Những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam trong ngày Tết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam trong ngày Tết

      Những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam trong ngày Tết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Tết Nguyên Đán là ngày hội truyền thống nơi lưu trữ những phong tục tập quán tốt đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay, cùng Edu2Review điểm qua những nét đẹp ấy.

      Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian để chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục tết truyền thống.

      Dù theo thời gian, có những phong tục vẫn được lưu giữ đến ngày nay, có những phong tục đã bị thay đổi hoặc biến mất cùng sự phát triển của đời sống xã hội nhưng ngày Tết ôn lại phong tục đón tết dường như đã trở thành "một phần tất yếu".

      1. Tiễn ông táo về trời

      Đây là hoạt động đầu tiên trong những ngày cuối năm và cũng là báo hiệu cho một năm mới sắp đến. Theo dân gian, ông Táo là người canh giữ bếp và nắm hết tất cả mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo về trời để báo cáo các hoạt động trong một năm vừa qua của gia chủ đến Hoàng Thượng Đế.

      Để ông Táo đi nhanh và báo cáo những điều tốt đẹp, mỗi gia đình càn phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật, bao gồm: Nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà, giấy tiền đều bằng vàng mã, và cá chép – phương tiện để ông Táo có thể vượt Vũ môn lên gặp Thượng đế. Và ngày ông Táo trở về là chiều ngày 30, tức trước đêm giao thừa.

      Tiễn ông Táo về trời

      Tiễn ông Táo về trời

      2. Gói bánh chưng, bánh tét

      Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở như hạt nếp, no đủ với mọi sự thành công và tốt đẹp. Ở miền Bắc người dân chọn món bánh chưng, còn miền Nam lại chọn bánh tét. Công việc làm bánh và gói bánh phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi phải có sự hợp tác cùng làm của nhiều người. Đây cũng chính là dịp mà mọi thành viên trong gia đình có cơ hội ngồi lại bên nhau, mỗi người phụ trách một việc, người rửa lá, lau lá, người ngâm gạo, nấu nếp,…

      Sau chuỗi hoạt động gói bánh, mọi người có dịp ngồi lại bên nhau quây quần trông nồi bánh, những câu chuyện rôm rả của ngày Tết luyên thuyên cho trọn một đêm ấm áp, sum vầy.

      Gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết

      Gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết

      Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn, con người ta không còn dành nhiều thời gian cho hoạt động này nữa mà thường chọn cách đi mua bánh làm sẵn thay vì tự gói bánh ở nhà.

      3. Cúng Giao thừa

      Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục này là để tạ ơn Trời Đất. Hầu như nhà nào cũng có một mâm cỗ để cúng Giao thừa với: Một con gà luộc nguyên con, trái cây, bánh mứt, nến, giấy tiền vàng mã và nhang. Khi đến thời khắc Giao thừa, gia chủ sẽ đặt mâm cúng ở trước sân nhà, đối diện với cửa chính, để thắp nhang cầu mong những điều may mắn, tốt lành và bình an đến với cả nhà.

      Cúng Giao thừa ngày Tết

      Cúng Giao thừa ngày Tết

      4. Xông nhà, xông đất

      Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân vào nhà mình đầu tiên là người xông đất (xông nhà). Người xưa Việt Nam rất coi trọng phong tục này, vì thế mọi người hạn chế đi chúc tết nhau vào ngày mùng Một. Người được đi xông đất thường là người lớn tuổi, hợp với tuổi của người gia chủ, tính tình phải vui vẻ và cởi mở. Những người gia đình có tang cũng kiêng cử, không đến nhà người khác chúc Tết. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, nhưng đa phần mọi người đều tin tưởng bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”

      Xông nhà, xông đất ngày Tết

      Xông nhà, xông đất ngày Tết​

      5. Chúc tết, mừng tuổi

      Ngày Tết chúc nhau những điều tốt lành là phong tục không thể thiếu. Trẻ con thường được người lớn dạy để chúc những điều tốt lành đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Người ta thường chúc nhau an lành, sức khỏe, tiền tài, thịnh vượng.

      Đi kèm với lời chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con bằng một ít tiền nhỏ được đặt trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để tặng lộc đầu năm cho bé. Ngày nay phong tục này vẫn còn được giữ vững, và trở thành nét đẹp tiêu biểu cho ngày đầu năm mới ở Việt Nam

      Chúc tết, mừng tuổi ngày đầu năm

      Chúc tết, mừng tuổi ngày đầu năm

      * Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

      Bảo Ngân tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...