Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội

      Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội
      Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội
      2 hình 3 video
      10
      Xuất sắc
      1 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      14 ngành

      Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

      Kỹ thuật xây dựng
      4 năm
      Kỹ thuật xây dựng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 159 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D01: Toán – Văn – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông nhằm đào tạo các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ chuyên môn tiên tiến trong những chuyên ngành lựa chọn, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức về khoa học cơ sở như cơ học lý thuyết, cơ học kết cấu, sức bền vật liệu, cơ học đất, nền móng công trình, địa chất công trình, trắc địa công trình, thủy lực thủy văn, quản lý dự án xây dựng công trình;
      • Có kiến thức liên ngành như tin học ứng dụng trong xây dựng, kinh tế xây dựng, máy xây dựng, vật liệu xây dựng.
      • Nắm vững các kiến thức cơ sở công trình giao thông, thiết kế và thi công các công trình cầu, đường ô tô, sân bay, đường sắt, công trình ngầm, công trình giao thông đô thị, công trình cảng – đường thủy – thềm lục địa.
      • Áp dụng kiến thức chuyên môn để tham gia vào quá trình phân tích tình hình thực tế, đề xuất các giải pháp công trình và giải quyết những vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong công tác thiết kế, thi công các công trình xây dựng giao thông, sân bay, cảng – đường thủy – thềm lục địa;
      • Lập quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý và khai thác các công trình xây dựng giao thông, sân bay, cảng – đường thủy – thềm lục địa.

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích và xây dựng các mô hình tính toán thiết kế, các yêu cầu và giới hạn mục tiêu thiết kế và ứng dụng, thông qua các phần mềm mô phỏng, mô hình hóa các hệ thống trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông;
      • Có kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông;
      • Có kỹ năng khảo sát, thiết kế tổng thể một công trình hoặc thiết kế một hạng mục công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông;
      • Có kỹ năng tổ chức thi công, chỉ đạo thi công các công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông;
      • Có kỹ năng quản lý điều hành và quản lý khai thác, bảo trì các công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Có khả năng làm việc trong các đơn vị tư vấn, thiết kế, giám sát với vai trò kỹ sư tư vấn; trong các công ty xây dựng công trình giao thông với vai trò kỹ sư thi công, trong tất cả các lĩnh vực xây dựng bao gồm xây dựng công trình giao thông, xây dựng dân dụng, thủy lợi… ở trong và ngoài nước.
      • Có khả năng làm việc trong các cơ quan quản lý;
      • Có khả năng làm việc trong các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề với vai trò cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy.

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      4 năm
      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 9 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 160 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và khả năng hoạt động nghề nghiệp trong các chuyên ngành lựa chọn với trình độ chuyên môn tiên tiến, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức rộng về Toán học, Tin học, Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật.
      • Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức ngành như lý thuyết mạch, linh kiện và thiết bị Điện – Điện tử dựa trên kỹ thuật vi xử lý, máy tính;
      • Kiến thức về truyền thông và xử lý tín hiệu, điện tử công suất, truyền động điện và cung cấp điện;
      • Kiến thức về hệ thống điều khiển tuyến tính, hệ thống điều khiển nhiều chiều và phi tuyến, thiết bị đo lường và điều khiển, điều khiển lô gic PLC, mạng máy tính và truyền thông, điều khiển quá trình, kỹ thuật lập trình C;
      • Kiến thức về độ tin cậy và an toàn;

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn để có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
      • Có kỹ năng vận hành các hệ thống Điện – Điện tử nói chung và hệ thống Điều khiển và tự động hóa nói riêng;
      • Có kỹ năng sáng tạo trong xử lý các tình huống và kỹ năng giải quyết các vấn đề theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra;
      • Có kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có trang bị các hệ thống Điện – Điện tử, Tự động hóa.
      • Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành Giao thông vận tải.
      • Bộ Giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải các tỉnh, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, các Ban Quản lý dự án, các Bộ, Ngành liên quan;
      • Viện nghiên cứu, trung tâm, công ty Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề thuộc lĩnh vực Điều khiển – Tự động hóa trong công nghiệp và giao thông vận tải;

