MỸ ANH - Người có bàn tay thép | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      MỸ ANH - Người có bàn tay thép

      MỸ ANH - Người có bàn tay thép

      Cập nhật lúc 26/04/2018 14:56
      Có những người chỉ với đôi bàn tay đen dầu, thô ráp vẫn có thể làm lưỡi thép của con dao, cái kéo bén hơn...

      Trong khoa học, để cắt được thép, con người phải dùng kim loại cứng hơn là thép dụng cụ. Vậy mà trên thực tế, có những người chỉ với đôi bàn tay đen dầu, thô ráp vẫn có thể làm lưỡi thép của con dao, cái kéo bén hơn. Người có khả năng đặc biệt ấy, không ai khác chính là những thợ mài dao, mài kéo.

      Nghề mài dao kéo xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu nhưng phổ biến nhất vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, những người thợ ngồi tập trung ở các khu chợ nổi tiếng trong thành phố, mỗi ngày tấp nập với bao nhiêu là dao, là kéo của những bà nội trợ lẫn thợ thủ công đến từ mọi ngành nghề. Về sau, theo sự phát triển xã hội, các gia đình có điểu kiện mua dao tốt hơn hay một vài thiết bị mài dao tại nhà. Nghề mài dao kéo từ đó cũng mai một dần. Từ đây, người thợ chỉ còn tập trung lại một hai tuyến đường trong cả thành phố, đồng thời xuất hiện hình thức mới là mài dao dạo với lời rao: “Mài dao mài kéo đê… Ai mài dao mài kéo không…”

      Những người “bạn” của dao, kéo

      Sau khi tra cứu và hỏi người thân, tôi dừng chân tại đường Triệu Quang Phục – con đường nổi tiếng ở quận 5 với “đặc sản” là kéo và kim loại như dao, kềm. Dọc tuyến đường, những ngôi nhà được dựng san sát nhau và đều có một tấm bảng lớn treo đủ loại kéo màu sắc. Cắt ngang đường Trần Hưng Đạo tấp nập xe cộ, đường Triệu Quang Phục như trốn vào “thế giới riêng” với âm thanh mài kim loại và mùi hương thoảng thoảng đặc trưng của những tiệm thuốc Bắc đối diện.

      Dù nổi tiếng với kéo, các tiệm trên đường đều có bảng hiệu ghi chữ “MÀI KIM LOẠI”. Nói như thế có nghĩa những người thợ nơi đây cũng chấp nhận mài các dụng cụ ít phổ biến như lưỡi dao xay sinh tố, tông đơ, lưỡi cắt tôn ở các xưởng lắp rắp ô tô nhỏ hay thậm chí dao cắt giấy của máy photocopy. Có lẽ vì vậy, con đường thu hút đủ mọi người từ các ngành nghề trong xã hội, từ nội trợ, buôn bán, thợ may, đầu bếp đến người làm vườn, nhân viên gia công từ các công ty,...

      Dao, kéo là những vật dụng tuy quen thuộc nhưng cũng rất dễ gây tai nạn nếu người sử dụng bất cẩn. Giống như mọi nghề thủ công khác, mài dao mài kéo cần thời gian học nghể rất lâu, nhanh nhất là vài năm nếu người thợ giỏi. Đổi lại, thợ sẽ ít khả năng bị đứt tay hay mài hư dao của khách hàng. Làm nghề mài dao kéo đồng nghĩa với việc người thợ phải làm bạn với từng con dao, cái kéo. Công việc này bắt đầu từ khi người thợ nhận được dao, mài dao và khi gửi trả lại khách hàng.

      Đầu tiên, khi nhận được dao hay kéo từ khách hàng, người thợ sẽ ngắm nghía dao và kéo rồi đưa giá. Thông thường, giá của dao, kéo mài ở cửa hàng mắc hơn những người đi mài dạo từ mười lăm đến hai mươi ngàn đồng nhưng chất lượng thì hơn hẳn. Sau khi đưa giá và hẹn ngày lấy hàng, đôi tay khéo léo của người thợ thoăn thoắt cột tên vào chuôi dao và tay cầm kéo. Người thợ lúc này mới tiến hành việc mài dao. Trong quá trình mài, người thợ liên tục kiểm tra độ bén của dao và kéo bằng việc cắt lịch và vải. Sau khi được “tút tát”, dao và kéo sẽ được lau bằng miếng mút để mất đi lớp đen từ đá mài và bôi dầu trơn. Sau cùng, người thợ gói ghém dao kéo cẩn thận trong các tờ giấy rồi bỏ vào bịch trả cho khách hàng.

