Muốn làm “CHỦ TỊCH NƯỚC” thì học ngành gì? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Muốn làm “CHỦ TỊCH NƯỚC” thì học ngành gì?

      Muốn làm “CHỦ TỊCH NƯỚC” thì học ngành gì?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Bạn muốn tương lại mình sẽ ứng cử chức danh Chủ tịch nước hay đơn giản muốn làm việc trong cơ quan nhà nước mà chưa biết học ngành gì? Vậy đây là bài viết Edu2Review dành riêng cho bạn.

      Một người muốn ứng cử Chủ tịch nước hay làm trong nhà nước thì không bắt buộc phải học đúng một ngành nghề nhất định mà có thể học nhiều ngành nghề khác nhau. Song thứ cần thiết phải trang bị cho mình là kiến thức chuyên sâu về khối ngành Khoa học chính trị. Vậy khối ngành Khoa học chính trị là gì? Cùng Edu2Review đi tìm hiểu nhé!

      Khái niệm về khối ngành “Khoa học chính trị”

      Chính trị học hay khoa học chính trị là một ngành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị.

      Khối ngành Khoa học chính trị nghĩa là gì?

      Khối ngành Khoa học chính trị nghĩa là gì?

      Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm lý thuyết chính trị và triết học chính trị, giáo dục công dân (civics) và chính trị đối sánh (comparative politics), các hệ thống quốc gia, phân tích chính trị (cross-national political analysis), phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý hành chính, ứng xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội, v.v.. Chính trị học còn nghiên cứu các quyền lực trong quan hệ quốc tế và lý thuyết về các quyền lực lớn (Great power) và các siêu cường (Superpower).

      Học Khoa học chính trị có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các thể chế chính trị, về cách mà các chính phủ vận hành cũng như cả về quy trình tạo ra và củng cố các điều luật. Và với những kiến thức này, bạn có thể bước vào rất nhiều phương án công việc khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

      Đào tạo cử nhân Chính trị học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có thể đảm đương các công việc sau :

      - Giảng dạy, nghiên cứu Chính trị học tại các trường Đảng khu vực, trường Chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục chính trị ở các địa phương, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

      - Làm công tác tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; trong các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức kinh tế;

      - Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận, chính trị.

      - Cho dù không thích làm trong các lĩnh vực nhà nước, bạn vẫn có thể lựa chọn giữa một danh sách rất dài những nghề nghiệp khác nhau ở mảng tư nhân. Trở thành nhà báo chuyên đưa tin về vấn đề chính trị, chuyên gia quan hệ công chúng, biên tập viên… cũng là những lựa chọn hay.

      Liệu bạn có phù hợp?

      Bạn đang băn khoăn không biết rằng mình có hợp với các ngành nghề thuộc khối ngành Khoa học chính trị không? Thì bạn hãy suy nghĩ thật kĩ xem mình có những đặc trưng về tính cách sau đây hay không để tìm câu trả lời cho riêng mình nhé!

      Đối với các nhà lãnh đạo chính trị tương lai:

      • Tinh tế và nhạy bén về chính trị.

      • Tư duy độc lập, sáng tạo.

      • Bản lĩnh chính trị vững vàng.

      • Khả năng thuyết trình.

      Đối với các bạn yêu thích làm giảng viên thì:

      • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi.

      • Yêu thích nghề sư phạm, nhiệt tình trong công việc.

      • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề.

      Đầu quân làm giảng viên cho các trường Đại học cũng là sự lựa chọn hoàn hảo.

      Đầu quân làm giảng viên cho các trường Đại học cũng là sự lựa chọn hoàn hảo. (Nguồn: Tuổi trẻ).

      Còn đối với các bạn mong muốn lách sang ngả rẽ khác làm phóng viên hay nhà bình luận chính trị:

      • Am hiểu tình hình chính trị Việt Nam và thế giới.

      • Khả năng phân tích, bình luận.

