Trăm kiểu làm thêm lừa gạt sinh viên dịp Tết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Trăm kiểu làm thêm lừa gạt sinh viên dịp Tết

      Trăm kiểu làm thêm lừa gạt sinh viên dịp Tết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Tết là lúc các bạn sinh viên tranh thủ làm thêm để dành dụm tiền trước thềm năm mới. Nhưng đây cũng chính là thời điểm các bạn dễ rơi vào bẫy của bọn lừa đảo...

      Tết là mùa của những công việc làm thêm hấp dẫn dành cho sinh viên, và cũng là lúc những việc part-time lừa đảo nở rộ như nấm sau mưa. Vậy làm cách nào để nhận ra những chiêu thường dùng của bọn lừa đảo? Hãy cùng xem nhé!

      EBIV1. Thu lệ phí

      Gần Tết, tại các biển quảng cáo công cộng, điểm dừng xe buýt, thậm chí là cột điện đều dán đầy các mẩu tin tuyển dụng nhân viên làm thời vụ. Những mẩu tin không có địa chỉ rõ ràng mà chỉ có số điện thoại liên hệ này tiềm ẩn không ít nguy cơ với các bạn sinh viên.

      “Nộp tiền trước, có việc sau” là một kiểu lừa gạt phổ biến

      “Nộp tiền trước, có việc sau” là một kiểu lừa gạt phổ biến

      Chúng đều có cùng một kịch bản: sau khi gọi đến số điện thoại trên tờ rơi, các bạn sẽ được chỉ dẫn đến “văn phòng” giới thiệu việc làm để trao đổi công việc. Khi đến nơi, không cần biết ứng viên ra sao, tất cả đều phải nộp hồ sơ với mức lệ phí “nho nhỏ” từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, nếu muốn đi làm luôn thì phải nộp thêm tiền với lý do dịp Tết số người đăng ký rất đông.

      Những trung tâm khác thì tung chiêu “tế nhị” hơn bằng cách thu tiền may đồng phục, đặt cọc tiền hàng… Cuối cùng, các bạn sẽ không nhận được công việc và cũng không bao giờ lấy lại được số tiền đặt cọc mà bạn bỏ ra.

      EBIV2. Môi giới việc làm

      Có nhiều mẩu quảng cáo tìm việc làm mà khi bạn liên hệ, hóa ra đó lại là trung tâm giới thiệu việc làm. Những trung tâm này sẽ yêu cầu bạn đóng hết khoản tiền này đến khoản tiền khác mà không thật sự nhận được việc làm nào cả.

      Trung tâm môi giới việc làm – liệu có tốt đẹp như vẻ bề ngoài?

      Trung tâm môi giới việc làm – liệu có tốt đẹp như vẻ bề ngoài?

      Hồng Loan, sinh viên năm thứ hai trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội đã bị “sa bẫy” của “văn phòng” giới thiệu việc làm ở phố Tam Trinh, khi bạn liên hệ theo số điện thoại trên tờ rơi được phát trước cổng trường sau giờ học. Gọi là văn phòng nhưng ở đó chỉ có 2 chiếc bàn với ít giấy tờ, không hề có biển hiệu, và “người ở đó trông cũng chẳng ra dáng nhân viên gì cả”.

      Tuy nhiên, vì háo hức đi làm kiếm tiền về sắm Tết, Loan vẫn nộp hồ sơ với lệ phí 50.000 đồng, dù lúc đầu trên tờ rơi ghi rõ “không cần nộp lệ phí”. Không chỉ vậy, một nhân viên ở đây lại dẫn Loan và người bạn sang một “văn phòng” khác để “phỏng vấn”, và phải nộp lệ phí 150.000 đồng nếu muốn đi làm luôn vì dịp Tết số người đăng ký rất nhiều. Đoán ra mình đã bị lừa, Loan kiếm cớ “chuồn thẳng”.

      EBIV3. Bóc lột sức lao động

      Khác với những trường hợp kể trên, nhiều bạn trẻ có việc làm nhưng công việc lại bóc lột sức lao động nặng nề, đặc biệt là những công việc thời vụ dịp Tết như bốc vác, kiểm hàng, đóng gói quà cáp, bánh kẹo…

      Các bạn thường xuyên phải làm từ sáng sớm đến đêm muộn, không được nghỉ ngơi vì tiền lương ăn theo sản phẩm. Thậm chí có không ít sinh viên bị quỵt lương, bị lợi dụng mà vẫn phải cắn răng chịu đựng bởi các bạn bị giữ chứng minh nhân dân hoặc thẻ sinh viên.

      Kiểm hàng là công việc dễ bị bóc lột sức lao động

      Kiểm hàng là công việc dễ bị bóc lột sức lao động

      Bạn nam tên Hải, sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã bị gạt như vậy. Tết năm ngoái, Hải ở lại thủ đô xin làm phục vụ cho một quán cà phê ở phố Hàng Nón. Mặc dù làm thời vụ nhưng cửa hàng này vẫn có hợp đồng rõ ràng khiến Hải cảm thấy an tâm.

