Dạo ba miền xem món ăn cổ truyền ngày Tết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Dạo ba miền xem món ăn cổ truyền ngày Tết

      Dạo ba miền xem món ăn cổ truyền ngày Tết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc trưng ngày Tết, bạn đã biết hết chưa? Cùng Edu2Review tìm hiểu những món ngon truyền thống của ba miền nào!

      I. Miền Nam

      1. Thịt kho trứng

      Vào những ngày giáp Tết, người miền Nam thường chuẩn bị một nồi thịt kho trứng thơm ngon để đãi khách. Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết và chỉ có ở miền Nam mới có cách nấu thịt kho ngon, hấp dẫn không ai sánh bằng.

      Món ăn này là sự kết hợp của vị béo ngậy đến từ thịt ba chỉ, vị bùi bùi của trứng và vị ngọt của nước dừa tươi. Một nồi thịt kho được đánh giá là hoàn hảo khi nước trong nồi có màu vàng cánh gián đặc trưng.

      Món thịt kho này được ăn kèm với cơm trắng và dưa hấu

      Món thịt kho này được ăn kèm với cơm trắng và dưa hấu

      2. Bánh tét

      Nếu như với người miền Bắc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết thì với người miền Nam, bánh tét cũng có vai trò tương tự như vậy. Cách thực hiện của món ăn này tương tự như bánh tét của miền Trung nhưng gồm hai loại nhân là mặn và ngọt. Bánh tét thường được ăn kèm với tôm khô và củ kiệu mang đến vị ngon vô cùng đặc trưng.

      Bánh tét ở miền Nam có nhân mặn và nhân ngọt

      Bánh tét ở miền Nam có nhân mặn và nhân ngọt

      3. Tôm khô củ kiệu

      Tương tự như món dưa hành của người miền Bắc, dưa món của người miền Trung, củ kiệu ngâm chua là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết. Món ăn này thường được chuẩn bị trước Tết khoảng 10 ngày. Khi ăn, người dân miền Nam thường ăn kèm củ kiệu với một ít tôm khô để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.

      Tôm khô củ kiệu thường được ăn kèm với bánh tét

      Tôm khô củ kiệu thường được ăn cùng với bánh tét

      4. Canh khổ qua

      Canh khổ qua là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong những ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món ăn giải nhiệt bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi thời tiết miền Nam luôn nắng nóng.

      Canh khổ qua với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”

      Canh khổ qua với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”

      II. Miền Trung

      1. Củ cải kho thịt heo

      Củ cải kho thịt heo là món ăn sở hữu hương vị đậm đà, có thể ăn kèm với bánh tét hoặc cơm trắng đều rất ngon. Cách thực hiện món này cũng khá đơn giản, chỉ cần sử dụng thịt mông, thái miếng và ướp chung với gia vị và kho cùng với củ cải sao cho chín mềm. Với người miền Trung, ngày Tết mà không có củ cải kho thịt heo thì quả thật là điều thiếu sót.

      Củ cải kho thịt heo

      Củ cải kho thịt heo

      2. Bánh tổ

      Bánh tổ là một món ăn đặc biệt, là sự kết hợp tinh tế của gạo nếp và đường. Thường món ăn này được làm nhiều một lúc để sử dụng dần. Khi ăn, có người thích xắt từng miếng và thưởng thức ngay lập tức. Trong khi đó, có người lại thích nướng trên bếp than hồng cho mềm đi hoặc chiên với dầu đậu phộng.

      Bánh tổ là món ăn đặc trưng của người miền Trung

      Bánh tổ là món ăn đặc trưng của người miền Trung

      3. Dưa món

      Trong ngày Tết, nếu như người miền Bắc có món dưa hành, người miền Nam có món củ kiệu, thì với người miền Trung, dưa món là lựa chọn không thể thiếu để ăn kèm với bánh tét. Món ăn này là sự kết hợp của cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu,… được ngâm chua mặn có vị giòn sật sật rất ngon, mang đến một hương vị rất riêng của ngày Tết miền Trung.