      Kỹ thuật điện tử - viễn thông

      Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
      4 năm
      Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 9 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 160 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và khả năng hoạt động nghề nghiệp trong các lĩnh vực điện tử, truyền thông, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức rộng về Toán học, Tin học, Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật
      • Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức khối ngành như linh kiện điện tử, mạch điện, kỹ thuật vi xử lý, máy tính, điều khiển, xử lý tín hiệu, điện từ trường, đo lường điện tử, nguồn điện… Kiến thức trên được áp dụng trong các công nghệ, kỹ thuật phục vụ các lĩnh vực điện tử, truyền thông, giao thông vận tải và đời sống xã hội.
      • Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức như anten và truyền sóng, siêu cao tần, kỹ thuật truy nhập, kỹ thuật xử lý âm thanh, hình ảnh, kỹ thuật truyền dẫn số, các trung tâm chuyển mạch, các hệ thống truyền dẫn, các loại mạng công cộng, mạng riêng, an toàn và bảo mật thông tin, truyền thông đa phương tiện…

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn để có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
      • Có kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các hệ thống điện tử, truyền thông;
      • Có kỹ năng sáng tạo trong xử lý các tình huống và kỹ năng giải quyết các vấn đề theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra;
      • Có kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Điện tử, Truyền thông;
      • Có kỹ năng nghiên cứu, khám phá và sáng tạo để phát triển kiến thức trong và ngoài các lĩnh vực được đào tạo;
      • Có kỹ năng nhận biết và phân tích bối cảnh, môi trường.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông có thể làm việc tại:
      • Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, Công ty Ericsson, Alcatel, Siemens, Cisco, Samsung, Nokia, Huawei, ZTE...
      • Tại các công ty quản lý và khai thác mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, Gtel Mobile, S-Fone, Vietnamobile, Indochina Telecom;
      • Đài truyền hình Trung ương và các đài truyền hình địa phương;
      • Các công ty thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
      • Các phòng kỹ thuật và bảo mật mạng các ngân hàng và các doanh nghiệp trong cả nước...

      Khai thác vận tải

      Kinh tế - Quản lý
      4 năm
      Kinh tế - Quản lý
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 143 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D01: Toán – Văn – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức chung để làm cơ sở cho người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong môi trường kinh doanh khai thác các loại hình vận tải thực tế.
      • Nắm vững được các kiến thức chung của khối ngành khai thác vận tải làm cơ sở để học tập các môn học chung của nhóm ngành và chuyên ngành khai thác vận tải. Đồng thời nắm bắt được các kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh khai thác thác vận tải.
      • Nắm vững được các kiến thức chung của nhóm ngành để tiếp tục học tập các kiến thức chuyên sâu của các chuyên ngành trong khối ngành khai thác vận tải.
      • Kỹ năng:
      • Kỹ năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề: Tổng quát hóa, đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp kiến nghị, đồng thời có các kỹ năng như lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực.
      • Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức bao gồm: Khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức.
      • Kỹ năng tư duy một cách hệ thống là: Khả năng phân tích vấn đề có so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.
      • Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc như: văn hóa, chiến lược phát triển đơn vị, mục tiêu, kế hoạch của đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề được đào tạo, làm việc thành công trong đơn vị…

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải như: Bộ Giao thông Vận tải, các Tổng cục, các Vụ, các Sở giao thông vận tải…
      • Có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, giáo dục đào tạo về giao thông vận tải như các viện nghiên cứu trực thuộc bộ Giao thông Vận tải, Viện nghiên cứu chuyên ngành giao thông vận tải, các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp giao thông vận tải.
      • Có thể làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      Công nghệ thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 142 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin:
      • Nắm vững các kỹ thuật, ngôn ngữ, công cụ lập trình, biết cách phân tích thiết kế thuật toán;
      • Nắm vững các kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống thông tin, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp hệ thống, xây dựng phần mềm;
      • Nắm vững các kiến thức về mạng máy tính, an toàn thông tin và an ninh mạng, vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin.

