Lần đầu tại VN, Edu2Review đề xuất mô hình giáo dục đột phá TAAS (Teaching as a Service) | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Lần đầu tại VN, Edu2Review đề xuất mô hình giáo dục đột phá TAAS (Teaching as a Service)

      Lần đầu tại VN, Edu2Review đề xuất mô hình giáo dục đột phá TAAS (Teaching as a Service)

      Cập nhật lúc 26/07/2022 13:52
      Phôi thai ý tưởng từ 2021, đến nay, lần đầu tiên tại Việt Nam, mô hình giáo dục TAAS (Teaching as a Service) đã được chính thức đề xuất bởi Edu2Review.

      Khái niệm Teaching-as-a-Service (viết tắt là TAAS) được sử dụng lần đầu tiên bởi ông Hồ Đức Hoàn và ông Austin Carter (Edu2Review) vào tháng 10.2021 khi triển khai dự án đào tạo ngoại ngữ. Hai founder của Edu2Review cũng là người đầu tiên trên thế giới đưa ra khái niệm cụ thể về mô hình TAAS trong giáo dục. Vậy mô hình này có những điểm nổi bật nào? Nó được vận hành ra sao, giải quyết các vấn đề gì hiện nay, có theo kịp xu thế giáo dục của thế giới?

      TAAS là gì?

      Teaching-as-a-Service (viết tắt TaaS) là mô hình trong đó các tổ chức (trường/trung tâm/doanh nghiệp) thuê ngoài 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động đào tạo.

      Cụ thể, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một nền tảng đào tạo có tích hợp các chương trình học tập, hoạt động trên nền web hoặc app, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm). Điểm nổi bật của TASS chính là việc dịch vụ được cung cấp 100% thông qua điện toán đám mây (TAAS works through cloud delivery model), như dịch vụ SAAS(1) chính vì vậy mà khách hàng hoàn toàn không tốn chi phí thiết lập, duy trì trong khi sử dụng.

      Bối cảnh và xu hướng giáo dục của thế giới

      Kể từ năm 2019, UNESCO và 193 thành viên của nó (trong đó có Việt Nam) đã nhất trí với Khuyến nghị Tài nguyên giáo dục mở ,các quốc gia nói trên đã tiến thêm một bước là thông qua Khuyến nghị khoa học mở vào cuối năm 2021. Với khuyến nghị này, theo như thông cáo báo chí của UNESCO, các quốc gia đã “nhất trí tuân theo các tiêu chuẩn chung cho khoa học mở” và hơn nữa là thống nhất một lộ trình để không chỉ các công trình khoa học mà tất cả các dữ liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập và nghiên cứu sẽ đều mở và miễn phí cho bất kì ai cũng có thể tiếp cận.

      Khuyến nghị khoa học mở đồng thời xác định tài nguyên giáo dục mở, Khoa học mở và Truy cập mở tới các Kiến thức khoa học mở là một trong những nền tảng quan trọng để học tập suốt đời trở thành hiện thực với đại đa số người dân.

      Việc học tập suốt đời sẽ kéo theo việc phát triển năng lực của người học, cá nhân hóa việc học tập, việc thừa nhận các kết quả học tập giành được trong các bối cảnh khác nhau và thúc đẩy lộ trình học tập mở rất linh hoạt. Điều này, tới lượt nó, sẽ dẫn tới việc xây dựng chính sách học tập suốt đời dịch chuyển từ cung sang cầu. (Tạp chí Tia Sáng, 2022).

      Như vậy, nhiều nước trên thế giới đã xác định Mở và Số làm nền tảng chiến lược giáo dục quốc gia, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức.

