Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN - Chuyên ngành Hán Nôm | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Hán Nôm

      Chương trình

      Ngành

      Hán Nôm

      Thời lượng

      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • + Tiếng Việt: Hán Nôm
      • + Tiếng Anh: Sino – Nom

      Mã số ngành đào tạo: 52220104

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình này được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm cả ở phương diện văn bản học cũng như minh giải và khai thác văn bản Hán Nôm, phục vụ công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế.

      Kiến thức:

      • Nắm được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa học xã hội;
      • Nắm được kiến thức cơ bản của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan đến ngành Hán Nôm (cơ sở văn hoá Việt Nam, xã hội học đại cương, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử Việt Nam….), bước đầu có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Hán Nôm.
      • Nắm vững các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học, Việt ngữ học; văn học Việt Nam trung đại, biết vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những lĩnh vực cụ thể của chuyên môn;
      • Nắm vững một số tri thức đại cương về chữ Hán và chữ Nôm như: lược sử chữ Hán, diễn biến hình thể chữ Hán, lục thư và bộ thủ, quy tắc bút thuận, đại cương về chữ Nôm…
      • Có những nhận thức cơ bản nhất về Hán Nôm, về ngành Hán Nôm thông qua các yếu tố cấu thành của chuyên môn Hán Nôm như Hán văn Trung Quốc, văn bản Hán văn Việt Nam, chữ Nôm và văn bản Nôm…
      • Biết được một cách khái lược các vấn đề về văn bản, từ ngữ, văn pháp, nội dung chủ yếu của Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử), Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu - Tả truyện) thông qua minh giải những trích đoạn tiêu biểu nhằm vận dụng vào việc đọc văn bản Hán Nôm;
      • Minh giải một số trích tuyển Hán văn Trung Quốc tiêu biểu theo lịch đại và trường phái; có khả năng vận dụng được vào đọc văn bản Hán Nôm
      • Hiểu được một cách đại lược diễn trình, chức năng, sự phân kỳ, đặc điểm cơ bản cũng như các tác giả chủ yếu của Hán văn Việt Nam;

      • Có khả năng minh giải và phân tích những điểm cơ bản nhất của một số văn bản Hán văn Việt Nam tiêu biểu cho từng thời kỳ và phong cách: Hán văn Việt Nam thế kỷ X – XIV, Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII, Hán văn Việt Nam thế kỷ XIX - XX

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về chữ Nôm và văn bản Nôm trên các phương diện: nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến…; Thực hành phiên Nôm và phân tích một số văn bản Nôm qua các thời kỳ.

      • Nắm được những kiến thức cơ bản về: di sản Hán Nôm, văn bản học Hán Nôm, văn tự học Hán Nôm, ngữ pháp văn ngôn,…

      • Có kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam cũng như các tri thức nhất định về tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống;
      • Có kiến thức cơ bản về Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) trên các phương diện: lịch sử, tư tưởng cơ bản, nhân vật chủ yếu, thư tịch tiêu biểu…

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ngành Hán Nôm có thể đảm nhận các công tác như: sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu; các trường đại học, cao đẳng; các cơ quan văn hoá, lưu trữ, thông tin… ; các cơ quan nhà nước; các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.