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích một vấn đề, xác định các yêu cầu, từ đó thiết kế, xây dựng và kiểm thử một chương trình, một phần mềm, một hệ thống để đáp ứng các nhu cầu mong muốn. Cụ thể như sau:
      • Có kỹ năng tham gia vào các đội dự án xây dựng phần mềm trong một số quá trình như phân tích, thiết kế, xây dựng, kiểm thử, triển khai, quản trị hệ thống thông tin và đảm bảo kỹ thuật vận hành các phần mềm;
      • Có kỹ năng thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Tiếp cận được các công nghệ mạng mới và thành thạo trong vấn đề bảo mật hệ thống mạng.
      • Có kỹ năng viết báo cáo kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo, qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nhận Bằng “Kỹ sư Công nghệ thông tin”, có thể làm:
      • Kỹ sư lập trình, phân tích thiết kế, kiểm thử, xây dựng, tích hợp hệ thống tại các công ty phần mềm;
      • Kỹ sư quản trị các hệ thống thông tin hoặc quản trị mạng tại các cơ quan, doanh nghiệp;
      • Tham gia giảng dạy ở các trường đào tạo về Công nghệ thông tin.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 142 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình Quản trị kinh doanh đào tạo cho người học kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề trong thực tế; rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán, hợp tác và làm việc theo nhóm; đồng thời tạo cho họ có khả năng làm việc trong môi trường năng động và thường xuyên thay đổi.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức cơ sở phục vụ cho học tập các kiến thức chung hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nói chung một cách khoa học và hệ thống.
      • Nắm vững kiến thức dành cho nhóm ngành hẹp hơn và được thực tập nghiệp vụ tại các doanh nghiệp và cơ quan quản lý doanh nghiệp.
      • Lập và thẩm định dự án đầu tư trong kinh doanh;
      • Kỹ năng khởi nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh;
      • Khảo sát, phân tích đánh giá định tính và định lượng chất lượng nguồn nhân lực;

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề. Các kỹ năng như khởi nghiệp và tổ chức quản lý doanh nghiệp, lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực;
      • Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề (phát hiện, hình thành, tổng quát hóa, đánh giá, phân tích, giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp kiến nghị);
      • Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức (khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức);
      • Có kỹ năng tư duy một cách hệ thống (khả năng phân tích vấn đề theo logic có so sánh dưới nhiều góc độ trong môi trường kinh doanh biến động);

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sinh viên ra trường có đủ kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và kỹ năng mềm để làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các hình thức pháp lý và sở hữu trong và ngoài nước.
      • Sinh viên cũng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước như sở Giao thông vận tải, các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giao thông vận tải... Ngoài ra, sinh viên có thể khởi nghiệp kinh doanh.

      Kỹ thuật môi trường

      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      4 năm
      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 142 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Sinh viên ngành kỹ thuật môi trường được đào tạo để có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy được kiến thức chuyên sâu và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức khoa học xã hội liên quan đến lĩnh vực đào tạo

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: sinh thái học, nguyên lý kỹ thuật môi trường, hóa lý, phân tích môi trường, hóa kỹ thuật môi trường, vi sinh kỹ thuật môi trường, cơ kỹ thuật, địa chất công trình, thủy văn công trình các ứng dụng trong thiết kế, thể hiện bản vẽ nhằm trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật môi trường có kiến thức và kỹ năng phục vụ tốt cho các môn học chuyên ngành;
      • Sinh viên được trang bị kiến thức tin học để khai thác, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành.

