Bí Quyết Giúp Bạn Viết Thư Xin Việc Thu Hút Nhà Tuyển Dụng | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Bí Quyết Giúp Bạn Viết Thư Xin Việc Thu Hút Nhà Tuyển Dụng

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Sự khác biệt giữa một lá thư xin việc tốt và không tốt là ở chỗ: Bạn có nhận được lời mời đi phỏng vấn hay không? Viết một bức thư xin việc bằng tay sẽ giúp cho bạn có cơ hội được gặp nhà tuyển dụng và gây được ấn tượng tốt ban đầu.

      Dưới đây là cách viết một lá thư xin việc giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn và bắt đầu trên con đường giành lấy công việc đó:

      1. Mở đầu mạnh mẽ:

      Bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và bước đầu tiên để làm điều này là đảm bảo bức thư được gửi tới đúng địa chỉ. Nếu không có tên trên tin đăng tuyển, hãy nhấc điện thoại và gọi tới công ty để tìm ra ai đang xem những lá thư xin việc và sơ yếu lý lịch gửi tới đó. Cụm từ “Gửi tới ai quan tâm” thật là nhàm chán, một cách lười biếng để mở đầu bất kỳ một bức thư nào.

      Bây giờ bạn đã có một cái tên, hãy mở đầu thật mạnh mẽ. Bạn có thể đặt ra một câu hỏi, chẳng hạn như 'Công việc kinh doanh sẽ có lợi như thế nào nếu có một sự khởi đầu mạnh mẽ?' Hay, bạn có thể đưa ra một tuyên bố ấn tượng. Hãy chắc chắn rằng bạn thể hiện một vài điều liên quan tới công ty để chỉ ra rằng bạn đã nghiên cứu trước đó và bạn không chỉ đơn thuần là nộp đơn vào những công việc bạn thấy trên quảng cáo (ngay cả khi bạn đang như vậy).

      1. Đánh bóng bản thân, quảng cáo chính bạn:

      Sử dụng đoạn văn thứ hai, thứ ba và thậm chí thứ tư (nếu cần thiết) để bàn về kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn của bạn phù hợp với nhu cầu của công ty. Nâng tầm quan trọng thêm một bậc và nói về kinh nghiệm của bạn trong dịch vụ khách hàng, ví dụ, sẽ giúp công tu tăng doanh số bán hàng. Thư xin việc cần tập trung vào cách bạn có thể giúp công ty tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn đã có một doanh số bán hàng lớn, nhưng nếu bạn liên hệ rằng kỹ năng bán hàng của bạn sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của công ty sắp tới, bạn đã tạo được một sự liên kết.

      1. Kết thúc mạnh mẽ:

      Thư xin việc của bạn chỉ nên dài một trang. Bạn muốn để cho người đọc biết nhiều hơn, họ sẽ nhấc điện thoại và gọi điện cho bạn. Sau phần giới thiệu mạnh mẽ, một vài đoạn văn chi tiết về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp ích cho công ty, hãy kết thúc bằng một đoạn tổng kết ấn tượng và kêu gọi một hành động – để họ liên hệ với bạn đi phỏng vấn.

      Hãy bôi đậm đoạn văn cuối cùng, nhấn mạnh rằng bạn là người thích hợp cho công việc và người đọc có thể tìm hiểu thêm bằng cách xem sơ yếu lý lịch đính kèm hoặc gọi điện cho bạn. Đừng có nhạt nhẽo chỉ yêu cầu một cuộc phỏng vấn. Phải nhớ luôn luôn cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư của bạn.

      1. Kết hợp chặt chẽ các từ khóa:

      Trong suốt lá thư, hãy cố gắng kết hợp một vài từ khóa từ tin đăng tuyển gốc. Nếu trong đó có nói công ty đang tìm kiếm một người có khả năng làm việc nhóm, năng động, hãy sử dụng những từ ngữ này trong thư của bạn và sau đó miêu tả bạn năng động và làm việc nhóm như thế nào. Nhà tuyển dụng sẽ lọc những lá thư xin việc mà sử dụng chính những từ ngữ của họ trong đó. Bạn chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của họ bằng cách này.

