Tiếng Anh không có dấu như tiếng Việt, nhưng nghe vẫn rất có hồn vì chúng có những quy tắc nhấn nhá rất thú vị. Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.
QUY TẮC 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ex: be’gin, be’come, for’get, en’joy, dis’cover, re’lax, de’ny, re’veal,…
Ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open…
Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.
Ex: deTERmine, reMEMber, enCOUNter…
QUY TẮC 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: ‘children, ‘hobby, ‘habit, ‘labour, ‘trouble, ‘standard…
Ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take…
QUY TẮC 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: ‘basic, ‘busy, ‘handsome, ‘lucky, ‘pretty, ‘silly…
Ngoại lệ: a’lone, a’mazed, …
QUY TẮC 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ex: be’come, under’stand.
QUY TẮC 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.
Ex: e’vent, sub’tract, pro’test, in’sist, main’tain, my’self, him’self …
QUY TẮC 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, – eer, -ese, -ique, -esque, -ain.
Ex: ag’ree, volun’teer, Vietna’mese, re’tain, main’tain, u’nique, pictu’resque, engi’neer…
Ngoại lệ: com’mittee, ‘coffee, em’ployee…
QUY TẮC 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.
Ex: eco’nomic, ‘foolish, ‘entrance, e’normous …
QUY TẮC 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.
Ex: dis’cover, re’ly, re’ply, re’move, des’troy, re’write, im’possible, ex’pert, re’cord
Ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…
** Tìm hiểu một xíu về tiền tố:
Prefixes – Tiền tố trong tiếng Anh
Tiền tố được thêm vào trước từ gốc, Ví dụ:
Prefix |
Word |
New word |
un- |
happy |
Unhappy: không hạnh phúc/bất hạnh |
multi- |
cultural |
Multicultural: đa văn hóa |
over- |
work |
Overwork: làm việc ngoài giờ |
super- |
market |
Supermarket: siêu thị |
Tiền tố phủ định
✔ Un
Được dùng với: acceptable, happy, healthy, comfortable, employment, real , usual, reliable, necessary, able, believable, aware….
✔ Im: thường đi với cái từ bắt đầu là “p”
Eg: polite, possible…
✔ il: thường đi với các từ bắt đầu là “l”
Eg: illegal, ilogic, iliterate..
✔ ir: đi với các từ bắt đầu bằng “r”
Eg: regular,relevant, repressible..
✔ in
Eg: direct, formal, visible,dependent,experience
✔ dis
Eg: like, appear, cover, qualify, repair, advantage,honest..
✔ non
Eg: existent, smoke, profit…
QUY TẮC 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: ‘birthday, ‘airport, ‘bookshop, ‘gateway, ‘guidebook, ‘filmmaker,…
QUY TẮC 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: ‘airsick, ‘homesick, ‘carsick, ‘airtight, ‘praiseworthy, ‘trustworth, ‘waterproof, …
Ngoại lệ: duty-‘free, snow-‘white …
QUY TẮC 11:
Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.
Ex: ,bad-‘tempered, ,short-‘sighted, ,ill-‘treated, ,well-‘done, well-‘known…
QUY TẮC 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi.
-ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less
Ex:
· ag’ree – ag’reement
· ‘meaning – ‘meaningless
· re’ly – re’liable
· ‘poison – ‘poisonous
· ‘happy – ‘happiness
· re’lation – re’lationship
· ‘neighbour – ‘neighbourhood
· ex’cite – ex’citing
*** Hậu tố là gì?
Hậu tố được thêm vào sau từ gốc, Ví dụ:
Word |
Suffix |
New word |
child |
-hood |
Childhood: thời thơ ấu |
work |
-er |
Worker: người công nhân |
taste |
-less |
Tasteless: không có vị giác |
reason |
-able |
Reasonable: có lý/hợp lý |
Việc thêm tiền tố hay hậu tố thường làm thay đổi từ gốc không chỉ về ngữ nghĩa mà còn về từ loại. Như trong ví dụ trên, động từ work sau khi thêm “er” trở thành danh từ worker, danh từ reason sau khi thêm “able” trở thành tính từ reasonable.
- Một số hậu tố phổ biến:
✔ ment (V+ment= N)
Eg: agreement, employment..
✔ ion/tion (V+ion/tion= N)
Eg: action,production,collection..
✔ ance/ence( V+ance/ence= N)
Eg: annoyance, attendance..
✔ ty/ity (adj+ty/ity=N)
Eg: ability,responsibility, certainty..
✔ ness( adj+ness)
Eg: happiness, laziness, kindness, richness…
✔ er/or(V+er/or)
Eg: actor, teacher..
✔ ist(V+ist)
Eg: typist, physicisist, scientist..
✔ ent/ant(V+ent/ant=N)
Eg: student, assistant, accountant…
✔ an/ion( N+an/ion)
Eg: musician, mathematician
✔ ess(N+ess)
Eg: actress,waitress...
✔ ing(V+ing)
Eg: feeling, teaching, learning…
QUY TẮC 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
Ex: eco’nomical, de’moracy, tech’nology, ge’ography, pho’tography, in’vestigate, im’mediate,…
Lưu ý:
1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: –able, -age, -al, -en, -ful, –ing, -ish, -less, -ment, -ous.