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và sắp xếp công việc, có khả năng làm việc độc lập; tự tin trong môi trường làm việc;
      • Có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân ;
      • Có kỹ năng tạo động lực làm việc;
      • có kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp;
      • Kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng đồ họa và ứng dụng tin học trong hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực môi trường như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ của các Tỉnh, Thành phố, các Phòng Tài nguyên và Môi trường ở các Huyện;

      Có thể làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, công ty và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật môi trường, môi trường và khai thác tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giữ gìn và cải tạo chất lượng môi trường đặc biệt lĩnh vực giao thông vận tải;

      Quản lý xây dựng

      Quản lý xây dựng
      4 năm
      Quản lý xây dựng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 9 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 159 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng công trình giao thông nhằm đào tạo các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ chuyên môn tiên tiến trong những chuyên ngành lựa chọn, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành Quản lý xây dựng có khả năng đảm nhận các công việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; các ban quản lý dự án xây dựng; các viện nghiên cứu; các trường đào tạo...

      Kỹ thuật cơ khí

      Kỹ thuật cơ khí
      4 năm
      Kỹ thuật cơ khí
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 145 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Cơ khí, người học có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có tri thức và kỹ năng về thiết kế tính toán, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa các trang thiết bị thuộc Ngành Kỹ thuật Cơ khí nói chung và cơ khí trong lĩnh vực GTVT nói riêng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành;
      • Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành;
      • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Cơ khí, cụ thể: tính toán thiết kế về động lực học, các cơ cấu và máy cũng như tính toán thiết kế chế tạo lắp ráp bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và kiểm định các phương tiện giao thông vận tải: ô tô, đầu máy, toa xe, tàu điện - mêtrô; động cơ đốt trong; máy xây dựng và xếp dỡ...

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng thiết kế, tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí;
      • Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành được đào tạo;
      • Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm chuyên ngành;
      • Có kỹ năng phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Làm công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện, chuyên viên, biên tập viên... tại các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ, các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cơ khí nói chung và cơ khí giao thông vận tải nói riêng;

      Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thiết kế, các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.

      Kỹ thuật nhiệt

      Kỹ thuật Nhiệt
      4 năm
      Kỹ thuật Nhiệt
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 145 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản và thành thạo các kiến thức chuyên môn (thiết kế, phân tích, lập dự án, thi công, tư vấn giám sát, vận hành, bảo trì hệ thống) trong các lĩnh vực cấp nhiệt, kỹ thuật lạnh, điều hòa không khí, kỹ thuật thông gió...

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Tư vấn thiết kế, giám sát và thi công các hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống sấy và hệ thống cung cấp nhiệt.

      Vận hành, sửa chữa và kiểm định các hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí trung tâm và hệ thống sấy và hệ thống cung cấp nhiệt.

      Kỹ thuật điện

      Kỹ thuật điện
      4 năm
      Kỹ thuật điện
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 9 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 160 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và khả năng hoạt động nghề nghiệp trong các chuyên ngành lựa chọn với trình độ chuyên môn tiên tiến, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức rộng về Toán học, Tin học, Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật.
      • Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức ngành như mạch, hệ thống, linh kiện và thiết bị Điện – Điện tử dựa trên kỹ thuật vi xử lý, máy tính, điều khiển, tự động, kiến thức về truyền thông và xử lý tín hiệu, điện tử chất rắn, điện tử công suất, điện tử quang, truyền động điện và cung cấp điện.
      • Kiến thức trên được áp dụng trong các công nghệ phục vụ các lĩnh vực công nghiệp, đời sống xã hội và giao thông vận tải.

