Đại học Sài Gòn - Chuyên ngành Tâm lý học | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Tâm lý học

      Chương trình

      Ngành

      Tâm lý học

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
      • Có đủ sức khỏe để học tập theo hiện hành.
      • Không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Tâm lí học (TLH) trình độ đại học đào tạo những cử nhân TLH có tư tưởng chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để nghiên cứu khoa học tâm lí (TL); ứng dụng thực hành TL trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; công tác nhân sự tại các cơ quan, tổ chức; tham vấn TL cho các đối tượng khác nhau. Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên cơ hội học lên các trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Vận dụng các quan điểm cơ bản vào nghiên cứu tâm lí con người;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về xã hội (lịch sử văn minh thế giới, nhân học đại cương, xã hội học đại cương, pháp luật đại cương…) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí con người;
      • Hiểu và vận dụng kiến thức về giải phẫu và sinh lí hoạt động thần kinh cấp cao để phân tích cơ sở sinh học của các hiện tượng tâm lí;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức về thống kê xã hội, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu tâm lí học để triển khai một nghiên cứu tâm lí học.

      Kỹ năng:

      • Kỹ năng thiết kế và triển khai nghiên cứu tâm lí;
      • Kỹ năng sử dụng trắc nghiệm và phân tích kết quả chẩn đoán, đánh giá tâm lí người;
      • Kỹ năng nhận dạng các vấn đề tâm lí trong các lĩnh vực tâm lí khác nhau của đời sống xã hội;
      • Kỹ năng tham vấn cơ bản và tham vấn cho các đối tượng khác nhau;
      • Kỹ năng sử dụng các trắc nghiệm tâm lí và phỏng vấn tuyển dụng;
      • Kỹ năng tổ chức lao động và quản lí nhân sự dưới góc độ của tâm lí học;

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên tham vấn tâm lí (trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tƣ vấn tâm lí, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cao đẳng, đại học…);
      • Nhân viên bộ phận nhân sự, tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường… trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp các lĩnh vực xã hội khác nhau;
      • Cán bộ chuyên môn tâm lí trong các cơ sở y khoa, trung tâm dưỡng lão, trung tâm cai nghiện, cơ sở giáo dục đặc biệt, các trường giáo dưỡng;
      • Cán bộ chuyên môn tâm lí trong các cơ sở thể dục thể thao, các trung tâm (nhà, cung) văn hóa;
      • Cán bộ Đoàn, Đảng, cán bộ tuyên giáo… trong các tổ chức Đoàn thể, chính quyền của các địa phương, các tổ chức xã hội khác;
      • Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lí học, cơ quan pháp luật, điều tra tâm lí tội phạm;
      • Cán bộ các dự án phát triển cộng đồng tại các cơ quan, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước;
      • Cán bộ giảng dạy tâm lí học tại các trường cao đẳng, đại học, các trường dạy nghề.