Lý giải những phong tục đặc biệt của Việt Nam ngày Tết | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Lý giải những phong tục đặc biệt của Việt Nam ngày Tết

      Lý giải những phong tục đặc biệt của Việt Nam ngày Tết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, dân gian đã xây dựng lên vô vàn những tập tục đặc biệt mà đến ngày nay vẫn còn hiện diện trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt.

      Tết Nguyên Đán (Nguồn: Tetnhangoai)

      Bạn đã bao giờ thắc mắc về nguồn gốc của các phong tục ngày Tết ở nước ta chưa? Cùng Edu2Review khám phá để hiểu thêm ý nghĩa của Tết nhé!

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      1. Trưng mâm ngũ quả

      Tục trưng mâm ngũ quả trên bàn thờ Tổ tiên dịp Tết Nguyên Đán là truyền thống đã có từ lâu đời ở nước ta. Mâm ngũ quả được bày biện bằng các loại quả khác nhau, tùy thuộc từng vùng miền. Nhưng hầu hết đều dựa theo thuyết ngũ hành để bày trí. Mâm ngũ quả phải đủ năm màu sắc tượng trưng cho: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hàm ý đem lại phúc lộc, may mắn, sung túc cả năm cho gia chủ.

      Mâm ngũ quả miền Bắc (Nguồn: Dân trí)

      Mâm ngũ quả miền Bắc (Nguồn: Dân trí)

      Mâm ngũ quả của miền Bắc không thể thiếu chuối xanh, tượng trưng cho bàn tay che chở, ban phúc cho con người.

      Trong khi đó, người miền Nam lại không bao giờ bày chuối trên mâm ngũ quả vì chuối đọc gần giống “chúi”, ý nói làm ăn không may mắn. Mâm ngũ quả của miền Nam thường có “cầu - dừa – đủ - xoài – sung”.

      Cầu – dừa – đủ - xoài – sung hàm ý cho “Cầu sung vừa đủ sài” (Nguồn: Báo Mới)

      Cầu – dừa – đủ - xoài – sung hàm ý cho “Cầu vừa đủ xài sung” (Nguồn: Báo Mới)

      Nếu như giữa miền Nam và miền Bắc có quan niệm khác biệt như vậy thì miền Trung lại là sự giao thoa giữa 2 miền.

      Mâm ngũ quả miền Trung là sự giao thoa giữa 2 miền Nam Bắc (Nguồn: Pinterest)

      Mâm ngũ quả miền Trung là sự giao thoa giữa 2 miền Nam Bắc (Nguồn: Pinterest)

      Dù là bày trí thế nào thì mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền, thể hiện mơ ước của con người về một năm mới an khang, sung túc, nhiều may mắn.

      2. Lì xì đầu năm

      Tết đến ai cũng háo hức nhận những phong bao lì xì nhưng ít ai biết ý nghĩa đằng sau đó. Sự tích kể về những vị tiên để đồng tiền may mắn bên cạnh những đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói vào mảnh vài đỏ để xua đuổi yêu quái không cho chúng quấy nhiễu vào thời điểm chuyển giao năm mới.

      Người Việt có tục cứ giao thừa hoặc những ngày đầu năm, người trẻ sẽ mừng tuổi người già, chúc họ sức khỏa dồi dào, người già sẽ lì xì cho người trẻ kèm lời chúc may mắn, thành công, phát đạt. Càng nhận nhiều lì xì thì càng nhiều may mắn.

      Lì xì ngày Tết là một phong tục truyền thống ở nước ta (Nguồn: Kenh14)

      Lì xì ngày Tết là một phong tục truyền thống ở nước ta (Nguồn: Kenh14)

      3. Bánh chưng bánh giầy

      Từ thuở còn tập đọc, chắc chắn bạn đã được học về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy gắn liền với cái tên Lang Liêu.

      Bánh chưng, bánh giầy thể hiện quan niệm về trời đất, vũ trụ của người Việt xưa. Bánh chưng xanh vuông vức tượng trưng cho đất. Bánh giầy tròn, trắng tượng trưng cho bầu trời.

      Sự tích bánh chưng bánh giầy (Nguồn: truyencotich)

      Sự tích bánh chưng bánh giầy (Nguồn: truyencotich)

      Ở Việt Nam, các gia đình thường gói bánh chưng vào ngày cuối năm. Các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên nồi bánh, vừa trò chuyện vừa vui vẻ đón năm mới cùng nhau.