      Kỹ năng:

      • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn để có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
      • Có kỹ năng vận hành các hệ thống Điện – Điện tử;
      • Có kỹ năng sáng tạo trong xử lý các tình huống và kỹ năng giải quyết các vấn đề theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra;
      • Có kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Điện – Điện tử.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Các trung tâm khoa học công nghệ, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp: nhà máy luyện cán thép, nhà máy nhiệt điện – thuỷ điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, ôtô.. hoạt động trong các lĩnh vực điện tử công nghiệp, giao thông vận tải;
      • Công ty liên doanh nước ngoài về lĩnh vực sản xuất công nghiệp và điện tử, trong đó có lắp đặt, chế tạo, sửa chữa các thiết bị điện tử như: vô tuyến, máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt, chế tạo các linh kiện - cấu kiện điện tử, các thiết bị phần cứng máy tính...
      • Các cơ sở Y tế: sinh viên tốt nghiệp có thể vận hành, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị y tế;

      Toán ứng dụng

      Toán ứng dụng
      4 năm
      Toán ứng dụng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Sinh viên chuyên ngành Toán ứng dụng được trang bị các mảng kiến thức Toán học, Tin học và Thống kê. Sinh viên được rèn luyện tư duy phân tích, tư duy logic, tư duy chiến lược, khả năng tổ chức và quản lý điều hành.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm trong các ngành nghề, lĩnh vực:
      • Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
      • Các tập đoàn sản xuất các thiết bị thông minh.
      • Các công ty phần mềm, máy tính, truyền thông.
      • Tổng cục thống kê, các sở khoa học công nghệ.
      • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 143 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Mục tiêu đào tạo:

      Chương trình Kế toán cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn sâu về các loại hình doanh nghiệp khác nhau, kỹ năng thiết kế và xử lý các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... phục vụ cho các mục đích khác nhau của doanh nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế học và vận dụng vào điều kiện Việt Nam;
      • Nắm vững kiến thức về thống kê và vận dụng thống kê trong các doanh nghiệp, cách xử lý và sử dụng các kết quả thống kê để dự đoán mức độ hiện tượng trong tương lai;
      • Nắm vững kiến thức về hệ thống tài chính qua chức năng và cấu trúc của hệ thống tài chính, vốn, nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp;
      • Nắm vững kiến thức trong công tác thẩm định giá và đánh giá giá trị của doanh nghiệp;

      Kỹ năng:

      • Nắm và vận dụng các phương pháp kế toán, vận dụng đúng chế độ kế toán tài chính để kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và trình độ quản lý tài chính, phù hợp với nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán;
      • Thực hiện kế toán trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng, thương mại, dịch vụ; kế toán ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị hành chính sự nghiệp;
      • Vận dụng kiến thức tin học để thực hiện công tác kế toán trên máy tính; thực hiện việc ghi sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp;
      • Thực hiện kiểm toán tài chính, xây dựng kế hoạch kiểm toán tài chính trong doanh nghiệp; thực hiện kiểm toán các chu trình bán hàng, thu tiền, chu trình hàng tồn kho, chu trình mua vào và thanh toán…

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Đảm nhận công việc kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp;
      • Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính kế toán;
      • Tư vấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán cho các đơn vị có yêu cầu;
      • Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về kế toán.

      Kinh tế

      Kinh tế
      4 năm
      Kinh tế
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 8 học kỳ.

      Khối lượng kiến thức: 143 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
      • Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
      • Tổ hợp xét tuyển:
        • A00: Toán – Lý – Hóa
        • A01: Toán – Lý – Anh
        • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Có kiến thức chuyên sâu về kinh tế, quản lý trên cấp độ nền kinh tế, ngành và lĩnh vực gắn với chuyên ngành đào tạo;
      • Nắm vững các kiến thức về các phương pháp, công cụ phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chương trình – dự án phát triển kinh tế – xã hội trên phạm vi nền kinh tế, ngành, lĩnh vực và địa phương.