      1. Đừng viết chung một lá thư xin việc cho mọi công việc bạn ứng tuyển:

      Đối với mỗi công việc bạn ứng tuyển, hãy viết một thư xin việc mới và độc đáo. Không tạo ra một bức thư với hình thức chẳng giống ai. Vì mỗi quảng cáo khác nhau. Vì mỗi tin đăng tuyển là khác nhau, bạn cũng nên có những phản ứng khác nhau. Hãy nhớ rằng, bạn muốn sử dụng những từ ngữ và cụm từ nhất định trong tin đăng tuyển vào lá thư xin việc.

      Vâng, bạn có thể sử dụng một vài câu giống nhau trong thư xin việc, đừng chỉ dùng “doanh nghiệp của bạn” hay “công ty của bạn”. Và nếu bạn có thể thêm vào một hay hai câu về những kỹ năng của bạn có thể giúp cho nhiệm vụ của tổ chức, hãy chắc chắn miêu tả chính xác. Nó cho thấy bạn đã dành thời gian để nghiên cứu về công ty và đi đúng hướng.

      1. Kiểm tra lần cuối cùng:

      Đừng vội vàng thông qua lá thư xin việc. Hãy đảm bảo rằng lá thư xin việc được cá nhân hóa, riêng tư và luôn đọc nó một vài lần trước khi gửi tới nhà tuyển dụng. Nếu có thể, hãy nhờ ai đó đọc cùng. Đọc danh sách kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đã chấm trên đầu tất cả chữ “I” và gạch ngang tất cả chữ “T” của bạn. Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp và mọi thứ có thể gây mất thiện cảm đối với người nhận. Nhớ rằng, bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để tạo ấn tượng đầu tiên.

      Lý do khiến thư xin việc của bạn luôn bị lờ đi

      Vì bạn đang viết những lá thư xin việc theo một cách sai lầm. Hầu như mọi lúc, thư xin việc của bạn bắt đầu kiểu thế này.

      “Xin chào, tôi tên là ….. Tôi thấy quảng cáo tuyển dụng của quý công ty và tôi thích ứng tuyển vị trí… tại quý công ty”.

      Đừng bao giờ bắt đầu theo cách đó nữa! Thay vào đó, hãy thu hút sự chú ý ngay lập tức bằng cách mở đầu thư xin việc với câu chuyện của riêng bạn. Đó có thể là điều gì đó xảy ra trong thời gian bạn rảnh rỗi, lúc làm việc hoặc khi đi chơi. Nó có thể vui, thú vị, cường điệu, ấn tượng mạnh hoặc đơn giản là ngỡ ngẩn đến buồn cười. Hãy chọn điều gì bạn nghĩ là phù hợp với công ty và vị trí đang tuyển.

      Nếu bạn có thể liên hệ câu chuyện với vị trí bạn đang mong muốn, kết hợp nó với những kỹ năng cần thiết, bạn có cơ hội lớn hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Con người luôn thích những câu chuyện, đó chính là lô-gic đằng sau nó.

      Đây là một ví dụ hay về cách để mở đầu một thư xin việc đáng đọc:

      Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi đã biết được ông tôi đang mắc bệnh Alzheimer. Dù thật đau xót khi nhìn ông suy yếu dần, tôi quyết định quan tâm ông nhiều hơn, phục vụ những nhu cầu có thể phát sinh của ông và chăm sóc ông nhiều hết mức trong khả năng mình. Điều đó không dễ dàng gì nhưng kinh ngiệm đó khẳng định cho tôi thấy rằng ý tá là nghề mơ ước của tôi. Và đó là lý do tại sao tôi thích làm việc trong lĩnh vực y tế và giúp đỡ mọi người". (Trích “ Bạn toàn viết những thư xin việc sai lầm” của Danny Rubin, News to live by.)

      Bạn phải theo quy trình như sau:

      1. Nghĩ về vị trí mà bạn muốn nộp đơn
      2. Viết ra những kỹ năng mà công việc đòi hỏi ( Nghĩ đến những phẩm chất quan trọng nhất cần cho vị trí đó)
      3. Bây giờ là phần cốt lõi nhất – hãy nhìn lại cuộc đời mình. Nhớ lại một thời điểm hoặc một tình huống cho thấy bạn là mẫu người mà nhà tuyển dụng đang mong muốn. Hãy nhớ tình huống đó không nhất thiết phải xảy ra trong công việc.

      Hãy theo những bước này và bạn sẽ có thể viết được lá thư xin việc tốt nhất từ trước tới giờ!


      Kim Hà tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...