến dịch quan hệ công chúng…; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

      Công tác xã hội

      Công tác Xã hội
      1 tháng
      Công tác Xã hội
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Công tác xã hội
      • Tiếng Anh: Social Work

      Mã số ngành đào tạo: 52760101

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời giạn đào tạo : 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Bước đầu nắm được kiến thức cơ bản liên ngành của các ngành gần như Nhân học đại cương, Dân số học, Tâm lí học xã hội đại cương, Xã hội học, Lịch sử văn hoá Việt Nam;
      • Nắm vững các phương pháp nghiên cứu cơ bản của các khoa học thuộc khối ngành, ứng dụng vào việc thu thập và xử lí các thông tin thu thập được (định lượng và định tính) bằng các phần mềm máy tính thịnh hành nhất.
      • Nắm vững các kiến thức và phương pháp nghiên cứu cơ bản của các khoa học thuộc nhóm ngành (Xã hội học, Công tác xã hội, Nhân học, Tâm lí học);
      • Có kiến thức cơ bản về khoa học phân tích hành vi của con người đặt trong môi trường xã hội;
      • Nắm vững các kiến thức về truyền thông và dư luận xã hội;
      • Có kiến thức cơ bản về tâm lí học phát triển và tôn giáo đại cương.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Khu vực làm việc: Làm việc tại các cơ sở quản lí Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Viên nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các công ty;
      • Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và t­ư);
      • Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nh­ư: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường ... Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội;
      • Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (tùy thuộc vào vị trí công tác: giảng viên, nghiên cứu viên, Công chức, nhân viên xã hội, công tác xã hội viên).

      Đông phương học

      Đông phương học
      1 tháng
      Đông phương học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Đông phương học
      • Tiếng Anh: Oriental Studies

      Mã số ngành đào tạo: 52220213

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Nắm được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa học xã hội;
      • Nắm được kiến thức cơ bản của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan đến ngành Đông phương học (Khu vực học, các học phần tổng quan về phương Đông...), bước đầu có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Đông phương.
      • Hiểu những vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu khu vực học và có khả năng vận dụng các kiến thức vào trong nghiên cứu điền dã trên thực tế;
      • Hiểu được những vấn đề cơ bản về văn hóa, văn minh, lịch sử, ngôn ngữ và quá trình toàn cầu hóa diễn ra tại các nước phương Đông;
      • Hiểu và đặt trong sự đối chiếu lịch sử Việt Nam, thể chế chính trị của Việt Nam so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông;
      • Nắm bắt kịp thời các vấn đề hiện đại, cập nhật của khu vực.

      Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Cán bộ nghiên cứu, giảng viên, cán bộ chuyên trách tại các cơ quan liên quan đến khu vực học và các nước châu Á như các bộ ngành ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ...), địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí, thông tấn…;
      • Công tác tại các đại sứ quán của nước ngoài đặt tại Việt Nam, các tổ chức Quốc tế (như UNDP, UNESCO…), các công ty du lịch, các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đặt tại Việt Nam, các tổ chức quỹ quốc tế tại Việt Nam như Japan Foundation; Korea Foundation, Toshiba Foundation…

      Chính trị học

      Chính trị học
      1 tháng
      Chính trị học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Chính trị học
      • Tiếng Anh: Political Science

      Mã số ngành đào tạo: 52310201

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học;
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn gần với Chính trị học (Kinh tế học, Luật học, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học...);
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Chính trị học.
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ thống khái niệm, phạm trù căn bản của Chính trị học, một số vấn đề lý luận then chốt về chính trị thế giới và chính trị Việt Nam đương đại;
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp nghiên cứu tôn giáo, dân tộc, đạo đức học..; liên kết hệ tri thức và phương pháp nói trên với khung lý thuyết chung Chính trị học.
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa chính trị và chính sách, chính sách công của Việt Nam, vai trò của chính trị và chính sách trong phát triển xã hội;
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp nghiên cứu tổ chức, hành chính, các phương pháp thu thập, xử lý thông tin phục vụ các quá trình chính trị và chính sách.
      • Hiểu, nắm vững và có khả năng vận dụng hệ tri thức và phương pháp theo định hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị; Chính trị Việt Nam; Chính trị quốc tế; Hồ Chí Minh học;
      • Hiểu biết thực tế về cơ quan, tổ chức, lĩnh vực hoạt động liên quan đến Chính trị học mà người học sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
      • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội;
      • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lý luận chính trị;
      • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
      • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