      Kỹ năng:

      • Kỹ năng phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực kinh tế – xã hội;
      • Có bản lĩnh nghề nghiệp, có khả năng thích ứng linh hoạt trước diễn biến của thực tiễn;
      • Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề trong phạm vi chuyên môn, sáng tạo trong công việc;
      • Khả năng cập nhật kiến thức, độc lập nghiên cứu và tự học để đáp ứng yêu cầu của công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Cử nhân ngành Kinh tế có thể là cán bộ quản lý kinh tế tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế – xã hội từ trung ương đến địa phương, các loại hình doanh nghiệp; nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu kinh tế, giảng viên trong các trường đại học, nghiên cứu viên hoặc nhân viên tư vấn trong các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế.

      Đánh giá

      1 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      7.6
      Cơ sở vật chất
      7.6
      Môi trường HT
      7.2
      HĐ ngoại khoá
      8.0
      Cơ hội việc làm
      7.6
      Tiến bộ bản thân
      7.2
      Thủ tục hành chính
      7.6
      Quan tâm sinh viên
      7.6
      Hài lòng về học phí
      7.2
      Sẵn sàng giới thiệu
      7.2
      Giảng viên
      7.6
      Cơ sở vật chất
      7.6
      Môi trường HT
      7.2
      HĐ ngoại khoá
      8.0
      Cơ hội việc làm
      7.6
      Tiến bộ bản thân
      7.2
      Thủ tục hành chính
      7.6
      Quan tâm sinh viên
      7.6
      Hài lòng về học phí
      7.2
      Sẵn sàng giới thiệu
      7.2

      Chi tiết từ học viên

      Người dùng Edu2Review
      Người dùng Edu2Review
       

      Nhận Xét Về Trường

      Đã học khoá học: Công nghệ kĩ thuật công trình giao thông tại đây.

      Ưu điểm

      Giang viên tâm huyết, môi trường học tập năng động, cơ sở vật chất tiện nghi đầy đủ

      Điểm cần cải thiện

      Lắp điều hòa cho sinh viên

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Học tập ở đại họcGiao Thông Vận Tải rất thú vị, đây là môi trường đáng rất đáng để học tập và rèn luyện

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (website: utc.edu.vn) có lịch sử hình thành lâu đời và là trường trọng điểm của các ngành Kỹ thuật trong cả nước.

      Giới thiệu chung

      Là một trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lĩnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Trường được thành lập năm 1960 và trực thuộc Bộ giáo dụ và Đào tạo.

      Đây là một ngôi trường hàng đầu Việt Nam về đào tạo và giảng dạy chuyên sâu về khoa học kĩ thuật và ứng dụng chuyên sâu.

      Đại học Giao thông Vận tải Hà nội

      Lịch sử hình thành

      Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được khai giảng lại dưới chính quyền Cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

      Sau nhiều lần đổi tên, vào ngày 6/11/1985 Trường chính chính mang tên Đại học giao thông vận tải cho đến ngày nay.

      Hiện nay trường có hai cơ sở trong đó cơ sở chính được đặt tại Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – TP.Hà Nội.

      Video giới thiệu trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (Nguồn: Youtube – Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam)

      Sứ mạng

      Trường Đại học Giao thông Vận tải có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao thông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động của khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội.

      Nhà trường đã đào tạo cho đất nước hàng vạn Kỹ sư, hàng ngàn Thạc sỹ và Tiến sỹ. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc ngành GTVT đều tốt nghiệp từ Nhà trường.

      Mục tiêu

      Phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trường đại học đa ngành về khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế với nhiều cấp và loại hình đào tạo khác nhau; duy trì vị trí đầu ngành trong lĩnh vực GTVT và trở thành trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.

      Đến năm 2020 hội nhập với các trường tiên tiến trong khối ASEAN và một số nước Châu Á, có uy tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học và đẳng cấp về lĩnh vực GTVT.

      Đội ngũ giảng viên

      Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1.068 người; trong đó có 792 Giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 356 Thạc sỹ.