      • Khả năng thuyết trình hoặc trình bày vấn đề.

      Học khối ngành Khoa học chính trị cũng có thể làm phóng viên chính trị

      Học khối ngành Khoa học chính trị cũng có thể làm phóng viên chính trị. ( Nguồn: Bacsitre).

      Các trường đào tạo

      Ước mơ làm việc trong các cơ quan nhà nước, một chính trị gia thì ngoài việc chọn học ngành quản lý nhà nước tại Trường Đại học Chính trị (Political University) với tên khác là Trường Sĩ quan Chính trị, Học viện hành chính. Bạn còn có thể chọn học ngành luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM)...

      Học viện hành chính quốc gia – Nơi đào tạo các chuyên ngành thuộc khối Khoa học chính trị

      Học viện hành chính quốc gia – Nơi đào tạo các chuyên ngành thuộc khối Khoa học chính trị. (Nguồn: Trang web Napa)

      Tốt nghiệp có thêm văn bằng ngành luật thì cơ hội việc làm của các bạn tại các cơ quan nhà nước sẽ rộng hơn. Các bạn có thể làm việc tại ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng, Sở Lao động-thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch và đầu tư, ngân hàng, Cục Thuế, tòa án, Viện Kiểm sát, công an...

      Danh mục học phần bắt buộc

      Dưới đây là một số danh mục học phần bắt buộc, ở mỗi trường sẽ có một số điều chỉnh nhất định. Các bạn có thể cùng Edu2Review tham khảo.

      Kiến thức giáo dục đại cương

      1

      Triết học Mác – Lênin

      9

      Các nguyên lý kinh tế

      2

      Kinh tế chính trị Mác – Lênin

      10

      Tiếng Việt thực hành

      3

      Chủ nghĩa xã hội khoa học

      11

      Văn học Việt Nam

      4

      Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

      12

      Ngoại ngữ

      5

      Tư tưởng Hồ Chí Minh

      13

      Tin học đại cương

      6

      Xã hội học đại cương

      14

      Giáo dục Thể chất

      7

      Giáo dục học đại cương

      15

      Giáo dục Quốc phòng

      8

      Xây dựng Đảng

      Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

      a. Kiến thức cơ sở của ngành

      1

      Lịch sử tư tưởng chính trị

      3

      Quan hệ chính trị quốc tế

      2

      Chính trị học đại cương

      4

      Lý luận nhà nước và pháp luật

      b. Kiến thức ngành

      1

      Đại cương chính trị học so sánh

      6

      Chính sách công

      2

      Thể chế chính trị thế giới đương đại

      7

      Khoa học quản lý

      3

      Quyền lực chính trị

      8

      Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị

      4

      Chính trị học phát triển

      9

      Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy chính trị học

      5

      Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH

      Chắc hẳn sau bài viết này bạn đã trang bị được cho mình một số kiến thức về khối ngành Khoa học chính trị. Bạn có thắc mắc hay bất cứ câu hỏi nào thì hãy chia sẻ với Edu2Review nhé!

      * Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

      U.L tổng hợp

      Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Có nên học tại trường Học viện Hành chính Quốc gia?

      06/02/2020

      Có nên học tại Học viện Hành chính Quốc gia không? Chất lượng giảng dạy có tốt không? Hãy lắng ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Một mùa tuyển sinh thành công của Đại học Luật TP.HCM

      06/02/2020

      Năm 2016 đánh dấu hướng đi ban đầu thành công của Đại học Luật TP.HCM với phương thức tuyển sinh ...

      Học Tập

      Văn hóa "Săn Tây"- có gì đáng cân nhắc?

      06/02/2020

      Trò chuyện với người nước ngoài là cách để luyện phản xạ nghe - nói được nhiều bạn trẻ Việt Nam ...

      Học Tập

      Làm sao để hòa nhập khi ở kí túc xá?

      06/02/2020

      Không hề quen biết ai, sống chung với những người lạ… là những lo lắng thường gặp khi bắt đầu ...