      Cách gói bánh chưng siêu nhanh, vuông, đẹp (Nguồn: HAYPHET)

      4. Nguồn gốc ngày ông Công, ông Táo

      Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, 2 hoặc 3 con cá chép sống cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng thì đem đi phóng sinh. Sở dĩ có phong tục này là vì người xưa quan niệm 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời, báo cáo công việc của gia đình mình trong năm cũ.

      Cúng cá chép trong ngày 23 tháng Chạp (Nguồn: VietQ)

      Cúng cá chép trong ngày 23 tháng Chạp (Nguồn: VietQ)

      Sự tích xưa kể lại rằng, có một đôi vợ chồng nghèo, vì không có con nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Một ngày nọ, người chồng ra tay đánh vợ, người vợ buồn tủi bỏ đi, gặp và lấy một người đàn ông khác. Người chồng cũ sau đó thấy vô cùng hối hận và bỏ nhà đi tìm vợ khắp nơi.

      Vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người chồng cũ đến xin ăn ở một gia đình, trùng hợp đó là gia đình mới của người vợ. Hai người đang tâm sự chuyện xưa thì người chồng mới đi làm về. Anh ta định đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng nhưng chẳng may đốt cháy người chồng cũ đang trốn trong đó. Người vợ thấy vậy liền nhảy vào đống lửa tự vẫn. Người chồng mới cũng theo vợ mà bỏ mạng.

      Ông Công, ông Táo cưỡi cá chép chầu trời theo quan niệm dân gian (Nguồn: wikiphunu)

      Ông Công, ông Táo cưỡi cá chép chầu trời theo quan niệm dân gian (Nguồn: wikiphunu)

      Sự tích này lý giải vì sao người ta vẫn đặt 3 chiếc mũ lên lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

      5. Tục kiêng quét nhà vào 3 ngày đầu năm

      Nguồn gốc của phong tục này bắt nguồn từ một sự tích từ rất xưa. Một thương gia tên Âu Minh được thủy thần ban cho cô hầu tên Như Nguyệt. Từ hồi Như Nguyệt về làm trong nhà thì Âu Minh ăn nên làm ra, chẳng mấy chốc mà gia đình vô cùng giàu có, sung túc.

      Vào ngày đầu năm, Như Nguyệt vô tình làm vỡ chiếc bình quý nên bị chủ đánh. Vì sợ hãi nên nàng chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không biết nên đã đổ đống rác đó đi. Từ đó về sau Âu Minh làm ăn lụi bại. Người ta bảo Như Nguyệt chính là vị thần tài mang lại của cải cho nhà Âu Minh.

      Dân gian kiêng quét nhà vào 3 ngày đầu năm tránh hao tổn tài lộc (Nguồn: Gia đình)

      Dân gian kiêng quét nhà vào 3 ngày đầu năm tránh hao tổn tài lộc (Nguồn: Gia đình)

      Kể từ đó, người ta kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết để tránh hao tổn tài lộc. Thường thì ngày 30 Tết sẽ là thời gian để lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong 3 ngày đầu năm nếu có quét rác cũng chỉ nên gom vào góc nhà, chờ sau 3 ngày Tết mới được đổ đi.

      Người Việt ta từ xưa có rất nhiều phong tục đặc biệt vào dịp Tết, tất cả đều thể hiện cho mong ước về một năm mới an khang, thịnh vượng, đồng thời là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta – những nét đẹp cần được gìn giữ và lưu truyền đến ngàn đời sau.

      Thanh Thùy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Giải trí

      Tự làm phong bao lì xì siêu xinh đón tết 2018

      06/02/2020

      Hôm nay, bạn đọc hãy cùng Edu2Review tham khảo 2 cách làm phong bao lì xì siêu đơn giản nhưng ...

      Giải trí

      Giải mã ý nghĩa quà Tết: Thông điệp nào ẩn chứa sau mỗi món quà?

      06/02/2020

      Việc tặng quà Tết được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Nhân dịp Xuân Kỷ ...

      Giải trí

      Điểm mặt gọi tên những quán ăn đặc sắc gần trường Đại học Thương Mại

      06/02/2020

      Đối với sinh viên, việc tìm được một quán ăn ngon, chất lượng và gần trường là điều vô cùng cần ...

      Giải trí

      Giải mã tháng 12 qua những ngày lễ và sự kiện đáng nhớ

      06/02/2020

      AFF Cup, Miss Universe hay không khí tưng bừng chào đón Giáng Sinh có phải là điều duy nhất tạo ...