Chương trình
Ngành
Công tác Xã hộiThời lượng
1 thángThời gian đào tạo: 04 năm
Khối lượng kiến thức: 135 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh)
Đối tượng tuyển sinh
- Hình thức chính quy: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hình thức Vừa làm vừa học: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 03 cấp độ bệnh viện, cộng đồng, và hoạch định chính sách.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học
- Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội
- Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội
- Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng
- Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học
- Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người
- Có hệ thống kiến thức về ngành công tác xã hội
- Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.
Về kỹ năng
- Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội
- Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội
- Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc
- Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ
- Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
Cơ hội nghề nghiệp
- Khu vực làm việc: Làm việc tại các cơ sở quản lí Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Viên nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các công ty.
- Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư).
- Thực hành nghề công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường … Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.
- Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (tùy thuộc vào vị trí công tác: giảng viên, nghiên cứu viên, Công chức, nhân viên xã hội, công tác xã hội viên).
Nguồn: Đại học Y tế công cộng