Bài học khởi nghiệp: Phản biện start-up, cần hay không cần ? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Bài học khởi nghiệp: Phản biện start-up, cần hay không cần ?

      Bài học khởi nghiệp: Phản biện start-up, cần hay không cần ?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Chặng đường Start up là hành trình đầy rẫy những chông gai, thử thách, đòi hỏi sự hoàn thiện liên tục của tất cả thành viên...

      Trên hành trình vạn dạm đó, khó có ai có thể lèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng mà không có sự phản biện của người khác. Vậy phản biện đối với start up có vai trò như thế nào? Các founder phải làm gì để đối mặt với sự phản biện. Bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Phú viết trên group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt sẽ đem đến một góc nhìn mới về chủ đề này. Cộng đồng đánh giá giáo dục xin trích nguyên văn bài viết.

      Phản biện start-up, cần hay không cần ?

      Theo tôi, trong số chúng ta, ai cũng muốn được yêu thương, được ủng hộ. Thế nhưng những điều tôi muốn chia sẻ ở ngay đây, dành riêng cho các thành viên của phát triển doanh nghiệp Việt, không phải là những tình cảm yêu thương đong đầy, chất ngất, những sự ủng hộ vô bờ bến hay những lời cổ vũ đậm chất kẹo đường đối với người khởi nghiệp. Tôi tạm đặt tên cho nó là "Phản biện start-up". Do thời gian hạn chế, một phần cũng để dễ điều chỉnh về sau đối với từng hạng mục nhỏ của bài viết, cũng như tiện tiếp nhận ý kiến góp ý của những người quan tâm, nên tôi sẽ viết chủ đề này thành nhiều tập, giống như thể loại phim truyền hình Telenovela (viết theo phản ứng khán giả).

      1. Phản biện Start-up là gì?
      Đó là một quá trình mà các nhà đầu tư thật sự, những người thành đạt trong khởi nghiệp, các bậc chuyên gia về khởi nghiệp, những người có công ăn việc làm ổn định chưa bao giờ khởi nghiệp, những người từng khởi nghiệp nhưng chưa thành công và những người chưa thành công cũng chưa bao giờ khởi nghiệp dùng những lý lẽ và kinh nghiệm của mình để đàn áp mọi ý tưởng khởi nghiệp mà họ được trình bày hoặc nghe thấy để chủ nhân của những ý tưởng đó phải dùng hết mọi lý lẽ và khả năng của mình để đấu tranh cho ý tưởng của mình hoặc suy nghĩ lại nhằm khả thi hoá, cải thiện và phát triển ý tưởng hoặc bỏ cuộc.

      2. Phe ta hay phe địch? Một định nghĩa tiếp cận
      Đọc tới đây chắc nhiều anh chị sẽ nghĩ tôi nói xàm. "Phe ta" là người ủng hộ ta, chiến đấu cùng ta. Còn "Phe địch" là người chống đối ta, người tấn công ta. Quá đơn giản phải không ạ? Tuy nhiên, nếu sử dụng định nghĩa này trong "context" của Phản biện Start-up, là hoàn toàn không phù hợp. Bởi nếu theo định nghĩa đó, thì tất cả những người tiếp cận với chúng ta trong khuôn khổ "phản biện" đều là kẻ thù của ta.

      Do đó, tôi sẽ phát biểu định nghĩa như sau:

      "Phe ta" là những người có kiến thức và kinh nghiệm nhất định, vì một lý do nào đó muốn phản biện để đóng góp vào sự phát triển ý tưởng của chúng ta thông qua hoạt động điều chỉnh, cải thiện nếu họ cho rằng ý tưởng đó có khả năng phát triển; và ngược lại, muốn chúng ta phải bỏ cuộc, bắt đầu lại từ đầu với một ý tưởng khác nếu cho rằng những ý tưởng của chúng ta là không khả thi hoặc cơ hội thành công là cực kỳ thấp. Đây là những người thật sự quan tâm đến ta.

      "Phe địch" có hai loại. Một là những người luôn luôn ủng hộ chúng ta bất kể ý tưởng chúng ta có điên rồ ra sao, măc dù họ biết những ý tưởng đó là không khả thi, thậm chí họ đã từng thất bại với ý tưởng đó. Hai là những người luôn luôn phản đối chúng ta mặc dù họ chưa bao giờ có bất kỳ kinh nghiệm hay kiến thức nào về ý tưởng của chúng ta. Đơn giản vì sự thành công hay thất bại của chúng ta chẳng liên quan gì đến họ, thậm chí họ không muốn chúng ta thành công hơn họ, hay đau đớn hơn, họ sẽ lấy làm thích thú khi thấy chúng ta thất bại giống họ hoặc thê thảm hơn họ.

      "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Tôi cho rằng điều này luôn đúng và chưa bao giờ là thừa thải. Do đó, phần tiếp theo tôi sẽ đưa ra những công cụ nhận định ai thật sự là phe ta, ai thật sự là phe địch.

      3. Ba bước xác định phe địch
      Chúng ta cần xác định ai là phe địch, để tự nhũ bản thân rằng họ không thể kề vai sát cánh với chúng ta, không phải là chỗ dựa tinh thần cho ta, càng không phải là nơi có thể cung cấp cho chúng ta nguồn tài chính mà chúng ta cần.

      Bước 1: Xác định phe địch mặc định
      Trong số các đối tượng sau đây: i) các nhà đầu tư thật sự, ii) những người thành đạt trong khởi nghiệp, iii) các bậc chuyên gia về khởi nghiệp, iv) những người có công ăn việc làm ổn định chưa bao giờ khởi nghiệp, v) những người từng khởi nghiệp nhưng chưa thành công và vi) những người chưa thành công cũng chưa bao giờ khởi nghiệp, theo tôi chúng ta cần phải loại bỏ ngay 02 đối tượng: đối tượng iv và vi.

