Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Nắm được nhu cầu tìm phòng trọ của tân sinh viên, các chủ nhà trọ có rất nhiều kế tinh vi để lừa tiền sinh viên. Dưới đây là những chiêu trò thường được sử dụng mà các bạn cần tránh.

      Đầu năm học mới nhu cầu tìm kiếm phòng trọ của các bạn sinh viên càng cao (Nguồn: Kênh 14)

      Tìm được chỗ ở gần trường để thuận tiện cho việc học luôn là nhu cầu cần thiết của các bạn sinh viên sống xa nhà, đặc biệt là vào dịp tựu trường. Tuy nhiên, để không bị chủ trọ lừa dẫn đến “tiền mất tật mang”, các bạn cần biết những chiêu trò lừa đảo dưới đây.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      Địa chỉ “ma”

      Một kiểu lừa khá phổ biến hiện nay là cho các bạn thuê phòng những địa chỉ không có thực. Đối tượng sẽ tự nhận mình là chủ của một dãy phòng trọ, khách hàng cứ đặt cọc tiền trước rồi ký biên nhận.

      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Các địa chỉ "ma" không có thực (Nguồn: Diendanbaoduhoc)

      Tuy nhiên, khi đến theo địa chỉ này thì lai không nhận được bất kỳ liên hệ nào. Khi gọi điện thoại lại cho “chủ trọ’’ thì lại nói là đây là dịch vụ, nếu đã đến nơi rồi thì phải trả phí.

      Lừa tiền cọc

      Công thức chung của chiêu này là chủ trọ thường đưa ra giá thấp với nhiều tiện nghi như phòng sạch đẹp, gần chợ và siêu thị, wifi và chỗ giữ xe miễn phí, gần trường… và giá đặt cọc thường là 500.000 đồng hoặc có khi một tháng tiền phòng.

      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Khi vào ở thường phát sinh các chi phí khác không được báo trước (Nguồn: Phongtro123)

      Tuy nhiên, khi vào ở thì phát sinh hàng loạt các chi phí khác: phí sơn lại tường, phí dọn vệ sinh… gây khó dễ cho các bạn sinh viên và khiến cho các bạn phải chuyển phòng mà không được trả lại tiền cọc.

      Đưa đến phòng giá cao hơn

      Một tình huống nữa đó là khi đã đặt cọc nhưng chủ trọ lại nói là đã hết phòng, sẽ dẫn khách đến phòng các tiện hơn coi như “bồi thường”. Tuy nhiên, chỗ ở mới không như giới thiệu mà giá phòng còn mắc hơn và nhiều khoản chi phí linh tinh khác.

      *Một số lời khuyên cho các bạn sinh viên khi tìm phòng trọ

      - Trước khi bạn muốn thuê phòng tại một khu vực nào đó, bạn có thể đi quan sát vài ngày về an ninh, chủ trọ bằng cách hỏi những người sống ở đó. Như vậy bạn sẽ biết được thông tin rõ ràng và tránh tình trạng địa chỉ giả.

      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Bạn nên quan sát khu vực phòng trọ mà bạn sắp thuê (Nguồn: Batdongsan)

      - Có thể nhờ người quen, các trung tâm môi giới có chất lượng hoặc các phòng ban hổ trợ tìm chổ ở của trường đại học…tìm phòng với giá hợp lý và độ an toàn cao.

      - Không nên chọn ở nơi khá xa trường và hẻo lánh, ít người qua lại.

      - Khi xem phòng nên kiểm tra kỹ chốt cửa, chỗ phơi đồ, chỗ nấu ăn (nếu có), chỗ giữ xe, vệ sinh…

      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Bạn có thể nhờ các ban tìm kiếm nhà trọ sinh viên của các trường đại học (Nguồn: Youthueh)

      - Trước khi đồng ý đóng tiền cọc để thuê, nên hỏi kỹ các thông tin: giờ đóng cửa, chi phí một tháng khoảng bao nhiêu, có những quy định nào, có thêm chi phí nào, đồ đạc bị hỏng thì ai sửa chữa, phải ở ít nhất bao nhiêu tháng….

      - Giấy đặt cọc- biên lai cọc giữ phòng phải chi tiết và đầy đủ thông tin, giá cả, điều kiện kèm theo, phải có chữ của hai bên và tiền cọc chỉ được tối đa 50% tiền phòng của một tháng.

      - Khi ký hợp đồng thuê nhà, bạn nên đọc ký các điều khoản và thông tin, đặc biệt là về chủ nhà trọ để tránh những rủi ro sau ki vào ở.

      Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo phòng trọ mà sinh viên hay gặp phải

      Bạn nên kiểm tra kỹ các chốt cửa trước khi dọn vào ở (Nguồn: Cho thuê Sài Gòn)

      Trên đây Edu2Review đã tổng hợp một số chiêu trò của chủ trọ khi lừa các bạn sinh viên và một số lời khuyên để bạn cảnh giác. Hy vọng các bạn sẽ tìm được một chỗ ở thuận tiện, thoải mái và an toàn. Hãy luôn đề phòng và cảnh giác khi tìm phòng trọ nhé.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      Mỹ Phượng tổng hợp

      [Edu2Review] - Tự Chọn Nơi Học Tốt Nhất Cho Bạn


      Có thể bạn quan tâm

      Confession

      Học thụ động - lối thoát nào cho sinh viên?

      06/02/2020

      Không đọc giáo trình trước khi lên giảng đường, chuẩn bị bài không tốt trước khi thuyết trình là ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      7 quán ăn vặt ngon và phổ biến cho sinh viên ở quận 10

      06/02/2020

      Sinh viên chúng mình khi rảnh sẽ cùng nhau tụ họp ăn uống, vậy hãy cùng Edu2Review khám phá một ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...