      Ngôn ngữ học

      Ngôn ngữ­ học
      1 tháng
      Ngôn ngữ­ học
      1 tháng

      Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Ngôn ngữ học
      • Tiếng Anh: Linguistics

      Mã số ngành đào tạo: 52220320

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn; các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học; ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc ở Việt Nam; các kiến thức bước đầu theo hướng chuyên ngành (Ngôn ngữ học, Việt ngữ học cho người nước ngoài), phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và công tác quản lí nhà nước về ngôn ngữ học, tiếng Việt và văn hóa Việt Nam;
      • Đào tạo cho sinh viên các kĩ năng nghề nghiệp cơ bản (kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích và tổng hợp các vấn đề thuộc khoa học ngôn ngữ, kĩ năng trình bày và soạn thảo văn bản, v.v), các kĩ năng bổ trợ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin) cần thiết cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến ngôn ngữ học;
      • Rèn luyện cho sinh viên bước đầu có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, quản lí, tư vấn về ngôn ngữ học, ngôn ngữ và văn hóa; giúp người học có thể tiếp tục học ở bậc thạc sĩ của ngành/chuyên ngành Ngôn ngữ học hoặc các ngành/chuyên ngành liên quan khác.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Chương trình đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả trong và ngoài nước:

      • Nghiên cứu về ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở các viện nghiên cứu ngôn ngữ , văn hóa, và các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước;
      • Giảng dạy ngôn ngữ học, Việt ngữ học, tiếng Việt và văn hóa Việt Nan từ bậc đại học đến phổ thông ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;
      • Làm biên tập viên ở các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình;
      • Giảng dạy môn tiếng Việt và môn ngữ văn trong nhà trường;
      • Đảm trách các công việc liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và truyền thông ở các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và trong các doanh nghiệp;
      • Sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học các bậc học cao hơn ở ngành ngôn ngữ học hoặc các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác ở trong nước hoặc nước ngoài.

      Việt Nam học

      Việt Nam học
      1 tháng
      Việt Nam học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Việt Nam học
      • Tiếng Anh: Vietnamese Studies

      Mã số ngành đào tạo: 52220113

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Nắm vững các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Hán Nôm, văn học Việt Nam; biết vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những lĩnh vực cụ thể của chuyên ngành;
      • Nắm vững một số tri thức đại cương về phong cách học, mỹ học, nhân học và báo chí truyền thông; có khả năng vận dụng những trí thức đó vào học tập và nghiên cứu Việt Nam học.
      • Nắm vững những kiến thức cơ bản của nhóm ngành như: Lịch sử tiếng Việt, thể chế chế chính trị, tôn giáo tín ngưỡng, văn học trung đại và hiện đại Việt Nam…;
      • Nắm vững và vận dụng sáng tạo kiến thức về xã hội Việt Nam, lý thuyết và thực hành dịch bao gồm cả dịch nói và dịch văn bản.
      • Nắm vững kiến thức về cơ sở văn hóa Việt Nam cũng như các trí thức nhất định về tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống như: nghệ thuật biểu diễn, làng xã, mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam, các dân tộc thiểu số Việt Nam, di tích lịch sử, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực, du lịch Việt Nam …;
      • Nắm vững được kiến thức cơ bản về một số họat động nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành như: nghiệp vụ du lịch, văn phòng, báo chí, dạy tiếng; có khả năng vận dụng sáng tạo trong các họat động cụ thể;
      • Nắm vững kiến thức về ngôn ngữ và tiếng Việt; có khả năng sử dụng tiếng Việt trong giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam học;
      • Nắm vững kiến thức về ngọai ngữ chuyên ngành Việt Nam học (tiếng Anh); có khả năng sử dụng tốt trong việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu;
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về quan hệ Việt Nam và ASEAN, sự tác động lẫn nhau giữa các nước trong khu vực trong lịch sử và trong tiến trình hiên đại hóa, toàn cầu hóa.
      • Nắm vững kiến thức thực tập và kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn về Việt Nam học;
      • Nắm được kiến thức sâu về một mảng đề tài trong nghiên cứu Việt Nam học, các kỹ năng xử lý, nghiên cứu vấn đề, kỹ năng xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp;
      • Nắm được một cách vững vàng kiến thức nền tảng về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam;
      • Nắm vững kiến thức về lịch sử giữ nước - nội dung quan trọng nhất xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Sau khi ra trường, cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm việc ở các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài…;
      • Cử nhân Việt Nam học có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, văn học, tiếng Việt. Vì vậy, cử nhân Việt Nam học có thể làm việc ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu các tổ chức nghề nghiệp liên quan…
      • Cử nhân Việt Nam học có khả năng có khả năng tác nghiệp về báo chí, du lịch, văn phòng, dạy tiếng…. Vì vậy, có thể làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền thông, các công ty, các văn phòng, các cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

