Chương trình
Ngành
Công nghệ kỹ thuật ô tôThời lượng
2.5 nămThời gian đào tạo: 2,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư thực hành ngành, có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có tư cách, có sức khoẻ, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng đáp ứng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Công nghệ ô tô; có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tìm kiếm, cải thiện vị trí việc làm, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;
- Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;
- Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ôtô;
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thủy lực của ôtô hiện đại;
- Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ôtô.
- Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;
- Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;
- Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ôtô;
- Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ôtô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;
- Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử; khí nén và thủy lực trong ôtô;
- Lập được quy trình công nghệ kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
- Chọn được phụ tùng thay thế đảm bảo kỹ thuật và các loại vật tư cần thiết cho công việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô.
- Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
- Tổ chức quản lý điều hành được một tổ sửa chữa hoặc một cơ sở kinh doanh dịch vụ.
- Nghiên cứu cải tiến, hoán cải phụ tùng để thay thế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
- Cập nhật những tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô, xử lý được những tình huống kỹ thuật xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện. Có khả năng hướng dẫn, kèm cặp thợ bậc thấp.
- Thực hiện được các biện pháp đảm bảo An toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc đạt năng suất cao.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng làm việc độc lập, biết tổ chức làm việc theo nhóm; nhanh nhẹn, hoạt bát trong giao tiếp nghề nghiệp và quan hệ giúp tăng hiệu quả công việc.
- Nói, đọc và nghe hiểu được tiếng anh giao dịch thông thường đạt trình độ Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương trình độ tiếng Anh đạt 300 điểm TOEIC. Có kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành, có khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.
- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm tin học chuyên ngành, biết khai thác thông tin trên Internet đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014) tương đương trình độ Tin học tối ưu trong thời đại công nghệ số IC3 giúp cho quá trình học tập và làm việc được tốt.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư thực hành ngành, nghề Công nghệ ô tô trình độ cao đẳng làm việc tại:
- Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, máy động lực;
- Các cơ sở sửa chữa ô tô;
- Các nhà máy lắp ráp ô tô;
- Các trạm đăng kiểm ô tô, các trung tâm kiểm tra chất lượng ô tô;
- Các cơ sở giáo dục đào tạo và các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô;
- Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, phụ tùng.
- Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí.