Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN - Chuyên ngành Lịch sử | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Lịch sử

      Chương trình

      Ngành

      Lịch sử

      Thời lượng

      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Lịch sử
      • Tiếng Anh: History

      Mã số ngành đào tạo: 52220310

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức cơ bản về các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức theo lĩnh vực và khối ngành; kiến thức cơ bản, hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, về một số học phần bổ trợ, về một chuyên ngành của khoa học lịch sử và các phương pháp nghiên cứu lịch sử để có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.

      Kiến thức nâng cao các hướng chuyên ngành thuộc ngành lịch sử (tùy vào hướng chuyên ngành sinh viên đăng kí học)

      a) Hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

      • Có kiến thức chuyên sâu về chế độ ruộng đất trong lịch sử cổ và trung đại Việt Nam; Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận đại; Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam…;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam và liên ngành các khoa học lịch sử.

      b) Hướng chuyên ngành Lịch sử Thế giới

      • Có kiến thức chuyên sâu về Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông; Một số vấn đề về quan hệ kinh tế và hợp tác khu vực Đông Á; Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh …;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Thế giới và liên ngành các khoa học lịch sử.

      c) Hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

      • Có kiến thức chuyên sâu về Một số vấn đề về nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời kì lịch sử; Một số vấn đề cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam…;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và liên ngành các khoa học lịch sử.

      d) Hướng chuyên ngành Văn hóa học

      • Có kiến thức chuyên sâu về Một số vấn đề lí luận văn hóa học và lịch sử văn hóa; Tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt Nam; Một số vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở Việt Nam …;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Văn hóa học và liên ngành các khoa học lịch sử.

      e) Hướng chuyên ngành Khảo cổ học

      • Có kiến thức chuyên sâu về Các lý thuyết Khảo cổ học; Thời đại đồ đá Việt Nam; Thời đại kim khí Việt Nam…;
      • Vận dụng được những Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Khảo cổ học và liên ngành các khoa học lịch sử.

      f) Hướng chuyên ngành Lịch sử đô thị

      • Có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đô thị; Hướng nghiên cứu chuyên sâu về đô thị thời cổ đại, đô thị thời trung đại, đô thị thời thực dân - cận đại và đô thị thời hiện đại (cả trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam);
      • Vận dụng được hệ Có kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Đô thị và và liên ngành các khoa học lịch sử.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử;
      • Làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học;
      • Làm công tác quản lí tư liệu lịch sử, quản lí bảo tàng, di tích lịch sử,…;
      • Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội;
      • Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn;