6 bí quyết thuyết trình xuất sắc như tổng thống Obama | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      6 bí quyết thuyết trình xuất sắc như tổng thống Obama

      6 bí quyết thuyết trình xuất sắc như tổng thống Obama

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Bạn đã biết cách thuyết trình hiệu quả chưa? Hãy học Tổng thống Obama cách trình bày thuyết phục trước đám đông, mà chẳng cần powerpoint nhé.

      Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đều cho rằng Tổng thống Barack Obama là vị tổng thống xây dựng hình ảnh và truyền thông tốt nhất trong lịch sử Mỹ. Bằng tài năng hùng biện thiên phú và phong thái của môt nhà lãnh đạo thực thụ, ông đã xây dựng hình ảnh một vị tổng thống Mỹ thân thiện nhưng cũng không kém phần quyết đoán, mạnh mẽ.

      Bạn có bao giờ tự hỏi, ông đã có bí quyết gì để mỗi phần trình bày của ông thuyết phục như vậy? Lấy đơn cử như lần ông đến VN tháng 05/2016 vừa rồi, không chỉ thuyết phục các nhà lãnh đạo, giới truyền thông, mà còn cả sự chú ý của nhân dân cả nước, ông đã có những phần thuyết trình hết sức gần gũi, nhưng cực kỳ thu hút.

      Chỉ vì ông là Tổng thống, nên phần trình bày của ông được chú ý? Có thể, nhưng là một phần rất nhỏ, vì ông không phải là vị tổng thống duy nhất đến Việt Nam. Tài năng và thấu hiểu chính là điểm nhấn mạnh mẽ trong phần trình bày của ông trước mọi người. Cùng Edu2Review học bí quyết từ cách thuyết trình của tổng thống Obama nhé.

      EBIV1. Hiểu rõ khán giả của mình là ai

      Đây là một trong những vấn đề cốt lõi của một bài thuyết trình. Bạn không thể chỉ sử dụng mỗi một cách thuyết trình cho tất cả các khán giả, ứng với từng chủ đề khác nhau. Lấy ví dụ thật gần gũi nhé, bạn thử nhớ lại thời đi học của mình xem. Có những tiết học bạn vô cùng hào hứng, có những tiết học bạn “say đắm, đê mê” trong cơn buồn ngủ, đến độ những thầy cô dạy tiết đó, được chúng ta đặt cho cái tên hết sức kiêu sa là “ tiến sĩ gây mê”. Vì sao cùng một đối tượng là mấy mươi mạng trong lớp bạn, có lúc chúng ta vô cùng hứng thú với môn học, có lúc buồn ngủ gục lên gục xuống cả chục lần? Vì thầy cô dạy không hay? Không hẳn, vì thầy cô đã không thấu hiểu các bạn.

      Trở lại với bài thuyết trình của tổng thống Obama, không bị bó buộc bởi 2.000 người tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, ông Obama hướng đến tất cả mọi người trên toàn đất nước Việt Nam. Bởi tâm lí muốn được nhận diện của mỗi người, việc trực tiếp nhắc đến đối tượng khán giả là chìa khóa để bài thuyết trình ngay lập tức thu được sự chú ý.

      Tổng thống Obama

      Hiểu rõ khán giả là một trong những yếu tố hàng đầu của diễn giả giỏi

      “Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam.

      Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.”

      Ngay cả khi bạn không được vinh dự ngồi trong phòng hội nghị, bạn chỉ ở nhà và bật tivi theo dõi, bạn cũng đã được ông đề cập khéo léo, và điều đó đã gây được sự chú ý từ bạn.

      EBIV2. Không phải phát biểu, mà chính là kể chuyện

      Tổng thống Obama

      Hãy truyền đạt thông điệp của bạn như một câu chuyện

      Bạn biết không, nghệ thuật đỉnh cao của một bài thuyết trình, chính là kể chuyện. Bạn không nên lên gân đòi hỏi khán giả lắng nghe bạn, cũng chẳng cần thiết gây sự chú ý bằng những hành động thái quá, bạn chỉ cần là một người kể chuyện giỏi, bạn sẽ thành công.

      Ông Obama đã tinh tế lồng ghép các điển cố, các câu nói nổi tiếng và quen thuộc với người Việt Nam vào trong bài phát biểu, gián tiếp gợi nhắc đến nền văn hiến lâu đời của người Việt. Các câu thơ Nam Quốc Sơn Hà, truyện Kiều và câu nói của Văn Cao được khéo léo sử dụng để trở thành lời dẫn cho các ý lớn trong bài, khiến khán giả liên tục cảm thấy hứng thú với nội dung của bài thuyết trình.

      “Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp, nhưng cây tre cũng như tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.”

      “Như người Việt và người Mỹ đều có thể thuộc bài hát của Văn Cao “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”…

      “Sau này, khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

      Đây là một trong những yếu tố rất đặc sắc mà cộng đồng đánh giá trường học, trung tâm ngoại ngữ - Edu2Review thấy vô cùng hữu ích, vì ít bạn nào để ý đến việc kể ra thì nghe rất bình thường này.

      EBIV3. Vẽ nên một bức tranh hào hùng trong tâm trí khán giả

      Tổng thống Obama

      Từ ngữ là một trong những công cụ đắc lực cho bài thuyết trình

      Obama liên tục sử dụng các liên tưởng và tính từ trực tiếp mang ý nghĩa đanh thép nhằm xây dựng nên một loạt hình ảnh sắc nét trong tâm trí người nghe.

