5 lỗi ngụy biện bạn thường gặp trong một cuộc tranh luận | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 lỗi ngụy biện bạn thường gặp trong một cuộc tranh luận

      5 lỗi ngụy biện bạn thường gặp trong một cuộc tranh luận

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Trong tranh luận, chúng ta khó tránh khỏi những lỗi ngụy biện (fallacy) khi phản biện về một vấn đề. Edu2Review sẽ liệt kê 5 lỗi mà chúng ta thường gặp dưới đây!

      Tranh luận là một hoạt động mà đôi bên cùng đưa ra những luận điểm để phân định tính đúng/sai cho một sự việc. Trong một cuộc tranh luận, hoạt động chính là dùng luận chứng hợp lý để có thể kết hợp luận cứ và luận điểm nhằm làm minh bạch và chuẩn xác lập luận của bản thân.

      Tuy nhiên, nhiều người thường mắc phải những lỗi ngụy biện làm biến chất một cuộc tranh luận thành một cuộc cãi vã. Cùng Edu2Review phân tích 10 lỗi ngụy biện bạn thường gặp trong cuộc sống nhé!

      1. Ngụy biện tấn công cá nhân (Ad Hominem)

      Tấn công cá nhân là một lỗi ngụy biện rất hay gặp phải của đa số những người có lối tranh cãi theo khuynh hướng sỉ nhục và làm mất uy tín lời nói của đối phương. Những dạng câu thường thấy là: “Anh có làm được gì cho ba mẹ ở nhà chưa mà lên đây dạy đời?”

      Ngụy biện tấn công cá nhân (Nguồn:Twitter)

      Ngụy biện tấn công cá nhân (Nguồn:Twitter)

      2. Ngụy biện hai sai thành đúng (Two wrongs make a right)

      “Chỗ nào chả có...?”, “Người nào chả vậy?” là những câu nói thông dụng để người phản biện dùng với mục đích thay vì bàn luận đến cái sai của đang xét, lại đưa ra một sự vật sai tương tự để biện hộ, hay giảm nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sai của nó.

      nguy bien hai sai thanh dung

      Ngụy biện hai sai thành đúng (Nguồn: Otofun)

      3. Ngụy biện kết luận ẩu (Jumping to conclusion)

      Đặc điểm nhận dạng của ngụy biện kết luận ẩu là khi đối tượng không có đủ bằng chứng, luận cứ vẫn phát biểu kết luận một cách vội vã, thiếu thuyết phục cho người nghe.

      Lỗi ngụy biện này thường khá gặp trong cuộc sống khi đối thoại, bên A hiểu lầm ý của đối phương và đi vào kết luận trong khi thực chất ý của đối phương lại không phải vậy.

      nguy bien ket luan au

      Ngụy biện kết luận ẩu (Nguồn: PinsDaddy)

      4. Ngụy biện cá trích (Red Herring fallacy)

      Loại ngụy biện được sử dụng khi một người đưa những phát ngôn không liên quan, dính dáng đến chủ đề đang được đề cập nhằm mục đích đánh lạc hướng hay làm dừng cuộc tranh luận.

      Một vấn đề thường gặp gần đây để dẫn chứng cho lỗi ngụy biện này là “Pray for Manchester- Pray for Syria”. Ở đây, người phản biện đã đặt vấn đề “tại sao không pray for Syria mà chỉ là Manchester?” để lái vấn đề sang hướng khác, để trách móc và làm cho đối phương cảm thấy tội lỗi.

      nguy bien ca trich

      Ngụy biện cá trích (Nguồn: Emaze)

      5. Ngụy biện kinh nghiệm vụn vặt (Anecdotal Fallacy)

      Những người bị mắc lỗi ngụy biện này thường hay dẫn chứng những kinh nghiệm mà bản thân gặp phải, thấy được đến từ những trường hợp biệt lập và vịn vào đó để bác bỏ luận điểm của người khác. Ví dụ như: “Bạn tôi cũng làm mà có sao đâu?” “Tôi đã dùng thuốc này cả năm trời nhưng chả xảy ra gì hết!”

      Rất khó để người phản biện có thể bác bỏ lập luận phi logic của lỗi ngụy biên này vì thường chúng ta phải chứng minh cho họ thấy rằng đó chỉ là những lập luận dựa trên trường hợp chủ quan của họ, và còn phải tìm hiểu khá kĩ càng về trường hợp ấy.

      nguy bien kinh nghiem vun vat

      Ngụy biện kinh nghiệm vụn vặt (Nguồn: Secular Press)

      Biết được một số lỗi ngụy biện thông dụng, bạn sẽ tránh được những lúc lập luận “cùn”, mâu thuẫn, và tránh việc đi lạc trọng tâm vấn đề, đồng thời nâng cao khả năng thuyết phục và khả năng phân tích mạch lạc của bản thân, cải thiện văn hóa tranh luận bấy lâu nay.

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

      Hồng Phúc tổng hợp

      Nguồn tham khảo: Fanpage Ngụy biện - Fallacy

      Edu2review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng anh giao tiếp

      5 sai lầm thường gặp khiến bạn giao tiếp không hiệu quả

      06/02/2020

      Bạn cảm thấy khó khăn trong vấn đề giao tiếp? Vậy bạn đã biết 5 sai lầm thường gặp khiến việc ...

      Confession

      Nếu đã rơi xuống vực thẳm cuộc đời, lời khuyên này sẽ cho bạn sức mạnh

      06/02/2020

      Khi cảm thấy bản thân đã chạm tới đáy vực sâu, liệu đó đã phải là điều tệ nhất chưa? Còn có thể ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...