Các nước Châu Á đón Tết Nguyên đán như thế nào? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Các nước Châu Á đón Tết Nguyên đán như thế nào?

      Các nước Châu Á đón Tết Nguyên đán như thế nào?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Ngoài Việt Nam thì một số quốc gia khác ở Châu Á cũng đón chào năm mới theo âm lịch, đó là Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore và Trung Quốc.

      Tết Âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại một số nước Châu Á (Nguồn: Boston)

      Dù mỗi quốc gia đều có phong tục đón tết riêng nhưng tựu chung lại, đây vẫn là dịp để cả gia đình trở về và sum vầy bên nhau.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      1. Việt Nam

      Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết Ta, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Trước khi chính thức bước vào ba ngày tết, người dân sẽ sửa soạn để tiễn Táo Quân - thần bếp theo tín ngưỡng văn hóa Việt vào ngày 23 tháng Chạp và Tất Niên - tiễn năm cũ vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp.

      Vì tết tính theo Âm lịch nên thông thường tết sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 21/1 đến ngày 19/2 theo Dương lịch.

      Hằng năm, tết được tốt chức vào ngày 1 tháng 1 nông lịch trên đất nước Việt Nam và ở những quốc gia trên thế giới có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong thời gian này, các gia đình sum họp bên nhau, thăm hỏi người thân và thờ cúng tổ tiên.

      Clip giới thiệu với dịp Tết Âm lịch tại Việt Nam (Nguồn: Helen's Recipes)

      2. Hàn Quốc

      Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal, là ngày cả gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

      Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Sau đó là lễ Sebae và cuối cùng là Sebaedon - lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn và nhận tiền mừng tuổi.

      Trong ba ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức những hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trờ chơi dân gian.

      Clip giới thiệu về dịp tết tại Hàn Quốc (Nguồn: SweetandTastyTV)

      3. Mông Cổ

      Tại Mông Cổ, tết Âm lịch được gọi lại Tết Tháng Trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

      Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống trong Tết Tháng Trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô. Trong 3 ngày tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc.

      Tập tục thăm viếng người thân dịp tết của người Mông Cổ (Nguồn: ARTGER)

      4. Singapore

      3 Sự kiện nổi bật nhất trong dịp tết tại Singapore là Lễ hội Hoa đăng, Lễ Hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.

      Lễ hội Đường phố Chingay là điểm nhấn trong dịp Tết Nguyên đán tại Singapore. Lễ hội diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng. Hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch và người dân địa phương tham gia.

      Năm mới tại Singapore (Nguồn: Bajis Video)

      5. Trung Quốc

      Cũng giống như Việt Nam, dịp tết ở Trung Quốc cũng kéo dài 3 ngày.

      Ngày mồng một tết được tính từ phút Giao thừa. Đây là ngày cung nghênh các vị thần năm mới. Người Trung Quốc kiên sát sinh vào, tránh dùng lửa và dao vào ngày này. Ngày mồng 2 là ngày xuất hành, đây là dịp người Trung Quốc đến nhà để thăm hỏi nhau và chúc sức khỏe cho nhau. Ngày mùng 3 là ngày đi chùa để cầu an cho một năm mới tốt lành.

      Khám phá dịp năm mới tại Trung Quốc (Nguồn: NTDonChina)

      Năm hết, tết đến, Edu2Review xin gửi tới lời chúc tốt lành nhất đến với những bạn đọc đã cùng đồng hành trong năm qua: Chúc các bạn một năm mới an khanh thịnh vượng và đạt nhiều thành công!

      Nguyễn Ngân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Giải trí

      Top 7 địa điểm sống ảo không thể bỏ lỡ ở Sài Gòn vào dịp Tết 2018

      06/02/2020

      Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Sài Gòn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ nhiều màu sắc, người ...

      Kiến Thức

      Học tiếng Anh qua các món ăn cổ truyền ngày Tết

      06/02/2020

      Bạn đã biết tên gọi của những món ăn truyền thống ngày tết như bánh chưng, củ kiệu... trong tiếng ...

      Giải trí

      Giải mã ý nghĩa quà Tết: Thông điệp nào ẩn chứa sau mỗi món quà?

      06/02/2020

      Việc tặng quà Tết được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Nhân dịp Xuân Kỷ ...

      Giải trí

      Điểm mặt gọi tên những quán ăn đặc sắc gần trường Đại học Thương Mại

      06/02/2020

      Đối với sinh viên, việc tìm được một quán ăn ngon, chất lượng và gần trường là điều vô cùng cần ...