Chương trình
Ngành
Ngôn ngữ NhậtThời lượng
1 thángThời gian đào tạo: 04 năm
Khối lượng kiến thức: 139 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)
Đối tượng tuyển sinh: theo quy định chung về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Về kiến thức:
Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Nhật Bản, rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ở mức độ thành thạo, cho phép người học đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: làm công tác biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về kỹ năng:
- Có kỹ năng vận dụng các kiến thức Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản để giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu.
- Bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa Nhật Bản, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác như hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức:
Kiến thức chung
- Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản cuả triết học Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao.
- Có trình độ ngoại ngữ 2 thuộc một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Trung: HSK III (Hán ngữ quốc tế); tiếng Nhật: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Hàn: cấp III (tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Nga: A2 (tiêu chuẩn của Bộ); tiếng Pháp: A2 (tiêu chuẩn châu Âu).
- Có kiến thức về tin học văn phòng.
- Có khả năng làm nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo
Kiến thức chuyên ngành
- Chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa Nhật
+ Có kiến thức tương đối sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hóa - văn học Nhật Bản; rèn luyện và phát huy các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ở mức độ thành thạo.
+ Có trình độ tiếng Nhật tương đương cấp độ 2 (Tiêu chuẩn quốc tê - kỳ thi năng lực tiếng Nhật, có thể tham gia học ở các trường Đại học Nhật)
+ Có kiến thức để hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học và văn hóa Nhật Bản cũng như có khả năng làm việc trong một số hoạt động dịch vụ khác như: làm hướng dẫn du lịch, bảo tàng,...
- Chuyên ngành tiếng Nhật Biên - Phiên dịch
+ Có kiến thức cơ bản về lý thuyết dich thuật
+ Có kiến thức về phương pháp thu thập và tiếp thu những kiến thức ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong quá trình công tác.
Về kỹ năng:
Có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Có khả năng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực chuyên môn như nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, đối chiếu so sánh ngôn ngữ, văn hóa,...
- Chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa Nhật
+ Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ vào việc nghiên cứu, phân tích các thể loại văn bản tiếng Nhật và nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Nhật - Việt.
+ Có khả năng trình bày những nét cơ bản liên quan đến văn hóa, văn học Nhật Bản.
- Chuyên ngành tiếng Nhật Biên - Phiên dịch
+ Về Phiên dịch: có khả năng chính là "dịch đuổi" và chủ yếu hướng Nhật - Việt; có khả năng nghe và ghi chép một phát ngôn bằng tiếng Nhật kéo dài từ 08 đến 10 phút rồi trình bày lại ngay bằng tiếng Việt theo đúng nội dung, sắc thái ngôn ngữ bản gốc với thời lượng tương đương.
+ Về Biên dịch: có khả năng biên dịch hai chiều Nhật - Việt và Việt - Nhật, các văn bản thông tin loại hình đại chúng (báo chí), văn bản hành chính hay văn bản khoa học của một số chuyên ngành phổ thông (y tế, giáo dục, môi trường,...)
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước
- Các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến công việc biên dịch hay phiên dịch
- Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch và một số lĩnh vực khác (nếu được học tích lũy thêm học phần Du lịch hoặc Thương mại)
- Giảng dạy tại các trường THCS, THPT (nếu được tích lũy thêm về chuyên ngành sư phạm)
- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học trong và ngoài nước.
- Có khả năng theo học chuyên ngành Ngôn ngữ hoặc Ngôn ngữ học ứng dụng
- Có khả năng tiếp thu các công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp,...
Nguồn: Đại học Ngoại ngữ Huế.