      Sau 10 ngày làm thêm, Hải bị chủ quán bắt chẹt, phải đền bù vì nghỉ ngang, dù trước đó có thỏa thuận về thời gian làm việc. Hải không ngờ được rằng, bản hợp đồng có vẻ rất minh bạch kia là “có thời hạn”, song lại không ghi rõ trong bao lâu.

      EBIV4. Việc nhẹ, lương cao?!

      Với ngoại hình khá xinh cộng thêm chiều cao lý tưởng, nhiều bạn nữ nhanh chóng được nhận vào làm phục vụ ở các quán cà phê với mức lương khá hời, khoảng 300.000 đồng/ngày. Nhưng các quán này chỉ là quán cà phê “trá hình”, nhiều khách hàng ngang nhiên “sàm sỡ” nữ nhân viên, còn chủ quán thì “làm ngơ” và dọa không trả lương nếu không đáp ứng được thời gian làm việc theo hợp đồng.

      Hãy cẩn thận với việc làm phục vụ tại các quán cà phê “trá hình”

      Hãy cẩn thận với việc làm phục vụ tại các quán cà phê “trá hình”

      Lau dọn nhà cửa cũng là một công việc được nhiều bạn lựa chọn, vì tiền lương khá tốt mà công việc thì không mấy vất vả. Nhưng trên thực tế, có nhiều gia đình thông đồng với trung tâm môi giới để giăng bẫy quỵt tiền công. Vở kịch ông chủ giở trò “chọc ghẹo”, ngay lúc đó bà chủ nhà đi chợ về hô hoán ầm ĩ và gọi người đến đánh, “con mồi” chỉ còn biết bỏ chạy gần như trở thành chuyện thường thấy. Thậm chí có khi bạn phải đưa thêm tiền nếu muốn rời đi an toàn.

      EBIV5. Đa cấp – cái bẫy muôn thuở

      Bán hàng đa cấp là tương lai phù phiếm được dựng lên để dụ dỗ sinh viên lọt bẫy. Lương tháng chục triệu chẳng thấy đâu, mà sự thật các bạn nhận lại chính là số nợ ngày càng chồng chất, bạn bè người thân xa lánh (vì sợ bị dụ dỗ vào đường dây).

      Mô hình đa cấp với ước mơ lương tháng chục triệu là cái “bẫy” dụ dỗ rất nhiều sinh viên

      Mô hình đa cấp với ước mơ lương tháng chục triệu là cái “bẫy” dụ dỗ rất nhiều sinh viên

      Bạn Vũ Văn Thái (sinh viên năm 1, Đại học Thương Mại) có lần được một người bạn gái mới quen trên xe bus rủ đi chơi đêm Noel ở một công ty bán hàng đa cấp. Không khí sôi động, các bạn trẻ bằng tuổi mình tự tin thuyết trình trước hàng nghìn người, lương tháng chục triệu... làm Thái thấy “xiêu lòng”. Được các bạn tận tình tư vấn, chỉ cho con đường làm giàu nhanh nhất, Thái không ngần ngại vay mượn bạn bè, thậm chí vay nặng lãi, tổng cộng là hơn 3 triệu, để tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp.

      Nhưng chỉ sau 2 tuần, Thái đã tự “rút lui”: “Mình thấy mất quá nhiều thời gian vào đó, lúc nào cũng chỉ nghĩ đi làm, tìm khách hàng và chăm sóc mà quên cả ăn, học. Kì thi vừa rồi trượt mấy môn. Mình dành dụm tiền ăn, tiền mua vé tàu mẹ gửi ra để trả nợ, giờ lo kiếm tiền về quê chứ chẳng còn tâm trí nào mà học hành.”

      Nhu cầu tìm việc part-time dịp gần Tết trong cộng đồng sinh viên thường rất cao, và chính vì những món “hời” trước mắt này mà nhiều bạn rơi vào bẫy những kẻ lừa đảo. Các bạn cần tỉnh táo trước những công việc nhàn hạ “hái” ra tiền, mà những kẻ “đục nước béo cò” dệt nên trước mắt.

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để tìm hiểu những cơ hội thực tập đầy hấp dẫn.

      Yến Nhi tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Việc làm

      TUYỂN CTV ONLINE LƯƠNG CAO 5TR/THÁNG TẠI EDU2REVIEW

      08/01/2024

      Bạn có đam mê bán hàng và muốn tham gia vào một công ty uy tín với mức lương và hoa hồng hấp dẫn ...

      Việc làm

      Edu2Review tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn năm 2019

      06/02/2020

      [Cơ hội duy nhất năm 2019] Edu2Review tuyển dụng chuyên viên Tư vấn, Kinh doanh, Graphic ...

      Việc làm

      [Edu2Review] Quán quân Startup Wheel tuyển thực tập sinh khu vực TP. HCM

      06/02/2020

      Edu2Review, quán quân Startup Wheel 2016 đang tuyển dụng vị trí thực tập sinh (có phụ cấp hàng ...

      Việc làm

      [Công ty Cổ phần Bánh Mì Má Hải] Tuyển dụng tháng 9

      06/02/2020

      MÁ HẢI đang tuyển vị trí công việc cực chất dành cho các bạn trẻ có đam mê kinh doanh nè! Nhanh ...