      Tại sao lại như vậy?

      Thứ nhất, đối tượng có công ăn việc làm ổn định, sau một thời gian dài, họ sẽ càng ngày càng lún sâu vào cái bẫy, mà tôi tạm đặt tên là bẫy ổn định (stability trap). Môt khi đã rơi vào bẫy này rồi, họ sẽ bị chị phối bởi nhiều bẫy khác, vốn dành riêng cho những người thành công bằng nghề nghiệp. Do đồng lương của họ là cố định và có xu hướng tăng theo thâm niên, nên họ dễ dàng hoạch định mọi thứ trong phạm vi đồng lương của mình. Các mối quan hệ, các khoản chi tiêu, các hình thức định vị bản thân theo đó cũng định hình.

      Khi đến một mức độ nhất định, thì viêc họ buông bỏ tất cả để quay sang khởi nghiệp là một khả năng rất khó xảy ra. Do đó, những đối tượng này sẽ cố thuyết phục chúng ta nổ lực giống như họ, bởi đó là một tấm gương thành công điển hình và rõ ràng.

      Thứ hai, đối với đối tượng chưa thành công cũng chưa bao giờ khởi nghiệp. Khỏi phái nói, đối tượng ngày sẽ không có một chút giá trị nào dành cho chúng ta. Họ không có hiểu biết, không có kinh nghiệm và chẳng có chút can đảm nào để chúng ta học hỏi cả.

      Đối tượng này càng tránh xa càng tốt, bởi vì nếu không khéo chúng ta nghe theo những lời lẽ mà họ góp nhặt được đây đó trên internet rồi họ truyền đạt lại cho chúng ta trên cơ sở chưa kiểm chứng, chúng ta sẽ vô tình trở thành vật thí nghiệm. Do đó, không nên chia sẻ nhiều với đối tượng này, chỉ tổn phí thời gian vô ích.

      Bước 2: Cách xác định ai là người thờ ơ với ý tưởng của bạn
      Những người này, hoặc là họ quá bận với ý tưởng, công việc của họ, hoặc là chẳng quan tâm gì đến bạn, do đó càng không thể quan tâm đến những ý tưởng của bạn.
      Đối tượng này có thể nhận biết thông qua những hành vi dưới đây:


      a) Nói những câu vô thưởng vô phạt: Ví dụ:"Hay quá!", "Ý tưởng hay đó em, triển khai đi em!" "Còn trẻ mà, cứ làm đi rồi học hỏi từ kinh nghiệm",... Để phát hiện đối tượng dạng này, bạn chỉ cần hỏi: "Hay chỗ nào? Em có thể bắt đầu từ đâu?..." Lúc đó họ sẽ tiếp tục trả lời đại khái và chúng ta sẽ chẳng thu thập được thông tin nào rõ ràng hết.


      b) Nghe vấn đề của bạn cho đã rồi nói về vấn đề khác. Ví dụ: Mày bán quần áo hả, hay đó, mấy đứa bạn của tao bán cũng dc lắm, mỗi ngày bán được cả triệu. Cũng có mấy đứa ở quê nuôi cá, mỗi lần thu hoạch được mấy tấn, lãi mấy chục triệu như chơi.... Cuối cùng bạn sẽ chẳng biết nên làm cái nào.


      c) Bàn ra nhưng lại không bàn đến nơi đến chốn. Ví dụ: "Ừ, cũng hay, mà tao thấy sao sao đó". "Theo anh, em nên đi làm cho mấy nhà hàng một thời gian rồi hãy mở nhà hàng. Nhưng nếu đã quyết tâm rồi thì em cứ làm."... Nghĩa là họ cũng thấy không khả thi, nhưng họ tự mở cho mình một đường lui, bằng cách đưa ra câu thòng (vì xui mình thành công thì họ sẽ không bị mất uy tín).

      Cần hay không cần phản biện, điều đó còn phụ thuộc vào mỗi người. Một thái độ cởi mở và lắng sẽ sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro cho các start up.

      Theo Nguyễn Thanh Phú (Phát Triển Doanh Nghiệp Việt)

      *Nằm trong chiến lược, định hướng tập trung đi sâu vào mảng giáo dục, EBIV ra mắt thương hiệu Edu2Review. Đây là website chuyên đánh giá các đơn vị giáo dục.

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Luyện thi TOEIC

      Việt Nam xếp thứ mấy trong khu vực về trình độ tiếng Anh?

      06/02/2020

      Đa phần các quốc gia thuộc khu vực châu Á đều xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai để học và giao ...

      Bạn cần biết

      Tiếng Anh Việt Nam ở vị trí nào trên bản đồ thế giới?

      06/02/2020

      Trước khi lao đầu vào cày bừa tiếng Anh thì hãy xem trình độ ngoại ngữ Việt Nam ...

      Kinh Doanh

      Tổ chức thành công Sự kiện Hợp Tác và Hữu Nghị Việt – Thái năm 2018

      06/02/2020

      Ngày 15/09/2018, Sự kiện Hữu Nghị và Hợp Tác Việt – Thái đã diễn ra vào lúc 8 giờ sáng tại ...

      Kinh Doanh

      Gần 100 thương hiệu Thái Lan tìm cơ hội hợp tác tại TP HCM 09/2018

      06/02/2020

      Các doanh nghiệp thời trang, ẩm thực, mỹ phẩm, cơ khí chế tạo... sẽ giới thiệu sản phẩm nổi tiếng ...