Chương trình
Ngành
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựngThời lượng
5 nămThời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
- Thí sinh Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
- Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư xây dựng ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng có năng lực: Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng VLXD tăng tính hiệu quả cho công trình; thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất VLXD như: bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ,…; có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở như hóa học, cơ học , khoa học vật liệu..., đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, bao gồm: thiết kế công nghệ, phân tích kinh tế, tổ chức và quản lý sản xuất vật liệu; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành công nghệ vật liệu xây dựng hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật vật liệu và kỹ thuật xây dựng công trình.
- Có trình độ tin học để có thể lập trình giải các bài toán về vật liệu như: thiết kế thành phần lựa chọn tỷ lệ phối hợp để được vật liệu hiệu quả nhất, lựa chọn công nghệ tối ưu; sử dụng tốt các phần mềm trong xử lý số liệu thí nghiệm và thiết kế các nhà máy sản xuất vật liệu.
- Có trình độ tiếng Anh theo qui định chung của trường hoặc ở các chương trình khác tương đương. Có khả năng trao đổi và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Nắm vững các yếu tố hình thành nên tính chất của vật liệu, cấu trúc, công nghệ chế tạo vật liệu. Hiểu biết tốt về xu hướng phát triển vật liệu trong xây dựng,
- Có khả năng thiết kế, thi công các nhà máy sản xuất vật liệu. Nắm vững các tiêu chuẩn, qui trình đánh giá kiểm tra chất lượng vật liệu của Việt Nam (TCVN) và Mỹ (ASTM). Có khả năng tổ chức hoặc tư vấn về kiểm định chất lượng vật liệu và công trình.
- Có khả năng phân tích nguồn nguyên liệu, thiết kế, tính toán thành phần, tư vấn tổ chức sản xuất vật liệu với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên. Hiểu biết các ảnh hưởng có hại của sản xuất vật liệu đến môi trường, phát triển các vật liệu thân thiện với môi trường phục vụ cho phát triển bền vững trong xây dựng.
- Có thể tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng.
- Chế tạo những loại vật liệu hiệu quả, nghiên cứu tận dụng tái chế các loại thải phẩm công nghiệp làm vật liệu xây dựng theo các đề tài, dự án.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả: viết báo báo cáo, trình bày và diễn đạt ý tưởng qua lời nói, hình ảnh.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ.
- Linh hoạt, xử lý các tình huống kỹ thuật liên quan đến vấn đề vật liệu xây dựng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng có thể là cán bộ kỹ thuật tại các xí nghiệp, nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất vật liệu: nhà máy bê tông, gốm, xi măng, thủy tinh,...; cán bộ tư vấn về vật liệu tại các công trình xây dựng lớn.
- Cán bộ nghiên cứu trong các viện khoa học, viện nghiên cứu. Tham gia các chương trình, dự án, đề tài khoa học về vật liệu. Cán bộ phụ trách các phòng thí nghiệm đánh giá, kiểm định chất lượng vật liệu.
- Cán bộ quản lý làm việc tại các sở xây dựng, các công ty, các hãng kinh doanh vật liệu.
- Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học ,cao đẳng, trung học.
- Chức danh làm việc khi ra trường: kỹ sư xây dựng, chuyên ngành công nghệ vật liệu xây dựng.