Tết Âm lịch: nên nghỉ dài hay ngắn? | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN PHÍ
💡 Ưu đãi giới hạn: TẶNG 1 THÁNG HỌC TIẾNG ANH CHUẨN CAMBRIDGE MIỄN
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Tết Âm lịch: nên nghỉ dài hay ngắn?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Những ngày giáp Tết, người ta lại nô nức bàn về việc được năm nay được nghỉ Tết bao nhiêu ngày. Vậy nên nghỉ nhiều hay ít khi mà bên nào cũng có lý lẽ của riêng của mình?

      Chủ đề được nghỉ tết bao nhiêu ngày luôn là chủ đề được bàn luận rôm rả mỗi dẹp cận Tết. Tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, do vậy chúng ta vẫn luôn mong muốn có một kì nghỉ ý nghĩa bên gia đình và người thân. Tuy nhiên, nghỉ Tết bao nhiêu là hợp lý?

      Bộ Nội vụ đã thống nhất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Theo đó, năm nay chúng ta sẽ được nghỉ Tết 7 ngày, khá ít so với mọi năm. Tuy nhiên, thay vào đó các ngày lễ lớn khác thời gian sẽ kéo dài hơn: 4 ngày cho 30-4 và 1-5, 4 ngày cho Giỗ tổ Hùng vương và 3 ngày cho Quốc Khánh. Dù kì nghỉ Tết được rút lại ngắn hơn, nhưng các kì nghỉ khác được kéo dài là một ý kiến hay. Nhưng vẫn có người không đồng ý phương án nghỉ Tết này, và lý do mà họ đưa ra cũng rất hợp lý.

      Team mong muốn nghỉ Tết nhiều hơn

      Những người mong muốn được nghỉ Tết nhiều hơn đa phần là những người có nhà ở xa. Với những ai đi học hoặc làm việc xa nhà, thì việc một năm về nhà nhiều lần không phải là điều dễ dàng thực hiện, nhất là với các bạn sinh viên hoặc lao động nghèo gặp khó khăn về kinh tế. Do vậy, Tết là dịp để họ có thể về quê, gặp gỡ người thân bạn bè sau một năm dài vất vả. Dù các ngày lễ khác có được kéo dài ra thì chỉ riêng thời gian để đi về nhà cũng đã mất gần nửa, nên dễ hiểu vì sao họ muốn Tết sẽ được kéo dài hơn, ít nhất là như mọi năm để họ có nhiều thời gian ở bên gia đình.

      về quê ngày tết

      Hình ảnh đông đúc thường thấy tại các bến xe mỗi dịp Tết

      Team đồng ý với việc nghỉ Tết ít

      Một điều rất dễ thấy ở nguời Việt là sự “lười biếng” thấy rõ sau kì nghỉ Tết kéo dài. Câu nói vui “còn mùng là còn Tết” đã trở thành sự biện hộ cho năng suất lao động thấp sau Tết. Việc này ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống, khi mà phải mất gần một tuần để mọi nguời đi vào guồng quay thường nhật. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội vào dịp Tết như trộm cắp, bài bạc, tai nạn giao thông,... có xu hướng ngày càng tăng và nghiêm trọng hơn trước. Thậm chí, với các chị, các mẹ, Tết là chuỗi ngày dọn dẹp, nấu nướng đến "phát sốt". Đó là lý do mà nhiều người dù muốn có kì nghỉ Tết vui vẻ cũng phải sống trong lo sợ, và họ đồng ý việc rút ngắn kì nghỉ Tết.

      tiệc tùng ngày tết

      Ngày Tết, chỉ riêng việc nấu nướng đã đủ khiến nhiều bà nội trợ ngán ngẩm

      Bên nào cũng có những lý lẽ của mình, vậy ý kiến của bạn thế nào?

      Có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận là những nét văn hóa trong ngày Tết đang dần mất đi. Cái Tết mà bọn trẻ con lúc nào cũng mong chờ bỗng chốc trở nên bình thường khi người ta lớn, còn với người lớn Tết là nỗi lo tiền mừng tuổi, quà cáp. Thậm chí, nhiều người còn ủng hộ ý kiến gộp Tết Tây với Tết ta.

      Không thể phủ nhận cái Tết ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng nó vẫn là nét đẹp truyền thống từ ngàn đời của dân tộc. Những cây nêu, những bánh chưng, thịt kho trứng, củ kiệu, đến bao lì xì đỏ chói là những biểu hiện của nền văn hóa Việt đầy màu sắc. Do vậy, dù đã mất đi ít nhiều sự háo hức, và cái Tết cũng không còn giữ được màu sắc truyền thống, người ta vẫn cứ mong ngóng về Tết, chỉ để được ở bên người thân để kể nhau nghe những chuyện mình đã trải qua trong suốt một năm qua.

      tết là nét đẹp từ ngàn đời

      Tết là nét đẹp văn hóa từ ngàn đời của người Việt

      GS.TS, nhà văn hóa Ngô Đức Thịnh cho rằng kỳ nghỉ Tết ta ngắn sẽ tiện nhiều thứ nhưng lại mất đi nhiều thứ vì “còn biết bao nhiêu hoạt động văn hóa gắn với ông bà tổ tiên, gia đình, làng xã..., liệu có gộp lại được không?”, GS.TS Ngô Đức Thịnh băn khoăn. "Quan trọng là con người hành xử sao với kỳ nghỉ của mình", GS Thịnh chia sẻ. (theo Tuoitre.vn)

      Việc kì nghỉ Tết kéo dài hay ngắn không quan trọng bằng việc chúng ta đã trải qua nó như thế nào, đã chọn những hoạt động nào để tham gia. Quan trọng hơn là sau kì nghỉ, chúng ta sẽ quay lại với công việc với tinh thần và thái độ như thế nào. Kì nghỉ ngắn yêu cầu bạn phải sắp xếp thời gian hợp lí để tận hưởng nó một cách trọn vẹn. Kì nghỉ dài cho bạn nhiều thời gian ở bên gia đình, thăm viếng ông bà, tuy nhiên bạn cũng phải đối mặt với việc quay lại công việc sao cho hiệu quả nhất.

      tận hưởng tết với gia đình

      Hãy tận hưởng ngày Tết cổ truyền bên cạnh gia đình và người thân

      Dù sao thì, thời gian nghỉ cũng đã được quyết định, thay vì bàn cãi về độ dài ngắn của kì nghỉ, chúng ta nên quan tâm đến việc sắp xếp thời gian và tận hưởng Tết cổ truyền. Vì Tết mỗi năm chỉ có một, nên hãy cứ tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất.

      Khả Vy tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Giải trí

      Giải mã ý nghĩa quà Tết: Thông điệp nào ẩn chứa sau mỗi món quà?

      06/02/2020

      Việc tặng quà Tết được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Nhân dịp Xuân Kỷ ...

      Giải trí

      Điểm mặt gọi tên những quán ăn đặc sắc gần trường Đại học Thương Mại

      06/02/2020

      Đối với sinh viên, việc tìm được một quán ăn ngon, chất lượng và gần trường là điều vô cùng cần ...

      Giải trí

      Giải mã tháng 12 qua những ngày lễ và sự kiện đáng nhớ

      06/02/2020

      AFF Cup, Miss Universe hay không khí tưng bừng chào đón Giáng Sinh có phải là điều duy nhất tạo ...

      Giải trí

      Halloween và những bí mật có thể bạn chưa biết

      06/02/2020

      Bạn đã biết lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu hay có ý nghĩa như thế nào chưa? Hãy cùng ...