      Quốc tế học

      Quốc tế học
      1 tháng
      Quốc tế học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Quốc tế học
      • Tiếng Anh: International Studies

      Mã số ngành đào tạo: 52220212

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 04 năm.

      Mục tiêu đào tạo

      Trang bị cho sinh viên vừa có kiến thức đại cương về các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, vừa có kiến thức chuyên sâu về ngành Quốc tế học. Với 4 hướng chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học, Châu Mĩ học và Nghiên cứu phát triển Quốc tế, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như: Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu – EU, và nhiều kĩ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh…

      Những vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

      • Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu;
      • Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí;
      • Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh.

      Lưu trữ học

      Lưu trữ học
      1 tháng
      Lưu trữ học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Lưu trữ học
      • Tiếng Anh: Archivology

      Mã ngành đào tạo: 52320303

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức về lí luận và thực tiễn cơ bản ở trình độ đại học; kiến thức chuyên môn và kiến thức bổ trợ về các lĩnh vực: văn thư, lưu trữ nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác văn thư, công tác lưu trữ; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ.

      Những vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Lãnh đạo hoặc phụ trách bộ phận văn thư, lưu trữ tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác;
      • Cán bộ, nhân viên văn thư, lưu trữ tại Văn phòng hoặc Phòng hành chính của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; các Trung tâm lưu trữ Quốc gia; lưu trữ của ngành và cơ quan lưu trữ các địa phương;
      • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học;
      • Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư và công tác lưu trữ.

      Tâm lí học

      Tâm lý học
      1 tháng
      Tâm lý học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Tâm lý học
      • Tiếng Anh: Psychology

      Mã số ngành đào tạo: 52310401

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Tâm lý học có mục tiêu chung là đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học có trình độ căn bản về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành trong tâm lý học nói riêng (Tâm lý học xã hội, Tâm lý học quản lý - kinh doanh, Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý học tham vấn), đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về tư vấn/tham vấn và nghiên cứu tâm lý con người.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Trong các cơ sở đào tạo (làm giáo viên giảng dạy Tâm lí học tại các Trường Cao Đẳng, Đại học…);
      • Trong các cơ sở nghiên cứu (làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện Tâm lí học, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lí học, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…);
      • Trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lí (Làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu…);
      • Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Nhân viên phòng Nhân sự; Phòng Marketting; Thiết kế quảng cáo, Nghiên cứu thị trường…);
      • Trong các bệnh viện (làm cán bộ trị liệu tâm lí cho trẻ em và người lớn);
      • Trong các tổ chức đoàn thể, chính quyền (cán bộ Đoàn, Đảng, cán bộ tuyên giáo…) ở các địa phương trong cả nước.