2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), –ee(refugee,trainee), –ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), –ette(cigarette, laundrette), –esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), –oo (bamboo), –oon (balloon), –mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian(musician), – id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial(proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
*** Một số điểm cần lưu ý khác:
A. Rơi vào vần đầu tiên: phần lớn các adj và N có cấu tạo 2 vần thì trọng âm sẽ rơi vào fần đầu tiên. VD: prétty, háppy, wáter, téacher...
B.Trọng âm rơi vào vần cuối:
- Tất cả các V có cấu tạo 2 âm tiết thì trọng âm sẽ rơi vào vần cuối VD: begín, import,...(chú ý: một số từ có danh từ giống với tính từ như ímport (n) >
- Các từ có tận cùng là EE,OO , OON, ESe...
C. Trọng âm rơi vào vần thứ 2 từ cuối lên .
+Với các danh từ có tận cùng là ION (VD: informátion, televísion)
+với các tính từ có tận Cùng là IC (VD: grafic, terrific..)
D. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên :
+các danh từ có tận cùng là CY, PHY, TY, GY...(VD: reliability)
+ Các adj có tận cùng là AL (VD: critical, economical)
E. Đối với các từ đa vần : Những từ này thường có hơn 1 trọng âm (nghĩa là trong 1 từ thường có cả trọng âm chính và trọng âm phụ) . Trông thường những tiếp đầu ngữ ( VD: inter..., anti.., pre...) và tiếp đầu ngữ luôn mang trọng âm phụ, còn trọng aâ chính luôn tuân thủ qui tắc trọng âm. VD: international, antibiotic..
CÁC DẤU HIỆU CỦA TỪ MANG TRỌNG ÂM
+ sự thay đổi về độ cao của giọng: Vần nào mang trọng âm thì được đọc cao hơn
+ độ dài của vần: tất cả caá vần mang trọng âm sẽ được đọc dài hơi nhất.
Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.
- Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.
- Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/).
- Các chữ được viết là a-e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.
- Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/.
- Hầu hết các chữ được viết là i-e (smile), ie (die), y (cry) được phát âm là /ai/. Một số chữ viết là igh (high), uy (buy) cũng được phát âm giống như trên nhưng không nhiều. Riêng các từ fridge, city, friend lại không được phát âm là /ai/.
- Hầu hết các chữ được viết là i (win) có phát âm là /i/, đôi khi y cũng được phát âm như trên (Trừ trường hợp sau i có r – sau r không phải là một nguyên âm).
- Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner...
- Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài)khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook...
- Các chữ cái được phát âm là /ɜ:/ thuộc các trường hợp sau: ir (bird), er (her), ur (hurt). Ngoài ra còn có các trường hợp ngoại lệ or (word), ear (heard)
- Các chữ cái được phát âm là /ɔ:/ thuộc các trường hợp sau: or (form, norm). Các trường hợp ngoại lệ khác: a (call), ar (war), au (cause), aw (saw), al (walk), augh (taught), ough (thought), four (four).
- Các chữ cái được viết là oy, oi sẽ được phát âm là /ɔɪ/. Ví dụ: boy, coin...
- Các chữ cái được viết là ow, ou thường được phát âm là /əʊ/ hay /aʊ/, tuy nhiên chúng cũng còn có nhiều biến thể phát âm khác nữa.
Những nguyên âm A, E, I, O ,U thường được phát âm thành /ɜ:/ khi ở dưới dạng: ar, er, ir, or, ur.( trừ những trường hợp chỉ người nhữ: teacher...)
+ ar: thường được phát âm thành /ɜ:/ ở những từ có nhóm -ear trước phụ âm ( VD: earth) hoặc giữa các phụ âm (VD: learn )
+ er: được phát âm thành /ɜ:/ với những từ đi trước phụ âm( VD: err), hoặc giữa các phụ âm( VD: serve)
+ ir: được phát âm thành /ɜ:/ với những từ có tận cùng bằng -ir (VD: stir )hay -ir + phụ âm (VD: girl )
+ or : được phát ama thành /ɜ:/ với những từ mà -or đi sau w và trước phụ âm ( VD: world, worm)
+ ur: được phát âm thành /ɜ:/ với những từ tận cùng bằng -ur hoặc -ur + phụ âm ( VD: fur, burn)
1. Với động từ
+ Động từ tận cùng trong phiên âm là "t" hoặc "d" khi thêm "ed" ta phát âm là /id/
+ Động từ tận cùng khi phiên âm là vô thanh (voiceless consonant: p, k, f, S, tS, O-,) khi thêm "ed" đọc là /t/
+ Động từ cuối là âm hữu thanh khi phiên âm (voiced consonant: b, g, e, z, v, dz, n,...) thêm "ed" đọc là /d/
2. Danh từ
+ Sau voiceless consonant thì đọc là /s/ : books, maps
+ Sau Voiced-----------------------/z/: pens, keys
+ Sau : s, tS, S đọc là /iz/: boxes, bushes
>> Những điều cần chú ý để nói tiếng anh chuẩn hơn
Edu2Review là cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, đánh giá các đơn vị đào tạo: Trường học, trung tâm tiếng anh.. Bạn muốn học ở đâu? hãy lên Edu2Review tra cứu chất lượng đơn vị đó nhé...Xem thêm