Chương trình
Ngành
Sư phạm Vật lýThời lượng
4 nămMục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Vật lý THPT có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy Vật lý, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức:
- Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
- Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
- Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
- Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
- Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
- Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
- Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
- Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
- Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
- Hiểu rõ tư tưởng của Toán học hiện đại và biết vận dụng các kiến thức đó để làm rõ nội dung Toán học THPT.
- Có kiến thức nền tảng về Toán học cơ bản, Giáo dục Toán học đáp ứng nhu cầu học tập sau đại học.
- Có khả năng tư duy toán học: Tự học, tự nghiên cứu và hợp tác với đồng nghiệp.
- Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, có khả năng phân tích, đánh giá và phát triển chương trình Toán học bậc THPT.
- Ứng dụng tốt phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và các phần mềm dạy học vào giảng dạy Toán học bậc THPT.
Về kỹ năng:
Kỹ năng cứng
Lập kế hoạch dạy học:
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
- Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
- Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
- Điều khiển quá trình dạy học:
- Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
- Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.
Giáo dục học sinh:
- Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
- Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
- Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
- Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
- Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
Kỹ năng mềm
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
- Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
- Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
- Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
- Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
- Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
- Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
- Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
- Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.