      Xã hội học

      Xã hội học
      1 tháng
      Xã hội học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Xã hội học
      • Tiếng Anh: Sociology

      Mã số ngành đào tạo: 52310301

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Cung cấp kiến thức về ngành xã hội học, những yêu cầu mới đối với ngành xã hội học;
      • Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước;
      • Cử nhân Xã hội học được đào tạo có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội để thực hành nghề trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, chính trị, và tổ chức có yếu tố nước ngoài góp phần xây dựng Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, hội nhập và văn minh;
      • Cung cấp khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Làm công tác tư vấn, quản lí trong các cơ quan quản lí nhà nước;
      • Làm công tác tư vấn trong các tổ chức phi chính phủ với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau;
      • Làm công tác nghiên cứu ở các trường, trung tâm, viện nghiên cứu;
      • Làm công tác giảng dạy trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
      • Làm phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông;
      • Làm nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội.

      Triết học

      Triết học
      1 tháng
      Triết học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Triết học
      • Tiếng Anh: Philosophy

      Mã số ngành đào tạo: 52220301

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Triết học trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên sâu của ngành Triết học; khả năng ngoại ngữ và kiến thức cập nhật về triết học trên thế giới và ở Việt Nam. Giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó có thể vận dụng tương đối tốt vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề hiện thực xã hội; đồng thời, có khả năng hội nhập với khoa học triết học thế giới.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Cử nhân Triết học có năng lực tư duy, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có thể làm việc trong các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu các khoa học triết học và các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, có thể tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác của thực tiễn xã hội, làm việc trong các tổ chức chính trị- xã hội, xã hội- nghề nghiệp.

      Nhân học

      Nhân học
      1 tháng
      Nhân học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Nhân học
      • Tiếng Anh: Anthropology

      Mã số ngành đào tạo: 52310302

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị cho người học những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức cơ bản, có khả năng ứng dụng tri thức nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.
      • Kiến thức về nhân học sinh học, nhân học tôn giáo, nhân học y tế, nhân học sinh thái, nhân học đô thị, nhân học về giới, nhân học hình ảnh, nhân học chữ viết, nhân học nghệ thuật;
      • Kiến thức về tộc người, tính tộc người, quan hệ tộc người, văn hóa tộc người ở Việt Nam và trong khu vực;
      • Kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa, kinh tế và xã hội, các vấn đề về làng xã, thân tộc, hôn nhân, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội ở Việt Nam;
      • Khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu của ngành của nhân học vào nghiên cứu, giảng dạy, thực hành nhân học như giảng dạy về nhân học, về văn hóa - xã hội cho các chương trình đào tạo đại học và cao đẳng cho các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo tồn văn hóa ở Việt Nam.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Nhóm 1: nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v;
      • Nhóm 2: viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, v.v;
      • Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học.

      Báo chí

      Báo chí
      1 tháng
      Báo chí
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Báo chí
      • Tiếng Anh: Journalism

      Mã số ngành đào tạo: 52320101

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí - truyền thông; có khả năng thực hiện các yêu cầu tác nghiệp trên các loại hình báo chí truyền thông trong thời đại kỹ thuật số, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của báo chí truyền thông tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu...

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

      Các cử nhân ngành Báo chí có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộ nghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí, làm chuyên viên tại các công ty truyền thông, làm nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR)…

      Các cử nhân Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá - tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội, các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước...

      Hán Nôm

      Hán Nôm
      1 tháng
      Hán Nôm
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • + Tiếng Việt: Hán Nôm
      • + Tiếng Anh: Sino – Nom

      Mã số ngành đào tạo: 52220104

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình này được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm cả ở phương diện văn bản học cũng như minh giải và khai thác văn bản Hán Nôm, phục vụ công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế.