      Đối với mỗi người thợ thủ công, bộ đồ nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trò chuyện với anh Quốc Phong, người đã có kinh nghiệm hơn mười năm ở tiệm Toàn, số 103 Triệu Quang Phục, những bàn mài, bàn đập và búa này đã gắn bó với anh từ khi bắt đầu sự nghiệp. Anh còn nói tiếp, vì những dụng cụ này là kim loại nguyên chất nên rất lâu mới bị hư. Thậm chí, có bộ đồ nghề với tuổi đời tới hai mươi hay ba mươi năm.

      Không chỉ riêng những thợ mài chuyên nghiệp, những thợ mài dao dạo cũng vô cùng chăm chút cho bộ đồ nghề. Chú Văn Hồng, 46 tuổi là một người đàn ông đã đi mài dao dạo hơn mười năm. Cứ mỗi ngày, chú lại đến một quận khác nhau để phục vụ cho nhu cầu mài dao kéo của những người nội trợ. Bộ đồ nghề của chú bao gồm một bàn gỗ dài chừng 80cm, trên có một mô-tưa điện gắn với đá nhám gọi là dụng cụ “mài khô”. Bên cạnh đó, một thùng sơn nhỏ với ba viên đá bùn nhúng nước được chú gọi là dụng cụ “mài nước”. Nhờ chịu khó tìm tòi, chú đã mua lại động cơ xe máy cũ từ các tiệm sửa xe làm mô-tưa và gỗ từ công trình xây dựng. Từ đó, chú Hồng đã tiết kiệm được rất nhiều, nguyên một bộ đồ nghề chỉ tầm bảy trăm đến tám trăm ngàn đồng.

      Nghề làm dâu trăm họ

      Mài dao mài kéo đòi hỏi nhiều kĩ thuật khác nhau, phải theo đúng thì người thợ mới không làm hư dao của khách được. Riêng kéo thì có độ phức tạp hơn dao vì cần sự ăn khớp từ hai lưỡi. Trong số các loại kéo, kéo dành cho thợ may là phức tạp và khó mài nhất. Chỉ cần rơi xuống đất, kéo sẽ bị sượng và dễ cắt lệch đường vải. Chính vì vậy, nếu có sơ suất khi làm việc, những người thợ may phải ra tận những tiệm mài chuyên nghiệp thì mới mong “cứu” được cây kéo.

      Mài kéo thợ may khó là một chuyện, nhưng mài những con dao, cây kéo mà giá trị lên đến…mấy chục triệu lại càng áp lực hơn nữa. Anh Phong chia sẻ tiếp, có lần, cửa tiệm anh đã mài một con dao chuyên làm sushi của một cửa hàng Nhật tại Việt Nam với giá lên đến chục triệu đồng. Anh cười nói: “Thì mình cứ mài thôi chứ có sao đâu. Có công học mười mấy năm trời thì phải có kinh nghiệm làm cái đó chứ!” Nói xong, anh đưa cho tôi một chiếc kéo có đường mép lởm chởm, không thẳng hàng: “Cái kéo này chắc là đưa cho người không biêt mài nên mới “lên núi xuống núi” như vậy. Cắt thì mình vẫn cắt được thôi nhưng nó không “ngọt”, với lại nhìn cái kéo nó xấu không chịu được!” Đối với những người thợ lành nghề, ngoài việc sử dụng tốt, họ còn đặt tiêu chuẩn phải làm sao cho dao và kéo đẹp lên trên nữa. Những người thợ mài ở tiệm rành dao, kéo mình mài đến nỗi chỉ cần nhìn con dao khách đưa cũng biết được đâu là nét mài của tiệm mình, đâu là của tiệm người khác. “Có như vậy khi người ta đến chê trách thì mình còn biết đường mà nói lại được”, anh Phong chia sẻ.

