Brainstorm - Phương thức huy động tổng lực sáng tạo của đội nhóm | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Brainstorm - Phương thức huy động tổng lực sáng tạo của đội nhóm

      Brainstorm - Phương thức huy động tổng lực sáng tạo của đội nhóm

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Brainstorm là gì? Làm thế nào để có thể brainstorm hiệu quả? Đâu là “tử huyệt” cho một buổi brainstorm thất bại? Nào! Hãy cùng tìm hiểu với Edu2Review nhé!

      (Nguồn: bsdinsight)

      Khi bắt đầu làm việc với một nhóm hay một tổ chức chuyên nghiệp, ta thường bắt gặp nhiều từ ngữ mới, mang tính chất chuyên ngành hơn, và bạn không thể hiểu mọi người đang nói về cái gì - brainstorm là một ví dụ. Vậy brainstorm có nghĩa là gì?

      1. Brainstorm là gì?

      Brainstorm là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp cho một vấn đề, hay tạo nên nhiều ý tưởng mới. Các thành viên tham gia brainstorm có thể nêu lên những ý tưởng mà mình nghĩ ra một cách hoàn toàn tự do, bất kể cho nó điên rồ và bất khả thi tới đâu chăng nữa. Trong suốt quá trình này, mọi người chỉ thực hiện việc suy nghĩ và nêu ra ý tưởng, bỏ qua mọi hoạt động bình luận, đánh giá và chỉ trích ý kiến của người khác.

      Brainstorm giúp đưa ra những ý tưởng mới vượt qua khỏi khuôn khổ thông thường (Nguồn: miologo)

      Brainstorm giúp đưa ra những ý tưởng mới vượt qua khỏi khuôn khổ thông thường (Nguồn: miologo)

      2. Làm cách nào để brainstorm hiệu quả?

      Để brainstorm hiệu quả, vấn đề thời gian và không gian làm việc là rất quan trọng. Một không gian tốt để tiến hành brainstorm không thể là một quán cà phê bật nhạc ầm ỹ với hàng tá khách hàng nói chuyện náo nhiệt xung quanh. Vào những lúc như vậy, một không gian cà phê yên tĩnh, đầy sức sáng tạo nên được chọn. Đồng thời, tâm trạng của mọi người nên được đặt ở trạng thái thoải mái nhất để có thể phát huy tối đa công năng của bộ não.

      • Trước khi bắt đầu brainstorm: Mọi người trong nhóm cần nắm được thấu đáo vấn đề phải giải quyết. Một người sẽ được chọn để giúp cho mọi người không vi phạm luật hoặc đi lệch quỹ đạo trong suốt quá trình, đồng thời ghi lại mọi ý kiến của các thành viên (những việc này có thể được chia cho hai người hay chỉ do một người thực hiện). Nhấn mạnh rằng: “Không câu trả lời nào là sai!” sẽ giúp mọi người tự tin và thoải mái hơn trong việc đưa ra ý kiến của mình. Cần thiết lập thời gian để ngưng ngay khi hết giờ.

      Mọi ý tưởng đều được ghi nhận trong quá trình brainstorm (Nguồn: angelaalem)

      Mọi ý tưởng đều được ghi nhận trong quá trình brainstorm (Nguồn: angelaalem)

      • Trong khi brainstorm: Tất cả mọi người được quyền tự do nêu lên phương án mà mình nghĩ ra, bất kể tính khả thi của nó. Không ai được bác bỏ ý kiến của người khác. Mọi đề xuất đều được khuyến khích.
      • Sau khi kết thúc brainstorm: Cần tóm gọn lại các ý kiến tương tự hoặc giống nhau, gộp các đề xuất có sự bổ sung cho nhau, đồng thời xóa đi những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. Lúc này ta có được danh sách những ý tưởng, và việc còn lại là tiếp tục tranh luận, bổ sung và hoàn thiện nó.

      3. Những điều cần tránh khi thực hiện brainstorm

      • Mọi người đùn đẩy nhau trong việc đưa ra ý kiến. Có một số người hoạt động não bộ cật lực để tìm ra hướng giải quyết mới nhưng một số người lại cho rằng đó không phải việc của mình. Điều này gây ra sự thiếu công bằng và tư duy không tích cực trong đội ngũ cùng làm việc.
      • Những ý kiến được đưa ra bị phê bình hay chỉ trích, bình luận. Điều này khiến người đưa ra ý tưởng cảm thấy không tự tin hoặc sinh ra tâm lý chán nản, ghét bỏ và tìm cách bới móc những ý tưởng của người khác.
      • Thư ký không có tư duy tổng hợp sẽ khiến việc tóm tắt không chính xác theo ý tưởng ban đầu của nó, giảm tính hiệu quả của buổi brainstorm.
      • Không gian hoặc thời gian được chọn không phù hợp. Cần tránh những khung giờ mà mọi người cảm thấy không khỏe hoặc đang quá căng thẳng, mệt mỏi.
      • Thời gian brainstorm quá lâu rất dễ khiến mọi người mệt mỏi và rơi vào tình trạng “bí ý tưởng”. Brainstorm là một việc rất “đau não”, do đó, nó chỉ nên được giới hạn thực hiện trong khoảng thời gian nhất định từ 30 – 60 phút.

      Phê bình ý kiến của người khác chính là “tử huyệt” cho sự thất bại của brainstorm (Nguồn: thongtintindung)

      Phê bình ý kiến của người khác chính là “tử huyệt” cho sự thất bại của brainstorm (Nguồn: thongtintindung)

      Bạn còn biết thêm điều gì về phương pháp này? Hãy chia sẽ cùng Edu2Review nhé!

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

      Huỳnh Linh (tổng hợp)

      Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Tập Trung Làm Việc, Sáng Tạo Với Pomodor

      06/02/2020

      Tập trung là yếu tố tối quan trọng để nâng cao chất lượng công việc và học tập. Nhưng hầu hết mọi ...

      Kiến Thức

      6 bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo không ngừng

      06/02/2020

      Ai cũng biết được vai trò của khả năng tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay. Nhưng để có được ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...