      Hàng năm, các nhà khoa học của Trường tiến hành nghiên cứu khoảng 30 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, 60 đề tài cấp cơ sở và hàng chục đề tài liên kết với với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

      Nhiều cán bộ của Trường là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành. Nhà trường cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục Đào tạo; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Hoạt động sinh viên

      Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ được Nhà trường quan tâm.

      Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên, ngoài thời gian học tập, sinh viên còn tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các giải thể thao của Trường và khu vực như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua...

      Sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động trong và ngoài trường

      Ngoài ra còn có các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện giao lưu với các doanh nghiệp, đảm bảo trang bị những hành trang cần thiết khi ra trường.

      Ngoài ra các tổ chức của Thanh niên trong nhà Trường như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên còn tổ chức các hoạt động cộng đồng hướng thế hệ trẻ tới các sinh hoạt mang tính xã hội. Nhiều phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức được sinh viên tham gia và hưởng ứng nhiệt tình...

      Sinh viên tham gia hiến máu

      Câu lạc bộ guitar của trường

      Cơ sở vật chất

      Trường Đại học Giao thông Vận tải được xây dựng trên khuôn viên có tổng diện tích gần 21ha, gồm các khu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng làm việc, hội trường, thư viện, nhà văn hóa, sân vận động… Tất cả đều được thiết kế hiện đại và bố trí hợp lý với nhu cầu sử dụng.

      Khu giảng đường có 216 phòng học với diện tích trên 23.600m2 được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, Trường có hệ thống phòng máy tính được nối mạng ADSL, 4 phòng học ngoại ngữ chuyên dùng và trung tâm Thông tin thư viện điện tử giúp giảng viên, sinh viên có điều kiện tiếp cận và ứng dựng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, học tập nhằm đạt được kết quả cao nhất.

      Thư viện điện tử của Trường Đại học GTVT là một trong những thư viện lớn trong các trường đại học ở Việt Nam.

      Thư viện trường Giao thông Vận Tải

      Hiện nay trung tâm quản lý 37.000 loại tài liệu với trên 120.000 bản tài liệu in trên giấy, các loại hình tài liệu như giáo trình và sách tham khảo tiếng Việt; sách tham khảo tiếng Anh, Nga, Pháp. Luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu khoa học, ấn bản định kỳ, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ngoài ra còn chứa trên 3600 tài liệu điện tử toàn văn bằng tiếng Anh về các lĩnh vực chuyên ngành.

      Ngoài ra, để trang bị cho sinh viên những kiến thức thiết thực và bổ ích cũng như nâng cao hoạt động nghiên cứu, Nhà trường đã đầu tư mới và nâng cấp 36 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập, thực hành với những thiết bị hiện đại.

      * Ký túc xá

      Khu ký túc xá có điện tích 20.411m2, gồm 230 phòng và hiện có khoảng 1.800 sinh viên đang cư trú. Khu ký túc xá biệt lập với khuôn viên trường nhưng vẫn được giám sát và quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự và việc di chuyển không gây ảnh hưởng đến học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có hội trường lớn với diện tích 2.197m2, nhà văn hóa 985,78m2 và 3.129m2 sân vận động phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ và thể dục thể thao.

      Ký túc xá Giao thông Vận Tải

      Thành tựu

      Trong hơn 60 năm hoạt động trường đã đạt được những thành tích sau:

      • Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (2012)
      • Anh hùng Lao động (2007)
      • Huân chương Hồ Chí Minh (2005)
      • Huân chương Độc lập: hạng ba (1986), hạng nhì (1995), hạng nhất (2000)
      • Huân chương Lao động: hạng nhất (1982 và 1990), hạng nhì (1977 và 2004), hạng ba (1966 và 1999)
      • Huân chương Kháng chiến: hạng nhì (1973)
      • Huân chương của Lào: 2 huân chương tự do, 1 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương hữu nghị

      Ngoài ra còn nhiều giải thưởng và huân chương khác.

      Nguồn: Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

      Địa điểm