      Kiến thức:

      • Nắm được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa học xã hội;
      • Nắm được kiến thức cơ bản của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan đến ngành Hán Nôm (cơ sở văn hoá Việt Nam, xã hội học đại cương, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử Việt Nam….), bước đầu có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Hán Nôm.
      • Nắm vững các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học, Việt ngữ học; văn học Việt Nam trung đại, biết vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những lĩnh vực cụ thể của chuyên môn;
      • Nắm vững một số tri thức đại cương về chữ Hán và chữ Nôm như: lược sử chữ Hán, diễn biến hình thể chữ Hán, lục thư và bộ thủ, quy tắc bút thuận, đại cương về chữ Nôm…
      • Có những nhận thức cơ bản nhất về Hán Nôm, về ngành Hán Nôm thông qua các yếu tố cấu thành của chuyên môn Hán Nôm như Hán văn Trung Quốc, văn bản Hán văn Việt Nam, chữ Nôm và văn bản Nôm…
      • Biết được một cách khái lược các vấn đề về văn bản, từ ngữ, văn pháp, nội dung chủ yếu của Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử), Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu - Tả truyện) thông qua minh giải những trích đoạn tiêu biểu nhằm vận dụng vào việc đọc văn bản Hán Nôm;
      • Minh giải một số trích tuyển Hán văn Trung Quốc tiêu biểu theo lịch đại và trường phái; có khả năng vận dụng được vào đọc văn bản Hán Nôm
      • Hiểu được một cách đại lược diễn trình, chức năng, sự phân kỳ, đặc điểm cơ bản cũng như các tác giả chủ yếu của Hán văn Việt Nam;

      • Có khả năng minh giải và phân tích những điểm cơ bản nhất của một số văn bản Hán văn Việt Nam tiêu biểu cho từng thời kỳ và phong cách: Hán văn Việt Nam thế kỷ X – XIV, Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII, Hán văn Việt Nam thế kỷ XIX - XX

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về chữ Nôm và văn bản Nôm trên các phương diện: nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến…; Thực hành phiên Nôm và phân tích một số văn bản Nôm qua các thời kỳ.

      • Nắm được những kiến thức cơ bản về: di sản Hán Nôm, văn bản học Hán Nôm, văn tự học Hán Nôm, ngữ pháp văn ngôn,…

      • Có kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam cũng như các tri thức nhất định về tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống;
      • Có kiến thức cơ bản về Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) trên các phương diện: lịch sử, tư tưởng cơ bản, nhân vật chủ yếu, thư tịch tiêu biểu…

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ngành Hán Nôm có thể đảm nhận các công tác như: sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu; các trường đại học, cao đẳng; các cơ quan văn hoá, lưu trữ, thông tin… ; các cơ quan nhà nước; các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.

      Lịch sử

      Lịch sử
      1 tháng
      Lịch sử
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Lịch sử
      • Tiếng Anh: History

      Mã số ngành đào tạo: 52220310

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức cơ bản về các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức theo lĩnh vực và khối ngành; kiến thức cơ bản, hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, về một số học phần bổ trợ, về một chuyên ngành của khoa học lịch sử và các phương pháp nghiên cứu lịch sử để có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.

      Kiến thức nâng cao các hướng chuyên ngành thuộc ngành lịch sử (tùy vào hướng chuyên ngành sinh viên đăng kí học)

      a) Hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

      • Có kiến thức chuyên sâu về chế độ ruộng đất trong lịch sử cổ và trung đại Việt Nam; Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận đại; Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam…;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam và liên ngành các khoa học lịch sử.

      b) Hướng chuyên ngành Lịch sử Thế giới

      • Có kiến thức chuyên sâu về Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông; Một số vấn đề về quan hệ kinh tế và hợp tác khu vực Đông Á; Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh …;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Thế giới và liên ngành các khoa học lịch sử.

      c) Hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

      • Có kiến thức chuyên sâu về Một số vấn đề về nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời kì lịch sử; Một số vấn đề cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam…;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và liên ngành các khoa học lịch sử.

      d) Hướng chuyên ngành Văn hóa học

      • Có kiến thức chuyên sâu về Một số vấn đề lí luận văn hóa học và lịch sử văn hóa; Tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt Nam; Một số vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở Việt Nam …;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Văn hóa học và liên ngành các khoa học lịch sử.

