(Nguồn: Kênh 14)
Hầu hết những người đã và đang đi làm đều từng trải qua một thời kỳ “khủng hoảng” trong công việc của mình. Nói đúng hơn chính là bị quá tải với số lượng công việc “ngâp đầu”. Điều đó sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc cũng như kết quả mà bạn đạt được. Vì vậy, tìm ngay cho mình một giải pháp để giải quyết nó là điều rất cần thiết.
Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thử để “đối phó” với "quá tải trong công việc.
Thông báo cho sếp biết
Trong nhiều trường hợp nhận việc quá sức mình, nhiều người vẫn không muốn báo với sếp vì một vài lý do nào đó. Ví dụ như sợ mất măt với sếp, sợ sếp đánh giá thành tích không tốt,… và nhiều lý do khác nữa. Song, đó đều sẽ khiến bạn luôn bị áp lực, thậm chí stress trong công việc.
Đương nhiên sẽ không có một quản lý nào chấp nhận nhân viên của mình thường xuyên phàn nàn về khối lượng công việc quá nhiều. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn nên báo ngay cho quản lý biết để có cách sắp xếp công việc lại một cách khoa học và hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn có thể đề nghị một số giải pháp thực tế để giải quyết số công việc còn lại. Điều đó sẽ cho sếp của bạn thấy được rằng, bạn là một con người có trách nhiệm, không để cái tôi quá cao, không làm chậm tiến độ team của bạn.
Sắp xếp lại công việc
Đôi khi nói cho sếp biết sự quá tải về công việc của không phải là giải pháp tốt nếu sếp cũng đang rất bận hoặc đã đi công tác. Vậy, bạn cần tự tạo cho mình một cách giải quyết khác hợp lý hơn. Đó chính là hãy sắp xếp công việc của bạn lại một cách hợp lý nhất, sau đó giải quyết từng công việc một.
Hãy sắp xếp lại công việc khi bị quá tải nhé! (Nguồn: cafeF)
Trên thực tế, quá tải công việc thường xuất phát từ chính bản thân mỗi chúng ta. Có thể do bạn không thể tưởng tượng được khối lượng công việc của bạn đang ở mức độ nào và đã nhận thêm việc.
Hoặc bạn không có được sư sắp xếp hợp lý và phương hướng giải quyết tối ưu nhất. Vậy, phải làm sao bây giờ? Hãy sắp xếp lại nó, công việc nào gấp, quan trọng và gần tới dealine thì hãy giải quyết nó trước. Bạn cũng có thể chia nhỏ chúng ra và bắt đầu xử lý nó. Như vậy, bạn sẽ làm giảm sự nặng nề của công việc, đồng thời giải tỏa được phần nào cảm giác bức bối vì công việc đè nén.
Hãy nói “không”
Bạn có thể sẽ suy nghĩ thật là không tốt khi từ chối sự phân công của nhóm cho mình. Nhưng thực tế, nó sẽ là một cách làm tốt cho công việc của chính bạn. Bạn nghĩ sao khi bạn nhận một lần quá nhiều công việc và không thể hoàn thành nó được đúng hạn hay chỉ hoàn thành ở mức trung bình.
Chủ nghĩa hoàn hảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn trở nên kiệt sức ở môi trường công sở. Bạn muốn phấn đấu để trở thành một nhân vật trung tâm của nhóm bạn, một con người không gì không làm được. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến bạn đi ngược lại với sức khỏe cũng như mong muốn của chính bạn.
Vì vậy, đôi khi bạn hãy nên nói “không” và đừng ngại, đừng đặt cái tôi cá nhân của mình lên quá cao. Điều đó không chỉ tốt cho riêng mình bạn, mà nó còn tốt cho cả nhóm của bạn. Bởi khi bạn từ chối tức là bạn đang cho họ biết rằng, đây là một nhiệm vụ khó khăn và chúng ta phải giải quyết đấy. Sự phân công khác với độ hợp lý hơn sẽ ra đời và thay bạn giải quyết bị công việc dư ra đó.
Thư giãn một chút
Khi bạn bị quá tải công việc tức là đầu óc của bạn đang rất căng thẳng và mệt mỏi. Lúc đó, bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn một chút để có lại sự thoải mái và ổn định hơn trong tư duy.
Bạn có thể ra ngoài phố hay công việc đi dạo, ăn uống một chút, thậm chí là trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc,…để giảm bớt những áp lực mà bạn đang mắc phải. Sau đó, hãy quay lại tiếp tục công việc của chính mình.
Tìm một quán cà phê để thưởng thức hoặc trò chuyện cùng bè bạn cũng là một phương pháp hữu hiệu để giảm stress (Nguồn: aFamily)
Quá tải trong công việc là một vấn đề mà chúng ta sẽ thường xuyên “gặp gỡ” chúng, nhất là trong môi trường công sở. Chính vì vậy, tìm ra phương pháp giải quyết như thế nào tối ưu nhất luôn rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên lưu ý khi nhận việc cũng như khi sắp xếp chúng để tránh việc tư tạo ra gánh nặng cho chính mình.
Tố Như
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam