Trước 1975, người Việt đã học ngoại ngữ thế nào? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Trước 1975, người Việt đã học ngoại ngữ thế nào?

      Trước 1975, người Việt đã học ngoại ngữ thế nào?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Có thể bạn không biết, nhưng trước 1975, trình độ ngoại ngữ của người Việt rất khá, thậm chí có người còn biết nhiều hơn 2 ngôn ngữ. Cùng Edu2Review tìm hiểu xem " trình ngoại ngữ " của người xưa giỏi cỡ nào nhé.

      Cụm từ “trước 1975” có lẽ khá quen thuộc với nhiều người, và theo nhiều tài liệu thì đây là giai đoạn mà Việt Nam chúng ta tiếp thu nhiều tinh hoa và có những bước tiến lớn về kinh tế. Mỹ danh “Hòn Ngọc Viễn Đông” được tặng cho Sài Gòn là một minh chứng cho những tinh hoa của đất Việt.

      Thế nên những nhận xét về việc giới trẻ có phần tụt hậu về tiếng Anh so với thế hệ trước là hoàn toàn có cơ sở đấy nhé. Bạn sẽ bất ngờ với trình độ ngoại ngữ của người Việt giai đoạn trước đấy. Cùng Edu2Review thực hiện chuyến du hành về quá khứ và tìm hiểu những người đi trước đã học ngoại ngữ thế nào nhé!

      Sài Gòn là Hòn ngọc viễn đông

      Hòn Ngọc Viễn Đông một thời hoa lệ

      EBIV1. Có hơn 2 ngôn ngữ thịnh hành tại Việt Nam trước 1975

      Tiếng Việt của người Việt vốn có chung nguồn gốc với các thứ tiếng khác ở Đông Nam Á. Nó thuộc họ Nam Á. Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaysia, phần lớn Campuchia và phần lớn Việt Nam.

      Một điều không thể phủ nhận là văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, do đó ngôn ngữ và chữ viết của chúng ta ít nhiều có nét tương đồng với chữ Hán. Thời Bắc thuộc, chính quyền Trung Quốc dù cai trị trực tiếp hay gián tiếp, cũng thi hành một chính sách nhất quán là đồng hoá Việt Nam về chính trị và văn hoá.

      Sau này, khi đã giành được độc lập từ tay người Hán, Việt Nam có nhu cầu tiếp thu văn hóa Hán để củng cố độc lập bằng văn hoá. Về sau, tiếng Việt đã tiếp thu các yếu tố Hán Việt và các yếu tố Hán Việt Việt hoá làm phong phú kho từ vựng của mình. Từ đó, chúng ta hình thành ra cách đọc Hán Việt, một cách đọc chữ Hán riêng của người Việt Nam.

      sách dạy hán văn trước 1975

      Sách dạy Hán văn trước 1975

      Thực tế, người dân Việt Nam rất ít người đọc được chữ Nôm, do vậy vào thế kỉ XVII, với mục đích chính là truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam và học tiếng Việt, hiểu được về đất nước và con người Việt Nam, các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra một hệ thống kí tự ghi tiếng Việt dựa trên hệ chữ cái La tinh. Những năm đầu của thế kỉ XIX hệ thống kí tự này được gọi là chữ Quốc ngữ. Trong ba loại chữ viết thì chữ Hán vẫn chiếm vị thế số một, sau đó đến chữ Nôm, cuối cùng là chữ Quốc ngữ.

      Tiếng Pháp

      Dưới thời cai trị của thực dân Pháp (1861–1945), trên diễn đàn văn hoá Việt Nam, có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt, văn ngôn Hán và bốn văn tự là Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán. Chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp đối với Việt Nam là đồng hoá về ngôn ngữ và văn hoá.

      Người Pháp làm mọi cách để chúng ta tiếp thu và chấp nhận ngôn ngữ cũng như văn hóa nước họ. Các tác phẩm văn học được dịch ra tiếng Pháp, cũng như những sản phẩm của tri thức Pháp về những môn khoa học, nghệ thuật, luật, kinh tế chính trị, văn học… cũng được dịch ra tiếng Việt.

      Các chính sách về dạy tiếng Pháp được áp dụng trên khắp Nam Kì và trên toàn Đông Dương. Tuy nhiên, rất nhiều người đã phản đối việc này. Các nhà tri thức yêu nước đã tích cực đi đầu trong việc truyền bá chữ quốc ngữ và phát triển tiếng Việt vì nhận ra vai trò của chữ Quốc Ngữ. Dù vậy, nhiều người Việt khá giỏi tiếng Pháp và ngày nay nó cũng là ngôn ngữ được dạy ở một số trường cùng với tiếng Anh.

      trường chuyên lê hồng phong

      Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tiền thân là trường Petrus Ký, là ngôi trường đi đầu trong phong trào "Dạy và học bằng tiếng Việt" thay cho tiếng Pháp thời bấy giờ

      Tiếng Anh

      Cũng tương tự trường hợp thời Pháp thuộc, tiếng Anh khi du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng khá lớn đến ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Tiếng Anh giai đoạn này được gọi là tiếng Mỹ bởi lẽ có sự hiện diện của nhiều người đến từ Mỹ và các quốc gia đồng minh. Tuy nhiên, thời kỳ này, chỉ một tầng lớp người dân được học tiếng Anh bài bản, phần lớn người ta học hỏi qua giao tiếp với nhau, gọi là tiếng Anh bồi.