      Những điểm còn hạn chế của giáo dục Việt Nam

      • Chưa đáp ứng yêu cầu về học tập suốt đời

      Hệ thống giáo dục K12 và giáo dục bậc cao là một quá trình đào tạo dài hơi, kéo dài trung bình khoảng 16-18 năm. Việc tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nghề sau 3-5 năm và sử dụng kiến thức đó suốt 40-50 năm làm việc không còn là cách tiếp cận phù hợp trong thời đại số. Chính vì vậy, UNESCO đã xác định học tập suốt đời (life time learning) là hoạt động tất yếu để đáp ứng sự thay đổi. Bên cạnh đó, Quyết định 1373/QT/TTg 2021 của thủ tướng chính phủ (2) về đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 cũng đã đồng ý về nguyên tắc xây dựng dự án luật học tập suốt đời. Chính vì vậy, chúng ta cần các mô hình đào tạo phù hợp với yêu cầu trên.

      • Mô hình giáo dục truyền thống còn mang tính đóng, giáo viên là trung tâm

      Hệ thống giáo dục hiện này bao gồm nhiều nhiệm vụ thực hành, nhiều tài liệu, học liệu, phương pháp đã sử dụng qua nhiều năm. Sách giáo khoa giúp tiêu chuẩn hóa, đồng bộ việc giảng dạy trên khắp cả nước nhưng đồng thời cũng là 1 tài liệu mang tính đóng, thời gian thay đổi tính bằng năm. Tài liệu, học liệu phần lớn do thầy cô trong trường xây dựng, truyền đạt nên kiến thức phần lớn chỉ luân chuyển trong nội bộ trường. Hạ tầng số và nhân lực phụ vụ cho ngành giáo dục còn nhiều điểm chưa đồng bộ, không kết nối được với nhau, nhân lực mỏng và trình độ ở mức tương đối chưa đáp ứng đủ nhu cầu chuyển dịch.

      Giáo viên là trung tâm hiểu theo cách cơ bản là phần lớn thời lượng giảng dạy, giáo viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kiến thức còn học viên lắng nghe, ghi chép, học thuộc(3). Điểm tích cực chính là giáo án dạy được thiết kế có hệ thống và tính logic cao, thống nhất xuyên suốt quá trình đào tạo, giúp tái hiện khả năng chính xác của tri thức. Thách thức chính là cần phải xác định vai trò người thầy là trung tâm trong việc hướng dẫn, định hướng còn học trò là trung tâm xử lý, tiếp nhận, ứng dụng. Nếu không sẽ bị rơi vào truyền đạt một chiều, thiếu tính phản biện từ học sinh.

      • Học viên thụ động, chương trình đào tạo thiên về lý thuyết, điểm số

      Học viên đa số tiếp nhận kiến thức một cách bị động, mỗi em có năng lực tiếp thu khác nhau dẫn tới sự không đồng đều về năng lực, khoảng cách này qua thời gian sẽ lớn dần lên, phân hóa thành nhóm giỏi, khá, trung bình nhưng khi lên lớp vẫn nhận chung hình thức dạy (năng lực bị cào bằng do lớp đông, giáo viên khó cá nhân hóa việc học cho từng em). Quyền kiểm soát chủ yếu nằm ở giáo viên, những ý kiến, đề xuất, sáng tạo của học viên nếu có và ngoài "khung" dễ dàng bị bác bỏ, dẫn các em quay về quỹ đạo giảng dạy quen thuộc.

      Chương trình học được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của môn học, chú trọng đến hệ thống kiến thức lý thuyết, việc truyền tải kiến thức chủ yếu diễn dãi những điều có sẵn trong sách, rất ít thời lượng cho sự trao đổi thông tin qua lại giữa thầy và trò. Trong khi ở xã hội hiện tại, học sinh - phụ huynh ngày càng đòi hỏi tính ứng dụng thực tế của kiến thức học được. Chính vì vậy, thách thức của đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển đổi từ việc trang bị kiến thức sang hình thành thái độ, năng lực, kỹ năng thực tế.(4)

      Những ưu điểm mô hình TAAS mang lại cho trường học truyền thống

      Mô hình TAAS được xây dựng trên nền tảng Số và Mở, hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới. Trường học, cơ sở giáo dục truyền thống ở Việt Nam khi tích hợp với mô hình TAAS sẽ nhanh chóng chuyển mình theo hướng Số và Mở, tạo ra nhiều đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của bất kỳ ai, cũng như đáp ứng kỳ vọng ‘đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa’.

