“Núp bóng mẹ, tựa vai cha” và những đứa trẻ mãi không trưởng thành | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      “Núp bóng mẹ, tựa vai cha” và những đứa trẻ mãi không trưởng thành

      “Núp bóng mẹ, tựa vai cha” và những đứa trẻ mãi không trưởng thành

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Đâu đó trong cuộc sống hiện đại, ta dễ dàng thấy những người trẻ sống dựa dẫm, “bám váy mẹ”, mãi chẳng trưởng thành. Liệu bạn có nằm trong mẫu số chung này?

      Bố mẹ nào chẳng mong con có thể sớm trưởng thành, tự tin và độc lập? Nhưng hình ảnh những người trẻ không chịu rời xa gia đình, sống như một cây tầm gửi lại rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Tại vì sao lại nên nông nỗi như thế?

      “Được úm” từ khi thơ bé

      Hiện nay, trong những gia đình hiện đại, các “cô chủ”, “cậu chủ”, “bảo bối của cả nhà” thường được bao bọc rất kĩ, không bố mẹ, ông bà thì cũng có người giúp việc tắm rửa, vệ sinh, dọn cơm… nói chung là lo từ A đến Z, nên nhiều bé không thể tự làm những việc nhỏ nhất liên quan đến sinh hoạt cá nhân. Thậm chí có những em học lớp 5 rồi mà vẫn được người khác đút cơm, không thể tự mặc quần áo hay xỏ giày!

      Tự làm việc sinh hoạt cá nhân là điều cơ bản mà ai cũng phải biết

      Tự làm việc sinh hoạt cá nhân là điều cơ bản mà ai cũng phải biết

      Bé Thanh Trúc đang học lớp 2 một trường tư có tiếng tại Hà Nội. Ở nhà, việc ăn uống, chuẩn bị đồ dùng đều có người giúp việc làm thay nên khi đi chơi với bạn bè ở lớp, cô bé không bao giờ chịu đụng tay tới.

      Trúc chẳng thích học và hay kể "bố mẹ nhiều tiền lắm, sau này tớ hưởng hết". Cô bé còn khoe không sợ cô giáo vì "cô mà dám mắng tớ, bố mẹ tớ sẽ báo với hiệu trưởng đuổi ngay. Nhà tớ đã biếu trường cả máy chiếu, laptop... cơ mà".

      Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Tâm lý và Truyền thông cộng đồng TPHCM cho rằng, trong những trường hợp này, vai trò quan trọng nhất là giáo dục gia đình, cách ứng xử của phụ huynh.

      Nếu không được định hướng đúng đắn, trẻ sẽ tự cho mình là người thuộc tầng lớp thượng lưu, được thụ hưởng mà không cần phải nỗ lực gì và mang những niềm hãnh diện ảo về vật chất không phải do mình tạo ra.

      Niềm hãnh diện ảo về cuộc sống thượng lưu gây ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và cách ứng xử với mọi người

      Niềm hãnh diện ảo về cuộc sống thượng lưu gây ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và cách ứng xử với mọi người

      Một giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tại một trường tiểu học ở TPHCM bộc bạch: “Dạy học trò thời nay khó lắm vì chúng đều là con cưng, được nuông chiều từ nhỏ, không có ý thức tự làm những việc đơn giản nhất như tự mang cặp, tự học, tham gia các hoạt động ngoại khóa.” Quen có người khác hầu hạ, càng lớn các em sẽ lại càng ỉ lại và không chịu sống tự lập.

      “Cậu ấm cô chiêu” tuổi teen

      Bạn Minh Đức dù đã học lớp 10 nhưng sáng nào mẹ cũng phải lên phòng gọi dậy đi học, chuẩn bị đồ ăn sáng và trưa, quần áo, giày dép tận nơi, rồi đeo găng tay, mũ, đưa đi đón về tận nhà. Hay Yến (17 tuổi) cứ đi học về là bật máy vi tính chờ cơm mẹ nấu, có khi bố mẹ phải lên tận phòng giục xuống ăn cơm mà cô bạn còn oằn èo, nhõng nhẽo.

      Thói lười biếng đến từ sự bảo bọc quá mức của bố mẹ

      Thói lười biếng đến từ sự bảo bọc quá mức của bố mẹ

      Cứ thế, những “cậu ấm cô chiêu” chỉ biết sống dựa dẫm vào bố mẹ, không thể tự làm được bất kì một việc nào khác ngoài học và chơi, chỉ cần "réo" một tiếng là có ngay những thứ mình cần, rồi đâm ra thành thói quen.

      Việc rửa chén, nhặt rau, quét nhà... các bạn chẳng bao giờ đụng tay đến, và "Mẹ ơi!" đã trở thành câu thần chú giải quyết tất cả mọi vấn đề.

