Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Việt Đức - Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Thời lượng

      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2 tới 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS, THPT hoặc trung cấp.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cao đẳng Công nghệ kỹ thuật cơ khí thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (CNKTCK) nhằm giáo dục và đào tạo kỹ sư công nghệ chế tạo máy có sức khỏe, phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có tư duy khoa học, tác phong công nghiệp, có kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm được các công việc Thiết kế quy trình chế tạo, chế tạo, sửa chữa, sản xuất kinh doanh và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ chế tạo máy như: tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công các chi tiết máy và quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí.
      • Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được các công việc đảm nhận tại vị trí làm việc.

      Về kỹ năng

      • Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp ráp, các sản phẩm cơ khí;
      • Vận hành, bảo trì, sửa chữa nhỏ các thiết bị chuyên ngành trong tổ, phân xưởng và nhà máy;
      • Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ;
      • Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;
      • Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;
      • Giao tiếp và làm việc nhóm;
      • Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi ra trường, vị trí làm việc của người học có thể là:

      • Tổ trưởng tổ sản xuất;
      • Kĩ thuật viên tại phòng kĩ thuật;
      • Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS);
      • Công nhân trực tiếp đứng máy;
      • Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trung tâm đào tạo nghề.