Nhóm sinh viên Đại học FPTU thực hiện dự án về an toàn tình dục: Khi người trẻ dám chạm vào những điều khó nói | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN PHÍ
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Nhóm sinh viên Đại học FPTU thực hiện dự án về an toàn tình dục: Khi người trẻ dám chạm vào những điều khó nói

      Nhóm sinh viên Đại học FPTU thực hiện dự án về an toàn tình dục: Khi người trẻ dám chạm vào những điều khó nói

      Cập nhật lúc 10/07/2025 11:13
      Với chủ đề nhạy cảm như tình dục an toàn, giao tiếp trong tình yêu hay ranh giới cá nhân, không dễ để mở lời – nhất là trong môi trường học đường.

      Thế nhưng, một nhóm sinh viên tại Đại học FPT Hà Nội đã chọn làm điều đó, bằng sự chân thành và can đảm của người trẻ.

      Dự án “Chuyện 2 Người - Lời Muốn Nói” là hành trình truyền thông sáng tạo, sâu sắc và gần gũi, với mong muốn khơi mở đối thoại về tình yêu an toàn trong cộng đồng sinh viên.

      “Nếu không phải chúng em - thì là ai?”

      Không giảng dạy, không phán xét - “Chuyện 2 Người - Lời Muốn Nói” ra đời từ những trăn trở rất thật: Làm sao để yêu không mù quáng? Làm sao để nói về tình dục mà không thấy ngại? Làm sao để người trẻ có thể thấu hiểu, đồng thuận và tôn trọng nhau trong tình yêu?

      “Chúng em không chỉ muốn nói về giới tính hay kiến thức y khoa khô khan. Chúng em muốn nói về cách yêu mà không tổn thương nhau. Mà để làm được điều đó, trước hết phải dám nói ra.” - BTC chia sẻ.

      Một dự án qua nhiều hình thức nhưng chung một tinh thần

      Dự án “Chuyện 2 Người - Lời Muốn Nói” bao gồm chuỗi hoạt động truyền thông, trải dài từ online đến offline:

      Talkshow “Chuyện 2 Người - Lời Muốn Nói” vừa diễn ra ngày 02/07/2025: Nơi người thật kể chuyện thật, về yêu thương, tổn thương và cả những bài học phải trả giá mới có được. Talkshow không chỉ là nơi lắng nghe, mà còn là nơi người trẻ được nói lên tiếng lòng mình – điều mà đôi khi họ chưa từng dám chia sẻ với ai.

      Tuyến bài truyền thông – được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội, nói về tình yêu an toàn, giao tiếp lành mạnh, đồng thuận, ranh giới,… dưới góc nhìn thân thiện, gần gũi với người trẻ.

      Series phim ngắn “Yêu Như Mình Nghĩ” – gồm 5 tập, phản ánh những lát cắt khác nhau trong chuyện yêu, từ nhẹ nhàng đến gai góc, từ ngọt ngào đến trăn trở.

      Truyền thông offline tại sảnh tòa nhà học – nơi sinh viên có thể trực tiếp trải nghiệm các góc truyền thông được thiết kế sáng tạo.

      Viết thư “Cảm ơn và chia sẻ” – góc nhỏ cho những điều chưa từng nói thành lời.

      Trong không gian truyền thông offline tại sảnh tòa nhà học, “Cảm ơn và chia sẻ” là một khu vực đặc biệt được thiết kế dành riêng cho những ai đã từng yêu, từng tổn thương – hoặc chỉ đơn giản là từng mang trong mình một cảm xúc chưa nói ra.

      Tại đây, mỗi sinh viên có thể lặng lẽ viết một lá thư:
      - Cho người mình từng thương
      - Cho người mình từng làm tổn thương
      - Cho chính bản thân trong quá khứ, với tất cả những dại khờ, bồng bột
      - Hoặc cho chính mình ở tương lai – người rồi sẽ yêu thêm một lần nữa, nhưng bằng sự hiểu biết và bản lĩnh hơn

      Những lá thư không cần gửi đi. Nhưng khoảnh khắc được dừng lại để viết, để cảm ơn, để hiểu, để tha thứ… cũng đã đủ để người viết được nhẹ lòng, chữa lành và bước tiếp.

      “Có những điều không thể nói thành lời, nhưng có thể viết ra. Viết để tha thứ, để hiểu, để cảm ơn… hoặc chỉ để nhớ lại một phiên bản mình từng là – và một phiên bản mình đang cố gắng trở thành.”

      Khi người trẻ chủ động đối thoại về tình yêu an toàn

      “Chuyện 2 Người - Lời Muốn Nói” không phải là một chiến dịch truyền thông rầm rộ. Nhưng bằng sự chỉn chu trong nội dung, tinh tế trong cách thể hiện và chân thành trong thông điệp, dự án cho thấy một điều rõ ràng: người trẻ hôm nay không né tránh những điều khó nói – họ chọn đối diện, lắng nghe và lên tiếng.