      Hay như Hân, được sinh ra trong một gia đình giàu có, bố mẹ quan tâm hết mực. Cuối năm lớp 12, Hân cực kì bàng quan với chuyện chọn ngành, chọn nghề, vì “Chuyện thi cử, chọn trường, hồ sơ bố mẹ tớ lo hết rồi, tớ chỉ cần đi thi cho tốt thôi. Mà thật ra tớ cũng chẳng biết gì mà lo.”

      Cuối cùng, cô bạn đã trượt vì bố mẹ kì vọng quá cao và lựa chọn một ngôi trường mà bạn không đủ khả năng.

      Chuyện thi vào đại học nào cũng để… bố mẹ lo!

      Chuyện thi vào đại học nào cũng để… bố mẹ lo!

      Thậm chí có nhiều bạn trẻ đi du học nước ngoài, nhưng chưa đầy 1 tháng đã nằng nặc đòi về vì không thể hội nhập môi trường học tập quốc tế đòi hỏi tinh thần tự lập cao. Mọi việc từ đi siêu thị, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… các bạn đều phải tự làm, những việc mà khi còn ở nhà các bạn chẳng bao giờ chạm tay vào.

      Thói xấu quen được chiều chuộng, không biết làm gì từ tự chăm sóc bản thân cho đến quyết định tương lai của chính mình đã để lại nhiều hậu quả khôn lường cho các “cậu ấm cô chiêu” này.

      Đến tận tuổi trường thành

      “Khi tôi về hưu, không thuê người làm nữa thì con cái dù trưởng thành, thậm chí bước vào tuổi 30 vẫn duy trì nếp sống cũ, thích hưởng thụ, không muốn chia sẻ việc nhà, ăn xong cũng không muốn thò tay rửa chén, lau nhà” – cô Hoàng Thiện đã chia sẻ về hai đứa con “có lớn mà không có khôn” của cô.

      Quen được nuông chiều từ thuở nhỏ, lớn lên chúng càng ỷ lại và không muốn sống tự lập dù đã tốt nghiệp và đi làm. Dù cho được nhắc nhở phụ việc nhà, tự dọn dẹp phòng ốc và có ý thức sống tự lập, chúng vẫn lười biếng, chấp nhận cách sống bê bối, nhà cửa lộn xộn.

       Dù đã đi làm, nhiều người vẫn sống dựa dẫm vào gia đình

      Dù đã đi làm, nhiều người vẫn sống dựa dẫm vào gia đình

      Chị Lê Thu Hà ở Quảng Ninh cũng đã tâm sự về người chồng “bám váy mẹ” của chị: “Thời gian rảnh chồng tôi toàn ngồi chơi đá bóng online, tôi thì đang mang thai vậy mà phải phụ mẹ chồng buôn bán.

      Nhiều khi khách vào mua hàng, cần những vật nặng như két bia, thùng nước ngọt… vậy mà chồng tôi vẫn điềm nhiên ngồi chơi, mặc tôi mang những thùng bia nặng cho khách.” Khi chị đặt câu hỏi rằng khi sinh con xong, chồng chị sẽ làm gì để nuôi gia đình thì nhận được câu trả lời “thiếu tiền mua sữa thì cứ xin bà nội”.

      Con người trưởng thành hơn từ mỗi va vấp, sai lầm. Nếu bạn chỉ mãi dựa dẫm vào gia đình, bạn sẽ chỉ sống như cây tầm gửi, thụ động, ích kỷ, không dám vùng vẫy, không dám ước mơ, không dám làm những điều mình thích. Hãy sống một cách độc lập, tự chọn cho mình những lối đi tương lai, có thể sẽ khó khăn, sẽ vấp ngã, nhưng bạn chắc chắn hiểu rõ hơn bản thân muốn gì, cần gì, làm được gì và ý thức hơn về trách nhiệm của mình với cuộc sống.

      Yến Nhi tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Giải trí

      Giải mã ý nghĩa quà Tết: Thông điệp nào ẩn chứa sau mỗi món quà?

      06/02/2020

      Việc tặng quà Tết được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Nhân dịp Xuân Kỷ ...

      Giải trí

      Điểm mặt gọi tên những quán ăn đặc sắc gần trường Đại học Thương Mại

      06/02/2020

      Đối với sinh viên, việc tìm được một quán ăn ngon, chất lượng và gần trường là điều vô cùng cần ...

      Giải trí

      Giải mã tháng 12 qua những ngày lễ và sự kiện đáng nhớ

      06/02/2020

      AFF Cup, Miss Universe hay không khí tưng bừng chào đón Giáng Sinh có phải là điều duy nhất tạo ...

      Giải trí

      Halloween và những bí mật có thể bạn chưa biết

      06/02/2020

      Bạn đã biết lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu hay có ý nghĩa như thế nào chưa? Hãy cùng ...