      e) Hướng chuyên ngành Khảo cổ học

      • Có kiến thức chuyên sâu về Các lý thuyết Khảo cổ học; Thời đại đồ đá Việt Nam; Thời đại kim khí Việt Nam…;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Khảo cổ học và liên ngành các khoa học lịch sử.

      f) Hướng chuyên ngành Lịch sử đô thị

      • Có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đô thị; Hướng nghiên cứu chuyên sâu về đô thị thời cổ đại, đô thị thời trung đại, đô thị thời thực dân - cận đại và đô thị thời hiện đại (cả trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam);
      • Vận dụng được hệ Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Đô thị và và liên ngành các khoa học lịch sử.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử;
      • Làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học;
      • Làm công tác quản lí tư liệu lịch sử, quản lí bảo tàng, di tích lịch sử,…;
      • Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội;
      • Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn;

      Văn học

      Văn học
      1 tháng
      Văn học
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Văn học
      • Tiếng Anh: Literature

      Mã số ngành đào tạo: 52220330

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài).

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ngành Văn học có thể đảm nhận các công tác như: sáng tác, làm báo, nghiên cứu, giảng dạy văn học tại các viện nghiên cứu; các trường đại học, cao đẳng; các cơ quan văn hoá, lưu trữ, thông tin; các cơ quan nhà nước; các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.

      Cử nhân ngành Văn học cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí và xuất bản liên quan đến văn học nghệ thuật; theo dõi và quản lí hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, tham gia sáng tác kịch bản điện ảnh, truyền hình, v.v...

      Đánh giá

      3 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Phương Anh
      Phương Anh
       

      Hàn Quốc Học

      Đã học khoá học: Hàn Quốc học tại đây.

      Ưu điểm

      - Cả đầu vào và đầu ra đều vô cung chất lượng
      - Giáo viên thân thiện
      - các clb chất lượng
      - . Học HQH, bạn sẽ được học tập về văn hóa, lịch sử và học ngôn ngữ làm phương tiện để nghiên cứu chuyên sâu về hàn Quốc.

      Điểm cần cải thiện

      -Khuôn viên trường hơi nhỏ một chút
      -Trường nằm đối diện nhà máy thuốc lá Thăng Long nên đôi lúc sinh viên trường sẽ ngửi thấy mùi phê thuốc

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Đây là ngành học mơ ước của mình , và trường đã cho mình rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời với ngành học này. Ngành hội tụ nhiều học sinh với số điểm đầu vào và đầu ra chất lượng. Các thầy cô bộ môn cũng vô cùng dễ thương

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Ngôn Ngữ Anh - Đhkhxh&nv Tp.hcm

      Đã học khoá học: Ngôn ngữ Anh tại đây.

      Ưu điểm

      Thầy cô tận tâm, giáo vụ khoa thân thiện, môi trường học tập năng động.

      Điểm cần cải thiện

      Thang máy hơi chậm

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Theo dõi website phòng đào tạo, công tác sinh viên và check mail thường xuyên.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Môi Trường Đáng Mơ Ước

      Đã học khoá học: Tâm lý học tại đây.

      Ưu điểm

      Môi trường học tập lành mạnh, giảng viên giàu nhiệt huyết, đa dạng hoạt động ngoại khoá

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở vật chất cần cải thiện đôi chút

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Giảng viên nhiệt huyết tận tình, tiếp lửa đam mê cho sinh viên theo học

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Mai Trần Lâm Nhật
      Mai Trần Lâm Nhật
       

      3 Năm Thanh Xuân

      Đã học khoá học: Đông phương học tại đây.