      • Mô hình TAAS lấy giáo viên & học viên làm trung tâm - Cá nhân hóa hướng tới học tập suốt đời.

      Chương trình đào tạo được thiết kế lấy giáo viên & học viên làm trung tâm, học viên hình thành tư duy chủ động học tập và kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn và khơi gợi ý tưởng. Bên cạnh đó, học viên hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn tài liệu, bài giảng, bài tập... trên kho học liệu số mở (được đóng góp bởi cộng đồng), dễ dàng chọn lọc nội dung liên quan, phù hợp với nhu cầu và tốc độ học tập của bản thân để có thể hiểu và vận dụng kiến thức tối ưu nhất, giúp học viên hoàn toàn chủ động trong việc học và cá nhân hóa cho từng bạn.

      Điều này dẫn tới 1 sự cộng hưởng tích cực giữa mô hình đào tạo trực tiếp truyền thống (Just in time service model) và mô hình học viên chủ động học khi nhu cầu nảy sinh (just in time learning when the need arises)(5). Tư duy và thói quen chủ động học tập khi có nhu cầu hình thành trong thời gian đi học sẽ đóng vai trò nền tảng, mang tính dẫn dắt trong hành trình học tập suốt đời.

      Giáo viên và học viên là trọng tâm của mô hình TaaSGiáo viên và học viên là trọng tâm phát triển của mô hình TAAS

      • Nội dung trên TAAS đồng bộ với chương trình đào tạo của trường, dễ dàng tùy chỉnh (customize)

      Sử dụng TAAS có thể giúp trường/trung tâm/giáo viên dễ dàng chọn chương trình đồng bộ, phù hợp với sản phẩm của mình mà không tốn chi phí phát triển chương trình, không tốn chi phí và nhận lực vận hành. Bên cạnh đó model TAAS còn giúp giáo viên giải phóng 1 phần công tác giảng dạy, tăng thời gian cho công tác hướng dẫn, định hướng. Các giáo viên chỉ cần có trình độ CNTT cơ bản là có thể sử dụng.

      Một đặc tính nổi bật là TAAS có tính customize (cá nhân hóa) cao độ cho từng trường, nghĩa là linh hoạt thay đổi thiết kế chương trình đào tạo cho phù hợp với đặc thù của trường, việc này giúp trường có thể nhanh chóng tích hợp vào chương trình hiện hữu. Mở ra cánh của để trường, học viên tiếp cận công nghệ giáo dục tiên tiến nhất.

      • Tập trung vào thực hành, xây dựng kỹ năng cụ thể đồng bộ với kiến thức trên lớp

      Kho học liệu số và các chương trình luyện tập bổ trợ cung cấp bởi TAAS tập trung vào thực hành và xây dựng kỹ năng. Sử dụng tổng hợp các phương áp như Project based learning (học tập qua dự án), Game based learning & Gamification, focus group (học theo nhóm), Problem-solution approach (giải quyết vấn đề),... Ngoài ra, người học khi có thắc mắc có thể được hỗ trợ trực tiếp thông qua trợ giảng hoặc gián tiếp khi lên lớp với giáo viên. Các phương pháp sáng tạo(6) cũng được áp dụng linh hoạt để làm ra các nội dung hữu ích nhất.

      • Tiện dụng & linh hoạt với chi phí thấp, mở rộng nhanh

      Các sản phẩm TAAS được phát triển trên nền tảng internet, vận hành dựa trên clould delivery model, nên chỉ cần có thiết bị kết nối mạng thì dù học viên ở đâu, vào bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể truy cập dữ liệu và tiến hành học tập, ôn tập và làm việc. Việc không tốn tiền đầu tư hạ tầng, sản phẩm, duy trì và phát triển mang đến 1 lợi ích to lớn cho khách hàng đó chính là tiết kiệm chi phí sử dụng, thanh toán linh hoạt theo nhu cầu thực tế. Khả năng mở rộng nhanh chóng đáp ứng nhiều học viên cùng lúc cũng là một điểm cộng lớn của mô hình TAAS.

