7 cách tốt nhất để bình tĩnh trở lại | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      7 cách tốt nhất để bình tĩnh trở lại

      7 cách tốt nhất để bình tĩnh trở lại

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Bạn đã bao giờ thấy rằng bạn quá tải trong công việc? Cảm xúc dâng cao vì bị kéo căng tới hạn có thể làm cho bạn nhiều đêm mất ngủ, lúc nào bạn cũng thấy căng thẳng và mất kiểm soát hoặc hoảng loạn?

      Những lúc như vậy bạn có thấy cảm giác tội lỗi gia tăng và mất dần sự tự tin vào bản thân? Theo nghiên cứu do Catalyst tiến hành năm 2009, “55% trong tổng số người đi làm bị căng thẳng tới cảm giác cực kỳ mệt mỏi và mất kiểm soát”. Những nghiên cứu của Cục thống kê Canada cho thấy “Nam giới và phụ nữ ở độ tuổi từ 35 đến 54 bị căng thẳng nhiều nhất” trong đó “phụ nữ đi làm bị căng thẳng nhiều hơn so với nam giới”.

      Điều này có giống như cảm giác quá tải hay không? Nếu như bạn rơi vào bất kỳ trường hợp nào đã nói ở trên, thì bạn nên xem xét các cách để vượt qua cảm giác quá tải, giảm căng thẳng và bình tĩnh trở lại dưới đây:

      1. Lập danh sách những việc bạn cần làm

      Nhiều người khẳng định khi bị quá tải, họ rất khó làm được nhiều hơn 15 đến 20 việc trong danh sách “việc cần làm” của họ. Lý do thật sự của việc viết ra những điều bạn cần làm (hoặc bị quá tải) là để giúp phá bỏ sự lộn xộn trong tâm trí bạn.

      2. Xem xét và sắp xếp thứ tự của danh sách việc cần làm

      Bạn hãy xem có bao nhiêu việc trong danh sách đó thật sự là những việc “phải làm”? Rà soát lại danh sách đó một cách kỹ lưỡng và xác định xem có việc nào có thể thay thế bằng những việc khác hay không. Tìm những “việc nên làm” và loại bỏ khỏi danh sách những việc cần làm. Sắp xếp lại thứ tự những việc cần làm trong danh sách còn lại. Kiểm tra lại danh sách đó một cách khách quan sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa cảm giác bị quá tải.

      3. Kiểm soát những việc bạn có thể làm, và loại bỏ những việc bạn không thể làm

      Nhiều người dành nhiều sự chú ý tới những việc mà họ không thể kiểm soát được. Bạn hãy tự hỏi bản thân là liệu bạn có cảm thấy bị quá tải về những việc mà bạn cố thể kiểm soát được hay không. Bạn nên tập trung sức lực và sự chú ý vào những việc mà bạn có thể kiểm soát được.

      4. Đồng ý với giải pháp 80%

      Thời gian và sức lực đáng giá bao nhiêu đối với bạn? Sự hoàn hảo ít khi được mong đợi cũng như ít được đánh giá cao, vì vậy nhiều người trong số chúng ta dành vô số thời gian cố gắng để làm việc một cách hoàn hảo.

      5. Giải tỏa căng thẳng

      Theo nghiên cứu của Cục thống kê Canada cho thấy “Những người Canada tập thể dục thường ít bị căng thẳng”. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra khả năng mau hồi phục. Những cách khác để giải tỏa căng thẳng gồm có: tập thở sâu, ngồi thiền, tập ngủ và cười điều độ.

      6. Biến những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ và hành động tích cực

      Bạn có đang tập trung vào vấn đề “mọi việc tồi tệ tới mức nào” hay “có bao nhiêu việc bạn cần phải làm” hay không? Bạn hãy học cách thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mình thành những suy nghĩ tích cực hơn. Thay vào đó bạn hãy nghĩ tất cả những điều tốt đẹp đang đến với bạn hoặc đang ở xung quanh bạn, hoặc tập trung nghĩ xem hôm nay bạn đã hoàn thành được bao nhiêu việc rồi. Thà bạn tập trung vào tiến độ công việc của bạn còn hơn là suy nghĩ xem có bao nhiêu việc bạn chưa làm, điều này sẽ giúp bạn duy trì cảm giác cân bằng và lạc quan.

      7. Thay đổi triển vọng

      Đôi khi chúng ta quá mải mê vào chi tiết của công việc đến nỗi chúng ta mất đi cái nhìn bao quát. Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về công việc, bạn thường ít bị cảm xúc chi phối hơn và sẽ có tính khách quan hơn. Khi bạn thấy mình bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc, bạn hãy tự hỏi xem công việc đó sẽ nhìn như thế nào nếu đặt dưới sự xem xét của 10,000 người?

      Nếu như việc lấy lại sự tập trung và kiểm soát công việc giống như cuộc chiến khó khăn, thì vượt qua cảm giác quá tải cũng có thể thực hiện được khi bạn đặt bản thân mình lên trước, sau đó dừng lại và thật sự cân nhắc giữa những lựa chọn của bạn với những việc có thể thực hiện được.

      Căng thẳng trong công việc là tình trạng rất hay gặp hiện nay trong cuộc sống. Nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng và gần như mất hết kiểm soát, thì đó là lúc bạn phải xem lại cách sắp xếp công việc của mình. Chắc chắn ở đâu đó, bạn đã đặt những miếng ghép sai trong guồng quay công việc, đã ưu tiên những việc mà đáng lẽ bạn không nên làm hoặc đã dành quá nhiều thời gian và công sức cho một việc để rồi sau đó không còn tâm trí cho việc khác được nữa.

      Diệu Nhung


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...