Chinh phục nhà lãnh đạo luôn là câu hỏi thách thức các nhân viên! (Nguồn: Office)
Ai cũng biết rằng, bản thân họ không chỉ làm việc vì tiền mà còn để thăng tiến. Tuy nhiên, điều khó nhất vẫn là làm thế nào để những người lãnh đạo có thể tin tưởng vào khả năng của bạn khi đưa ra một quyết định mang tính mạo hiểm. Mọi thứ đều có nguyên nhân và bài viết này sẽ chỉ ra những bí quyết giúp bạn chiếm trọn sự tin tưởng của sếp mình.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
1. Hãy hiểu rõ sứ mệnh của mình
Việc của bạn là hỗ trợ cho thành công của sếp và bạn được trả lương để làm điều đó. Các bậc lãnh đạo không bao giờ muốn nhân viên khiến mình bị xuống tinh thần hay làm hỏng việc.
Họ muốn một người có khả năng khiến cho họ lúc nào cũng cảm thấy hãnh diện và hài lòng. Hãy hiểu và coi đây là sứ mệnh của chính mình.
Nắm được mục tiêu và nhiệm vụ sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà lãnh đạo (Nguồn: Keyministy)
2. Phát triển một mối quan hệ tích cực
Thật sự, nhiều người dành rất nhiều thời gian làm việc cùng cấp trên của mình nhưng họ chẳng mảy may nghĩ đến chuyện nuôi dưỡng và tạo mối quan hệ tốt với sếp ngoài làm việc.
Hãy chủ động tìm hiểu con người của sếp. Hãy xem anh ấy/ cô ấy là người có tính cách như thế nào. Sếp quê ở đâu? Làm sao sếp có được vị trí như bây giờ? Những bài học sếp đã học được trên con đường sự nghiệp của mình là gì?
Những câu hỏi đơn giản như vậy có thể giúp bạn hiểu người khác và giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc hiểu mục tiêu, quan điểm, cách hành xử của sếp và biết cách phản ứng cho phù hợp.
3. Hiểu về những mục tiêu của sếp
Tất cả các nhân viên nên biết về mục tiêu và kỳ vọng của sếp mình. Nếu bạn không rõ ràng về những điều đó, bạn nên tìm cơ hội để nói chuyện với sếp để hiểu rõ hơn.
Tại sao ư? Bởi vì tất cả mọi thứ bạn làm trực tiếp gắn liền với những thứ trên. Bằng cách hiểu được mục tiêu của sếp mình, bạn sẽ biết được mình có thể đóng góp gì vào sự thành công chung của cả tổ chức.
Hãy hiểu rõ sếp bạn muốn gì! (Nguồn: Alpha)
4. Dự đoán trước được những nhu cầu của sếp
Một khi bạn hiểu mục tiêu của sếp, bạn sẽ dễ dàng dự đoán nhu cầu của anh ấy/cô ấy hơn. Ví dụ, nếu bạn biết rằng mục tiêu của sếp bạn là ký hợp đồng với sáu khách hàng mới trong tháng tới, hãy đánh dấu lưu ý về các cuộc họp cần ưu tiên vào lịch của sếp và hỏi xem sếp cần gì để bạn có thể chuẩn bị.
Bằng cách đáp ứng những nhu cầu của sếp trước khi anh ta nghĩ đến hay yêu cầu, bạn sẽ dễ dàng tạo được cảm tình với sếp hơn mà không phải tỏ ra bợ đỡ hay nịnh nọt.
5. Không bao giờ để sếp bị thiếu thông tin và bị động
Bạn biết rằng sẽ có chuyện không hay xảy ra? Bạn đang phải đương đầu với một khách hàng khó tính hay một đối tác đang bực tức nhưng mọi thứ ngoài tầm kiểm soát? Điều đó nghĩa là họ sắp sửa gọi điện thẳng đến cho sếp của bạn đấy.
Điều duy nhất bạn nên làm bây giờ là: Trình bày cho sếp biết vấn đề sắp sửa xảy ra. Không có gì khiến sếp cảm thấy phiền phức hơn là việc trở nên bị động và không hiểu đang có chuyện gì. Vậy nên trước khi khách hàng gọi đến cho sếp, hãy giải thích cho ông ấy hiểu rõ hoàn cảnh và những gì bạn đã làm để cố gắng xử lý, để ông ta có sự chuẩn bị và bình tĩnh giải quyết vấn đề.
Luôn chủ động tìm kiếm và cung cấp thông tin cho sếp sẽ giúp họ tin tưởng bạn hơn! (Nguồn: Aim)
6. Làm tốt nhiệm vụ của mình
Một trong những cách tốt nhất để quản lý mọi thứ đó là bạn phải quản lý được chính mình. Trong cuốn “Bảy thói quen của người thành công” của Stephen Covey có nói rằng, “Những người làm việc hiệu quả thường làm hai điều: Họ cố gắng làm mọi việc thật tốt, và họ biết ưu tiên cho việc gì.”
Vậy nên, hãy thực hiệncả hai việc đó. Khi bạn làm tốt nhiệm vụ của mình, bạn khiến cho công việc chung đạt kết quả tốt đẹp, và sếp bạn có cái để tự hào trong các cuộc họp. Bởi một vị sếp tốt thì có những nhân viên xuất sắc.Đó chẳng phải là cách rất tốt để bạn trở nên thân thiết với sếp hay sao?
7. Chỉ cho sếp biết nên sử dụng tài năng của bạn như thế nào
Thế mạnh của bạn là gì? Các bài trắc nghiệm và kiểm tra năng lực nói gì về bạn? Bạn làm thế nào để đối phó với áp lực, tranh cãi? Những giá trị của bạn là gì và nó sẽ góp phần hoàn thiện các điểm mạnh của sếp bạn như thế nào?
Khi bạn hiểu rõ những vấn đề này, hãy nói chuyện với sếp của bạn về việc làm thế nào để bạn có thể phát huy năng lực của mình tốt nhất. Làm việc ăn ý với sếp là một quá trình kết hợp những điểm mạnh của cả hai người để mang lại thành công cho toàn đội.
Bạn là ai? Bạn tài năng như thế nào? Hãy cho sếp mình biết! (Nguồn: Glassdoor)
8. Tôn trọng thời gian của sếp
Có thể cả bạn và sếp đều đang cùng làm việc và phấn đấu vì một mục tiêu, nhưng điều đó không có nghĩa thời gian của sếp cũng là của bạn và bạn cứ quấy rầy họ vô tội vạ. Hãy học cách chọn thời điểm thích hợp để trao đổi với sếp, đó là lúc mà anh ta/cô ta cũng đang tập trung vào vấn đề mà bạn cần hỏi chứ không nên tự dưng mang đến một mớ thông tin không liên quan, họ sẽ mất thời gian xử lý và cũng bị xao nhãng công việc đang làm.
Đừng mắc một sai lầm, điều mà nhiều người thường mắc phải, đó là coi nhẹ vai trò của việc xây dựng mối quan hệ tốt với sếp của mình. Hãy nhìn xung quanh xem bạn có thể làm được gì để cải thiện điều này và cố gắng thực hiện chúng cho tốt. Khi bạn làm được điều đó,bạn sẽ cảm thấy hứng thú và hài lòng hơn với công việc của mình và hơn nữa trong quá trình thực hiện điều này, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều mà trước kia bạn chưa từng nghĩ tới.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Phùng Hạo (tổng hợp)
Nguồn: trolykinhdoanh