Đại học Sài Gòn - Chuyên ngành Sư phạm Lịch sử - đào tạo GV THPT | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Sư phạm Lịch sử - đào tạo GV THPT

      Chương trình

      Ngành

      Sư phạm Lịch sử

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 144 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
      • Có đủ sức khỏe để học tập theo hiện hành.
      • Không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân về khoa học Lịch sử có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy kiến thức lịch sử cho học sinh, đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thông hiện nay. Mục tiêu tổng quát giúp người học nhận thức đúng đắn quy luật đấu tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử; hiểu đúng vai trò của cá nhân và quần chúng trong tiến trình lịch sử.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nắm được những kiến thức toàn diện và có hệ thống về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại đảm bảo được công tác giảng dạy lịch sử tại các trường phổ thông.
      • Nắm được các khái niệm và thuật ngữ Lịch sử, quy luật phổ biến và đặc thù chi phối tiến trình lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam.
      • Có hiểu biết về điều kiện, nguyên nhân thay đổi các hình thái kinh tế xã hội trong tiến trình lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam; nắm được các nguyên tắc phân kì dựa trên các sự kiện lịch sử cơ bản.
      • Có hệ thống kiến thức cơ bản về Lịch sử thế giới (từ cổ trung đại đến hiện đại) cùng các kiến thức hỗ trợ như Nhân học, Khảo cổ học, Lịch sử văn minh thế giới...
      • Có kiến thức cơ bản về Lịch sử Việt Nam cùng các kiến thức hỗ trợ như Tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam, Lịch sử địa phương...
      • Có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho giảng dạy như Tâm lí học lứa tuổi, Tổ chức hoạt động dạy học, Thực hành sư phạm, và các học phần về hệ thống các phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, như: Tổ chức HĐ dạy học và giáo dục ở trường THPT, TLH lứa tuổi THCS và TLH sư phạm...

      Kỹ năng:

      • Biết cách so sánh, phân tích, tổng hợp và có tư duy logic; kết nối được các sự kiện khác nhau để hiểu bản chất các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
      • Có kĩ năng quan sát tranh, ảnh tư liệu và rút ra những nhận xét; biết cách khai thác các tư liệu, tranh ảnh lịch sử để giúp nhận biết được bản chất các sự kiện lịch sử. Sinh viên có thể sử dụng thành thạo bản đồ thế giới và Việt Nam, xác định chính xác vị trí địa lí, không gian diễn ra các sự kiện lịch sử.
      • Có kĩ năng đọc giáo trình, tìm đọc, sử dụng tài liệu tham khảo, thực hành bộ môn, vẽ bản đồ, lập sơ đồ, mô hình, cấu trúc, bảng biểu thống kê... để khái quát các hiện tượng, các giai đoạn lịch sử, giúp rút ra được các qui luật và những bài học lịch sử.
      • Sử dụng thành thạo các kĩ năng chuyên môn như soạn giáo án, trình bày bảng, tổ chức các hoạt động lên lớp; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học; kĩ năng tổ chức kiểm tra và đánh giá học sinh.
      • Sử dụng tài liệu tham khảo (kể cả tiếng nước ngoài); kĩ năng thực hành bộ môn và học tập thực địa.
      • Có kỹ năng đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các trường phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng.
      • Thuyết minh viên tại hệ thống các bảo tàng, chuyên viên công tác tại các Ban tuyên giáo, các Sở, Phòng văn hóa, các trung tâm nghiên cứu khoa học Lịch sử, Xã hội và Nhân văn, các khu di tích lịch sử – văn hóa, các cơ quan văn hóa, biên tập viên truyền hình, nhà xuất bản, phóng viên báo chí...