      • Kho nội dung TAAS vận hành theo cơ chế mở, cập nhật nội dung mới nhất

      Các nội dung cung cấp qua mô hình TAAS vận hành theo cơ chế mở, cho phép cộng đồng tham gia vào việc đóng góp tài nguyên số. Mô hình theo cơ chế mở tận dụng tốt hơn sức mạnh của cộng đồng trong việc cập nhật các nội dung mới nhất, hay nhất cho công tác đào tạo. Điểm mấu chốt với các nội dung cung cấp qua TAAS hay EAAS là phải được công nhận bởi tổ chức đào tạo uy tín, hoặc các hiệp hội có chuyên môn, được thừa nhận trong lĩnh vực.

      Cơ chế mở cho phép trường học không chỉ nhận nội dung từ nhà cung cấp TAAS mà còn có thể chủ động trở thành nhà sản xuất nội dung và cung cấp ngược lại. Bênh cạnh đó, mô hình TAAS khi kết hợp với EAAS sẽ mang lại hữu ích khổng lồ cho các đơn vi đào tạo bậc cao, khi thay đổi tư duy đào tạo trong thời gian 3-4 năm thành tư duy đào tạo suốt đời, nơi sinh viên theo học lấy bằng và sau đó tiếp tục quay lại để nâng cấp kiến thức, khi năng trong suốt quá trình làm việc.

      TAASTAAS là giải pháp tiện lợi, tiết kiệm cho các tổ chức

      Tại sao các cơ sở đào tạo nên sử dụng các giải pháp TAAS?

      Hệ thống giáo dục Việt Nam đang dần chuyển mình từ hệ thống đào tạo đóng-nơi kiến thức, dạy và học chỉ luân chuyển trong nội bộ trường- sang hệ thống đào tạo mở, nơi các trường bắt đầu tích hợp các chương trình, giáo trình, giáo viên, kho học liệu... từ bên ngoài. Giải pháp TAAS hoàn toàn phù hợp với định hướng giáo dục mở của Bộ Giáo dục và của nhà trường. Cụ thể, thông qua việc tích hợp mô hình TAAS sẽ giúp các trường nắm bắt được các xu hướng, các giá trị toàn cầu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để tối ưu hiệu quả đào tạo bên trong, đồng thời giúp học sinh mở rộng sự tiếp cận việc học tập so với hình thức đào tạo truyền thống, linh hoạt việc học mọi lúc mọi nơi dựa trên nền tảng công nghệ giáo dục.

      Xu hướng đào tạo hiện tại đang dịch chuyển lấy người học làm trung tâm, tích hợp các giải pháp TAAS sẽ giúp nhà trường nhanh chóng bắt kịp xu hướng trên, vai trò của giáo viên hoàn toàn không lu mờ mà còn đóng vai trò tối quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt học viên. Kho học liệu số của TAAS sẽ giúp học viên hoàn toàn chủ động và cá nhân hóa việc học, phát huy tính chủ động, sáng tạo ở mức cao nhất.

      Một lợi ích tối quan trọng của TAAS chính là các nội dung được thiết kế theo hướng ứng dụng, rèn luyện kỹ năng. Giá trị này sẽ kết hợp với giảng dạy trên lớp sẽ tạo ra giải pháp học đi đôi với hành, trả lời câu hỏi "học để làm gì". Bên cạnh đó còn giúp chuyển đổi tư duy từ tập trung vào lý thuyết (theory focused) sang tập trung vào thực hành (Practical implementation focused), từ tập trung vào khả năng (Ability focused) qua hình thành kỹ năng thực tiễn (Skill focused), phục vụ mục tiêu học tập suốt đời của người học.