      Thời bao cấp ở Việt Nam, tiếng Anh vẫn chưa được coi trọng, chính quyền chỉ chú trọng vào việc dạy tiếng Nga hoặc tiếng Trung cho học sinh. Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngoại ngữ mới và được đưa vào hệ thống giáo dục. Rất nhiều từ tiếng Việt hiện nay được vay mượn từ tiếng Anh, có thể kể đến như tivi, radio, internet… Thậm chí, câu oẳn tù tì cũng bắt nguồn từ cách đọc chệch đi của “one, two, three” trong tiếng Anh.

      sách dạy tiếng Anh trước năm 1975

      Một quyển sách dạy ngữ vựng (từ người miền Nam dừng để gọi từ vựng giai đoạn này) tiếng Anh

      Bên cạnh ba ngôn ngữ trên, tiếng Nga cũng là ngôn ngữ được khá nhiều người Việt sử dụng thông thạo.

      EBIV2. Trình độ ngoại ngữ của người Việt trước 1975

      Ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn về tiếng Anh thôi bạn nhé. Theo tác giả Hoàng Vân Vân, trong bài nghiên cứu “Hiện trạng và vấn đề của việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam” (The current situation of Teaching English in Vietnam, 2008), ở miền Bắc những năm 1975 - 1986, 70% học sinh chọn tiếng Nga. Kế tiếp là tiếng Trung và tiếng Pháp. Tiếng Anh chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 1980 khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế. Năm 1982, tiếng Anh trở thành một môn học bắt buộc ở cấp trung học phổ thông.

      trường học đà nẵng trước 75

      Một trường học tại Đà Nẵng trước 1975

      Dù là ngôn ngữ đến Việt Nam muộn hơn, nhưng nhiều người Việt ý thức được tầm quan trọng của nó và bắt đầu học ngôn ngữ này. Dù không phải tất cả, nhưng đại đa số người Việt có thể giao tiếp khá bằng tiếng Anh. Trong quá trình viết bài này, Edu2Review đã phát hiện ra khá nhiều clip thú vị khi người Việt nói tiếng Anh trước 1975. Cách nói tiếng Anh của họ khá tự tin và lưu loát. Và bạn sẽ bất ngờ hơn khi thử tìm kiếm các clip này vì nhân vật chính là những em bé bụi đời.

      Có khá nhiều tri thức Việt ở giai đoạn này giỏi ngoại ngữ. Các nhà văn thuộc tầng lớp trí thức thường xuyên được tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, do vậy họ khá lưu loát tiếng Anh và tiếng Pháp. Sử sách Việt ghi nhận trường hợp nhà bác học Trương Vĩnh Ký mới 26 tuổi đã thông thạo 25 ngoại ngữ khiến một nhà văn Pháp phải thốt lên rằng :"Trên trái đất này rất khó tìm ra người thứ hai say mê ngôn ngữ như Trương Vĩnh Ký".

      nhà bác học trương vĩnh ký

      Nhà bác học, nhà yêu nước Trương Vĩnh Ký. Ngôi trường Petrus Ký được đặt theo tên của ông

      Nói chung, dù không phải đại đa số nguời Việt Nam vào giai đoạn này đều giỏi ngoại ngữ, và những ví dụ mà chúng tôi tìm được là chưa thật sự bao quát. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng với điều kiện thiếu thốn về phương tiện học tập như vậy, nhưng rất nhiều người vẫn có thể tự tin nói hay viết nhiều ngoại ngữ. Và so với hiện tại, việc cho rằng trình độ tiếng Anh của thế hệ trước tốt hơn hiện nay là có cơ sở.

      Đọc xong bài viết này, bạn có thấy khâm phục ông cha ta không nào? Bạn thấy đấy, họ đã chứng minh dù gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn thành công khi học ngoại ngữ dựa vào sự nỗ lực của mình. Quan trọng hơn là họ nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ. Hy vọng bạn cũng sẽ noi gương thế hệ người đi trước và học tiếng Anh bằng tất cả nỗ lực của bản thân nhé!

      sai gòn mảnh đất hoa lệ những năm 1975Sài Gòn có trở lại là Hòn Ngọc Viễn Đông hay không phụ thuộc vào các bạn trẻ

      Chúng tôi tin rằng việc học tiếng Anh chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi bạn chọn đúng nơi và học đúng phương pháp. Nếu đã quyết tâm học tiếng Anh, hãy tìm hiểu thông tin cẩn thận để việc học đạt kết quả tốt bạn nhé!

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Lê Vy tổng hợp từ ngonngu.net

      Edu2Review - The No.1 Education Review Website


      Có thể bạn quan tâm

      Bạn cần biết

      Muốn giỏi tiếng Anh nhất định phải “cày” 5 bộ phim này

      24/05/2023

      Học giao tiếp tiếng anh qua phim ảnh là phương pháp học nhanh và thú vị nhất nhưng ...

      Bạn cần biết

      Thời gian nào trong ngày học ngoại ngữ "đỉnh" nhất?

      06/02/2020

      Chọn đúng thời điểm sẽ giúp bạn học ngoại ngữ hiệu quả. Vậy bạn có biết những thời điểm “vàng” ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...