Cuộc chiến leo thang của bộ ba học phí, tình phí và sinh hoạt phí | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Cuộc chiến leo thang của bộ ba học phí, tình phí và sinh hoạt phí

      Cuộc chiến leo thang của bộ ba học phí, tình phí và sinh hoạt phí

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Đối với sinh viên “tiền” luôn là vấn đề muôn thuở. Trước tình hình giá cả liên tục tăng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các bạn sinh viên?

      Hiện tại, các bạn học sinh đang đứng trước nỗi lo “leo thang” của bộ ba Học phí – Sinh hoạt phí – Tình phí. Thực trạng hiện tại ra sao? Làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Hãy cùng Edu2review tìm hiểu nhé.

      Học phí

      Với mục đích là muốn đầu tư vào cơ sở vật chất nên nhiều trường công lập và dân lập đều tăng học phí và hướng đến tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa thấy đâu nhưng trước mắt gánh nặng học phí đã và đang đè lên vai của mỗi bạn sinh viên.

      Học phí tăng có đi kèm với chất lượng?

      Học phí tăng có đi kèm với chất lượng tăng (nguồn: Thanh niên)

      Vô vàn lý do được đưa ra cho việc tăng học phí nhưng sinh viên đâu quan tâm được nhiều đến vậy, họ chỉ biết túi tiền của mình bị “rỗng” đi. Mức tăng học phí đối với các bạn ở thành phố hay gia đình khá giả thì không là vấn đề nhưng đối với những bạn từ quê lên thành phố là cả một gánh nặng. Bạn có thể đi làm thêm hoặc vay vốn sinh viên để nộp học phí nhé.

      Sinh hoạt phí

      Với thời buổi giá cả leo thang như hiện nay, không những học phí mà cả sinh hoạt phí cũng tăng đáng kể. Vậy sinh hoạt phí bao gồm những khoản nào?

      Sinh hoạt phí = Tiền ăn + Tiền thuê nhà + Tiền xăng xe + Các khoản chi tiêu khác.

      Giá xăng tăng, giá thịt tăng, giá rau tăng,… thì sinh hoạt phí phải tăng. Nếu bạn không chi biết cách thích nghi và cân đối các khoản chi tiêu này thì thật lo lắng với tình trạng “viêm màng túi” vào cuối tháng.

       Các bạn sinh viên phải cân đối chi tiêu các khoản cho hợp lý

      Các bạn sinh viên phải cân đối chi tiêu các khoản cho hợp lý (nguồn: Diễn đàn mẹ của bé)

      Có nhiều khoản bạn nhất định phải chi nhưng bạn vẫn tìm cánh tiết kiệm được. Thay vì ăn ngoài thì hãy nấu ăn ở nhà, vừa tiết kiệm được tiền ăn mà lại sạch sẽ và an toàn. Bật mí nhé, nấu chung với nhiều người sẽ đỡ tốn kém hơn nhưng bữa ăn vẫn đầy đủ dinh dưỡng đấy. Buổi sáng ăn cơm ở nhà cũng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều.

      Nên tìm phòng ở gần trường để tiết kiệm được chi phí xăng, xe và cả tiền gửi xe. Chi phí phòng trọ và điện nước chiếm một phần khá lớn trong tổng phí sinh hoạt. Nếu được thì nên ở ghép, vừa tiết kiệm tiền phòng vừa có người nấu ăn chung. Như thế “tiện cả đôi đường” phải không nào?

      Các khoản chi tiêu khác dành cho viêc mua sắm, ăn uống với bạn bè, điện thoại,… là các khoản chi tiêu thay đổi theo từng tháng và khó lường trước được. Vì vậy, hãy cân chắc kỹ trước khi ra quyết định tiêu tiền vào “động không đáy” này nhé.

      Tình phí

      “Tiền nong không quan trọng, quan trọng là tình cảm” là quan điểm của nhiều người, nhưng trong thời buổi vật giá leo thang như hiện tại thì tình phí có thể “không quan trọng” nữa không?

      Hết học phí tăng đến sinh hoạt phí leo thang, nhiều bạn sinh viên phải “thắt lưng buộc bụng” để có đủ tiền chi tiêu trong tháng. Thế mà bây giờ có người yêu lại phải thêm tình phí, vậy có nên có người yêu khi đang là sinh viên? Làm sao để cân đối giữa tình phí và tình yêu? Đây là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra.

       Tình phí

      Hãy chia sẻ gánh nặng tình phí cùng người yêu nhé (Nguồn: Netlife)

      Khi đi ăn các bạn nên chủ động “cam – pu – chia” với nhau cho hợp lý. Tiền nong luôn là vấn đề nhạy cảm, vì thế hãy nói khéo léo về quan điểm của mình để người yêu hiểu và chia sẻ cho phù hợp. Không ít trường hợp, lúc chia tay mang chuyện tiền nong ra để chì chiết nhau hay “chia tay anh đòi quà” đấy. Thế nên hãy cứ xòng phẳng ngay từ đầu sẽ tốt hơn. Như vậy, không những cân đối được tình phí mà còn giúp bạn và người yêu hiểu nhau hơn đấy.

      Mỹ Hạnh

      Edu2Review – Công đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam.


      Có thể bạn quan tâm

      Confession

      Đọc sách đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?

      06/02/2020

      Theo quan điểm cá nhân thì tôi ví đọc sách là một Nghệ thuật và người đọc sách là một Nghệ sĩ. ...

      Việc làm

      Vừa xem phim vừa kiếm tiền cho những ai giỏi tiếng Anh

      06/02/2020

      Có công việc nào mà vừa xem phim vừa kiếm tiền không nè? Đây nè, nếu bạn giỏi tiếng anh và mê ...

      Confession

      5 món quà "bá đạo" dành tặng thầy cô nhân dịp 20/11

      06/02/2020

      Chẳng phải hoa tươi hay những món quà đắt tiền, bạn có biết những món quà nào mới gây bất ngờ cho ...

      Confession

      Kỉ niệm thời cấp 3 trong tôi là…

      06/02/2020

      Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đi qua những ngày tháng học trò với biết bao kỉ niệm vui ...