      Chi phí thấp cũng là một điểm cộng rất lớn của mô hình TAAS khi nhà trường tiết kiệm được nguồn lực vận hành, xây dựng, duy trì chương trình trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng và tính cập nhật mới nhất. Bên cạnh đó, TAAS chỉ yêu cầu giáo viên có trình độ công nghệ thông tin mức cơ bản để phối hợp, giúp việc triển khai trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Với các trường có nguồn lực giáo viên chất lượng cao, việc phối hợp cùng với các nhà cung cấp TAAS để tạo ra nội dung cũng là nguồn mang lại doanh thu đáng kể.

      Một số đơn vị vận hành theo mô hình TAAS có thể kể tới là: Quipper, Art for Life...

      Mô hình TAAS cần hoàn thiện điều gì?

      Là một mô hình mới trong lĩnh vực giáo dục, mô hình TAAS vẫn có những điểm cần cải thiện.

      • Tính bảo mật thông tin

      Server của TAAS được đặt tại các nhà cung cấp chứ không đặt ở doanh nghiệp. Điều này tạo nên nguy cơ về bảo mật dữ liệu vì toàn bộ dữ liệu đều được lưu trữ trên cloud.

      • Sự đồng bộ trong chất lượng giảng dạy

      Chất lượng đào tạo của nhà cung cấp có thể có sự chênh lệch với chương trình đào tạo và mục tiêu của tổ chức. Các vấn đề liên quan tới đồng bộ kết quả đào tạo với chương trình của tổ chức cũng là 1 thách thức đáng kể.

      Với các lợi ích vượt trội nên trên, TAAS đang trở thành xu thế đào tạo trong xã hội số, là cơ hội để các trường học chuyển mình và bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh bên ngoài. Các trường quan tâm về việc đào tạo, triển khai mô hình TAAS xin vui lòng liên hệ với Edu2Review để được tư vấn thêm.

      Mọi thông tin góp ý hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

      Xin cảm ơn!

      Hồ Hoàn & Austin (Edu2Review)

      *** Bài viết có sử dụng một số nội dung có nguồn từ:

      1. Software as a service- SAAS (wikipedia)

      2. Đề án xây dựng xã hội học tập 2021-2030 (Văn phòng chính phủ)

      3. Phương pháp truyền thống và hiện đại trong đào tạo Triết học (Trần Thị Thơm)

      4. The future of education and skill 2030 (OECD)

      5. What is Education as a Service? (Glen Brown)

      6. Đổi mới giáo dục và đào tạo-xây dựng những người hạnh phúc (GS Phan Dũng)

      7. UNESCO, Press Release, 26/11/2021: UNESCO sets ambitious international standards for open science

      8. Tạp chí Tia Sáng, 5/3/2022, Lê Trung Nghĩa: Gợi ý về chữ MỞ trong giáo dục nước nhà


      Có thể bạn quan tâm

      Hoạt động & Sự kiện

      Sự kiện Triển lãm Công nghệ Giáo dục 2023 đang đến rất gần!

      20/07/2023

      Triển lãm Công nghệ Giáo dục là sự kiện được ClassIn tổ chức hàng năm, tập trung vào các chủ đề: ...

      Hoạt động & Sự kiện

      Edu2Review và Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM ký kết triển khai dự án Eduwing

      18/08/2022

      Sau quá trình tích cực làm việc và trao đổi, Edu2Review và Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM ...

      Hoạt động & Sự kiện

      Triển lãm Công nghệ Giáo dục lớn nhất 2022: Cơ hội và thách thức của ngành hậu Covid

      16/06/2022

      Bức tranh toàn cảnh của thị trường giáo dục hậu Covid tại Việt Nam ra sao? Doanh nghiệp sẽ đối ...

      Hoạt động & Sự kiện

      Giới thiệu bạn bè – Nhận ngay 100.000đ và nhiều ưu đãi hấp dẫn từ Edu2Review

      21/09/2020

      Chỉ cần giới thiệu bạn bè đăng ký khóa học thành công thông qua Edu2Review, bạn sẽ nhận ngay ...