      “ 200 năm trước, khi một trong những người Mỹ đi tìm kiếm giống lúa gạo và ông đã đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán. Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam.”

      “Khi chúng ta bất đồng một điều gì đó, chúng ta vẫn phải nhớ đến những người đã ngã xuống vì đất nước, cả người Việt và người Mỹ”. Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này.”

      EBIV4. Tạo sự đồng cảm

      Tổng thống Obama

      Cảm xúc là thứ không thể làm giả, khán giả sẽ cảm nhận được ngay nếu bạn " diễn sâu "

      Obama luôn tạo sự gần gũi nội dung bài phát biểu bằng việc nhắc đến bản thân mình và hai con gái. Đây cũng được cho là một trong những chìa khóa vàng để Obama nhận được sự đồng cảm từ người nghe, đưa bản thân đến với vị trí tổng thống trong đợt tranh cử đầu tiên.

      “Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là (tổng thống) đầu tiên – cũng như các bạn – trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.”

      “Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.”

      EBIV5. Giá trị của im lặng

      Tổng thống Obama

      Không phải lúc nào cũng liến thoắng, khi trình bày, khoảng lặng là điều cần thiết

      Khi phát biểu, ông Obama không nói quá nhanh mà luôn phân bổ những đoạn nghỉ giữa mỗi đoạn, đồng thời đưa mắt (tạo eye contact) với tất cả mọi người. Thêm vào đó, nếu bạn chú ý kỹ, phần hands gesture của ông vô cùng linh hoạt và tự nhiên.

      “Tại Việt Nam, có hơm 3 triệu người đã hy sinh trong chiến tranh. Và trên bức tường chiến tranh ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. Hôm nay chúng ta cùng với nhau, người Việt và người Mỹ, cùng nhận thức nỗi đau và mất mát mà chiến tranh đem đến.”

      Khoảng im lặng tưởng chừng như đang suy nghĩ này chính là khoảng lặng để mỗi câu chữ của ông Obama tạo nên ảnh hưởng trong mỗi người, khiến câu từ và nội dung của ông được hiểu sâu và toàn diện hơn.

      EBIV6. Tạo cảm xúc đa chiều

      Bài phát biểu của Obama luôn được lồng ghép những trạng thái cảm xúc khác nhau, khi thì vui vẻ, thoải mái, khi thì nghiêm túc, khi thì tràn đầy quyết tâm. Những trạng thái đối lập này liên tục cuốn hút người nghe, tạo nên hai mảng “sáng” – “tối” đối lập trong một chỉnh thể hài hòa.

      Tổng thống Obama

      Cảm xúc không phải chỉ một màu, mà tùy biến theo từng hoàn cảnh cụ thể

      “Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.” ( khi nhắc đến những điều thân thuộc gần gũi, ông cười thân thiện )

      “ Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau. Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới.” ( gương mặt nghiêm nghị, giọng nói nhấn mạnh, tông cao )

      Với nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, không lạ gì khi ông là một trong những Tổng thống Mỹ nổi tiếng nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này. Ông không phải là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến đây, nhưng là tổng thống đầu tiên nhận được sự ủng hộ và chào đón nhiệt tình từ người Việt đến vậy. Mỗi nơi ông đi, mỗi món ông ăn đều trở thành hiện tượng sau đó, thay vì bún chả Hà Nội, nay người ta gọi “ bún chả Obama”.

      Tổng thống Obama trò chuyện cùng người trẻ

      Thoải mái, cởi mở là cách ông Obama dẫn dắt câu chuyện cùng người trẻ

      Thuyết trình cho nhà lãnh đạo thì phong thái chuyên nghiệp, nhưng khi trình bày trước YSEALI - Tổ chức Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á - thì phong thái gần gũi, ông bỏ áo khoác vest ra, và thậm chí ngẫu hứng 1 đoạn beatbox trong phần trả lời câu hỏi của một bạn trẻ. Chưa có một nhà lãnh đạo nào làm như thế. Bạn vẫn cảm thấy kính phục, nhưng bạn lại thấy vô cùng thân thuộc, như bạn đang trò chuyện cùng bạn bè, đó là cách ông thuyết phục người trẻ tuổi.

      Bạn thấy đó, thuyết trình tưỏng dễ mà không dễ. Không phải bạn chỉ cần cầm mic lên, nói trôi chảy, không vấp là xong. Tương tác với khán giả không phải chỉ cần nhìn khắp phòng, nhìn từng khán giả một là đủ. Mà mỗi động tác mình làm, mỗi ánh mắt nhìn của mình đều có mục đích cụ thể. Bạn làm thế nào mà người ngồi dưới có cảm giác mong cho đừng hết giờ, hào hứng tham gia vào câu chuyện của bạn, đừng để họ chốc chốc lại liếc nhìn đồng hồ, ngáp ngắn ngáp dài uể oải. Nếu tất cả hiện tượng đó xảy ra, đừng trách khán giả thiếu tôn trọng bạn, hãy trách bản thân mình đã thiếu thuyết phục họ trước. Edu2Review mong bạn không phải trở thành người trình bày giỏi nhất, mà mong mỗi phần thuyết trình của bạn mang đến nhiều giá trị nhất cho người nghe, khiến họ không thể quên được bạn.

      * Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.

      Mỹ Hoa tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...