      Dưa món

      Dưa món

      4. Thịt heo ngâm nước mắm

      Thịt heo ngâm nước mắm là một món ăn rất được yêu thích và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Món ăn này được chế biến từ thịt heo đem luộc chín, đường quấy với nước mắm. Để nguội các nguyên liệu rồi dùng hũ thủy tinh xếp thịt vào sau đó từ từ đổ nước mắm vào cho ngập miếng thịt, để khoảng 3 ngày thịt ngấm nước mắm là ăn được.

      Món thịt này thường được ăn kèm với củ kiệu chua ngọt, dưa món cùng một số loại rau sống khác, mang đến đủ vị mặn ngọt của đất trời.

      Với người xứ Quảng, món thịt heo ngâm nước mắm đã trở thành món ăn truyền thống trong những ngày Tết

      Với người xứ Quảng, món thịt heo ngâm nước mắm đã trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết

      Ngoài các món ăn trên, người miền Trung cũng có các món như bánh tét, nem chua, giò bò tiêu sọ, bò kho mật mía…

      III. Miền Bắc

      1. Cá chép kho riềng

      Đối với người Miền Bắc, món đầu tiên phải kể trong mâm cỗ là món Cá chép kho riềng. Món ăn này đã lưu lại những kí ức khó phai, vì vậy không thể thiếu nó trong mâm cỗ tết để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Vị thơm nồng của củ riềng hòa quyện với vị ngọt của thịt cá khiến cho chén cơm ngày đông dường như ấm hơn.

      Món cá khó riềng hấp dẫn

      Món cá kho riềng hấp dẫn

      2. Bánh chưng

      Bánh chưng tùy kích cỡ, vuông chằn chặn (nếu gói khuôn) hoặc hơi méo (nếu gói tay). Đa số nơi sử dụng nhân mặn, nhưng một số nơi cho thêm đường để tạo nhân ngọt. Các thành phần còn lại giống nhau, gồm nếp, đỗ, nhân thịt ba chỉ nhiều mỡ, hạt tiêu, có nơi cho thêm hành.

      Bánh chưng là món không thể thiếu của người dân miền Bắc

      Bánh chưng là món không thể thiếu của người dân miền Bắc

      3. Thịt đông

      Thịt đông là món đặc trưng của người miền Bắc. Trong không khí se lạnh, thịt đông trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ (có thể thay bằng gà) cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, lấy nồi thịt ra khỏi bếp và đặt ở ngoài sân, đậy kỹ cho món ăn thu lấy cái rét mướt của đất trời vào đêm. Đến sớm hôm sau đã có nồi thịt đông đẹp mắt.

      Giữa tiết trời se lạnh, thưởng thức món thịt đông mang lại cảm giác ngon miệng và hấp dẫn đến lạ

      Giữa tiết trời se lạnh, thưởng thức món thịt đông mang lại cảm giác ngon miệng và hấp dẫn đến lạ

      4. Dưa hành

      Dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc cho đỡ ngán. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

      Ngoài thịt mỡ, dưa hành là một món không thể thiếu trong món ăn của người dân miền Bắc

      Ngoài thịt mỡ, dưa hành là một món không thể thiếu trong món ăn của người dân miền Bắc

      Trong mâm cơm của người miền Bắc còn có các món ăn truyền thống khác như chân giò nấu măng, miến, mộc nấm, gà luộc, giò, chè kho,…

      Quí Minh (tổng hợp)

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Mẹo thoát nỗi ám ảnh tăng cân dịp Tết

      06/02/2020

      Tết đến là nỗi ám ảnh tăng cân lại bủa vây các chị em phụ nữ. Vậy làm sao để có thể vui chơi hết ...

      Kiến Thức

      Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu?

      06/02/2020

      Tết về nhà nhà người người ai nấy đều vui vẻ, sum vầy. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi tại sao lại có ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...