      Thế nhưng, những tiêu chí khắt khe trên chỉ áp dụng cho dao, kéo của thợ chuyên nghiệp. Đối với những người nội trợ, những người mà con dao, cái kéo chỉ dùng để phục vụ cho bữa cơm và các hoạt động gia đình thì yêu cầu thoải mái hơn nhiều. Đây cũng chính là khách hàng chính của những người mài dao dạo. Trái với thợ mài chuyên nghiệp trong các tiệm, những người mài dao kéo dạo đặt tiêu chí “phải làm sao cho thật bén” lên hàng đầu. Chính vì vậy, đôi khi họ vô tình làm hư luôn con dao, cây kéo. Không có một công thức chung nào cho việc mài dao kéo, đặc biệt là những người mài dạo. Tuy vậy, họ vẫn có những quy tắc như khi dao dày mép thì phải mài khô cho hết lớp mã, sau khi dao mỏng bớt thì chuyển sang mài nước để dao bén hơn.

      Dù là thợ mài chuyên nghiệp hay người mài dạo, ai cũng có những vất vả và nỗ lực riêng. Ấy vậy khi nhận được dao, không phải khách hàng nào cũng hài lòng. Chú Hồng cười buồn chia sẻ: “Nghề này cứ như nghề hàng rong vậy, y như “làm dâu trăm họ”, làm gì cũng có người khen người chê.” Đối mặt với chuyện đó, chú Hồng đành chấp nhận và nhớ yêu cầu của từng nhà để lần sau làm vừa ý họ hơn.

      Trong cuộc sống hiện đại, ở đâu đó trên con đường nhỏ vẫn có những người ngày đêm kiên trì giữ gìn nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Với họ, những con dao, cái kéo không đơn giản là kim loại thông thường mà còn tượng trưng cho tâm huyết và niềm tự hào nghề nghiệp. "Đôi bàn tay thép" cứ mải miết chạy trên phiến đá mài, gắn kết những điều chân thật, bình dị nhất giữa lòng thành phố. Họ như những viên ngọc ẩn trong đá, không tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh, phô trương nhưng lại rất đỗi quý giá và đáng được trân trọng.

      Dưới đây là một số hình ảnh:

      LÊ MỸ ANH

      Chương trình nhận được Tài trợ vàng từ nhãn hàng Nước tăng lực NumberOne và các nhà tài trợ đồng hành gồm: Trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia và Trung tâm Anh ngữ ULI.

      Các đơn vị Bảo trợ truyền thông cho chương trình gồm Kenh14.vn, báo Sinh viên Việt Nam, EBIV, YBOX, S Communications, FTUNEWS, FTU Zone, Fly Entertainment, STDT Communications, Truyền thông UEL và các đơn vị hỗ trợ truyền thông: REC Miền Nam, CLB Phóng Viên Trẻ (Nhà văn hóa Thanh Niên), CLB Phóng Viên Trẻ UFM (ĐH Tài chính - Marketing).

      Hướng dẫn bình chọn:

      Đối với thể loại phóng sự báo in: Xem chi tiết hướng dẫn bình chọn tại địa chỉ: http://tinyurl.com/ps-bao-in-2016


      Có thể bạn quan tâm

      Sự kiện

      Chính thức khởi động IMPACT 2024 - Chuỗi đào tạo về chủ đề Social Marketing

      11/04/2024

      Vào tháng Tư tới đây, Câu lạc bộ Marketing Trường Đại học Ngoại thương - MaC FTU chính thức khởi ...

      Sự kiện

      “Inside Out - Insight Found” - Workshop chuyện ngành sáng tạo thu hút đông đảo các bạn trẻ

      05/04/2024

      Ngày 31/3 vừa qua, Workshop “Inside Out - Insight Found” với sự góp mặt của Content Creator Phúc ...

      Sự kiện

      CHÍNH THỨC MỞ ĐƠN EXBROAD RUNWAY 2024 - SHARPEN TOOLS, SHARPER MIND

      03/04/2024

      Exbroad Runway, cuộc thi mang đậm dấu ấn thương hiệu CLB Du học trường Đại học Ngoại thương SAC ...

      Sự kiện

      WORKSHOP LÀM TRANH ĐÔNG HỒ - HỌA NÉT ĐÔNG HỒ

      27/03/2024

      Họa Nét Đông Hồ là workshop được tạo ra với mục đích tôn vinh và lan tỏa giá trị của dòng tranh ...