      Ưu điểm

      Trường mình là top đầu trong khối ngành KHXH và chuyên ngữ, học phí thì rẻ mà giảng viên thì rất xịn nha. Thầy cô rất thương học sinh, vì trường xã hội mà nên sống tình cảm lắm, đa số giảng viên dạy tại trường đều đặt cái tâm rất lớn vào công việc. Dù còn nhiều khoản khó khăn, bất cập nhưng mình vẫn yêu trường lắm, hy vọng những điều đó sẽ dần được cải thiện và tạo ra môi trường tốt nhất cho các thế hệ sinh viên tiếp nối

      Điểm cần cải thiện

      Cơ sở vật chất cần hoàn thiện hơn, thủ tục thì hiện đại hoá để bớt rườm rà, đặc biệt là website phòng đào tạo bớt bị sập lúc đăng ký học phần =)))

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Trẻ, khỏe, hiện đại, năng động, tôn trọng sự đa dạng

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được Nhà nước coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước.

      Hoạt động của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà (USSH) Nội không chỉ dừng lại ở hệ đào tạo chính quy, trường còn là một nơi nổi tiếng trong việc đào tạo hệ sau đại học, hệ vừa học vừa làm,… Bên cạnh đó công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng được xem như công tác chính của trường. Mỗi công tác của USSH đều có những thành tích đáng nể và đi đầu trong nhiều lĩnh vực.

      Giới thiệu về ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG HN

      Lịch sử hình thành

      Ngày 10/10/1945 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG HN được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường ĐH Văn khoa HN.

      Tiếp theo đó, ngày 5/5/1956 trường được đổi tên thành Trường ĐH Tổng hợp HN

      Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.


      Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm phòng truyền thống của USSH

      Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm phòng truyền thống của USSH

      Sứ mệnh

      Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

      Tầm nhìn

      Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng trường thành một ĐH đứng đầu đất nước và khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các ĐH danh tiếng khác trong khu vực, Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

      Đội ngũ nhân sự

      Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 13 Giáo sư, 72 Phó Giáo sư, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ.

      Giảng viên khoa Du lịch ĐH KHXH&NV ĐHQG HN

      Giảng viên khoa Du lịch ĐH KHXH&NV ĐHQG HN

      Các đoàn thể quần chúng như: Công Đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên và Hội Cựu chiến binh góp phần chung vào việc xây dựng, phát triển trường, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền lợi hội viên, và cùng với Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và hoạt động xã hội.

      Hoạt động sinh viên

      Như những trường ĐH/CĐ khác trên cả nước, USSH cũng có những hoạt động ngoại khóa cơ bản mà những trường khác đều tổ chức. Tuy nhiên đây là trường có các ngành liên quan đến khoa học xã hội và con người nên những hoạt động thường có nội dung xoay quanh những vấn đề của xã hội.


      Nhóm sinh viên USSH lòng tiếng cho bộ phim

      Nhóm sinh viên USSH lòng tiếng cho bộ phim


      Sinh viên USSH rèn luyện sức khỏe

      Sinh viên USSH rèn luyện sức khỏe

      Và nhiều hoạt động xã hội khác mà trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức khác như: “Cuộc thi song hành vì bình đẳng giới”, “Ngày hội quốc tế văn hóa”, “Tặng quà vùng rốn lũ”, thuyết trình “Anne Frank – Một lịch sử dành cho hôm nay”,…

      Bài sự thi cuộc thi VNU trong tôi 2015 của nhóm SNTeam USSH

      Gương mặt tiêu biểu

      Giáo sư Trần Đức Thảo – Nhà triết học lỗi lạc. Sau khi hoà bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, ông được cử làm Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, giảng dạy môn Lịch sử triết học ở Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHXH&NV ĐHQG HN). Trong quá trình giảng dạy tại trường ông để lại nhiều bài học quý báo cho cuộc sống của các thế hệ lúc đó và đến tận bây giờ.

      PGS.TS.NGƯT Vũ Văn Thi hiện là Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Thầy cống hiến phần lớn cuộc đời của mình để bảo vệ và phát triển nền văn hóa nước ngoài.

      Trên đây chỉ là 2 trong số hàng chục những gương mặt nhà giáo tiêu biểu của trường ĐH KHXH&NV ĐHQG HN. Những người tài đã giành hết trí tuệ và sức lực của mình cho công tác nghiên cứu, phát triển giáo dục nước nhà.

      Địa điểm