Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN - Chuyên ngành Nhân học | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Nhân học

      Chương trình

      Ngành

      Nhân học

      Thời lượng

      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Nhân học
      • Tiếng Anh: Anthropology

      Mã số ngành đào tạo: 52310302

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị cho người học những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức cơ bản, có khả năng ứng dụng tri thức nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.
      • Kiến thức về nhân học sinh học, nhân học tôn giáo, nhân học y tế, nhân học sinh thái, nhân học đô thị, nhân học về giới, nhân học hình ảnh, nhân học chữ viết, nhân học nghệ thuật;
      • Kiến thức về tộc người, tính tộc người, quan hệ tộc người, văn hóa tộc người ở Việt Nam và trong khu vực;
      • Kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa, kinh tế và xã hội, các vấn đề về làng xã, thân tộc, hôn nhân, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội ở Việt Nam;
      • Khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu của ngành của nhân học vào nghiên cứu, giảng dạy, thực hành nhân học như giảng dạy về nhân học, về văn hóa - xã hội cho các chương trình đào tạo đại học và cao đẳng cho các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo tồn văn hóa ở Việt Nam.

      Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Nhóm 1: nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v;
      • Nhóm 2: viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, v.v;
      • Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học.