Cuộc sống của sinh viên dưới lăng kính 40 năm về trước | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Cuộc sống của sinh viên dưới lăng kính 40 năm về trước

      Cuộc sống của sinh viên dưới lăng kính 40 năm về trước

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Ai hiểu được cái nghèo, cái khổ, cái trần ai của sinh viên thời bao cấp...

      Nguồn: Vi.wikipedia

      Bốn mươi năm về trước, cái thời của cha mẹ cô chú cậu dì, ai mà biết đâu được là cuộc sống nó lại khó khăn đến thế. So với thời ông bà chúng ta thì cũng còn khá hơn nhiều nhưng đâu đó vẫn có những góc khuất mà ít ai được nếm trải nếu không thực sự sống trong những năm tháng ấy. Khi đất nước vẫn còn nghèo khổ, sinh viên cũng vẫn phải bương trải như ai. Dưới cái thời điểm mà đất nước vẫn còn lạc hậu thì sinh viên sẽ có những trải nghiệm đầu đời như thế nào?

      Món ăn thường ngày

      Không phải lúc nào sinh viên thời bao cấp cũng được ăn một bữa cơm đúng nghĩa cay, đắng, ngọt, mặn ngày 3 bữa, hay được ăn những bữa cơm đủ chất, đủ vị. Mà ngược lại, 1 bữa phải chia làm 3, hôm ăn vị này, hôm khác ăn vị kia, thậm chí cũng có đôi lần ăn cơm nguội canh lạt, đơn giản đến mức không thể tưởng tượng được làm sao họ vẫn có thể chịu thương, chịu khó, chịu khổ đến như vậy.

      Thế mới nói, vào cái thời khắc khốn khó, nhân dân sống theo cộng sản, nhà nước bảo sao nghe vậy, cấp luơng thực cho bộ đội, còn lại dân tự chia nhau. Thời đó chưa có mở cửa buôn bán, dân nghèo lại càng nghèo thêm, ngày qua ngày chỉ có nương nhờ vào cái sổ lưong thực (sổ gạo) và tem phiếu nhà nước quy định để đổi lấy miếng ăn cho cả gia đình. Nhớ lúc, nhà nhà đua nhau ra cửa hàng mậu dịch đứng xếp hàng chờ nhận gạo, tuy nghèo túng là vậy nhưng nhân dân vẫn mỗi sớm ra đứng xếp hàng chờ lượt để nhận lương thực cho một tháng ăn.

      Tuy khổ là vậy nhưng mỗi người đều tự có ý thức "nhường cơm sẻ áo", khổ cùng khổ chứ có mấy ai được khá khẩm hơn. Có những lúc còn chẳng có cái để ăn, chỉ toàn phải ăn bo bo (hạt lúa mì), cơm độn bột mì (viện trợ từ Liên Xô), vậy mà, sinh viên lúc ấy vẫn luôn giữ cái niềm lạc quan của tuổi trẻ mà tiếp tục cấp sách đến trường, chia ngọt sẻ bùi, trải qua những năm tháng của đời sinh viên.

      Thanhnien.vn

      Xếp hàng mua rau thời bao cấp (Nguồn: Thanhnien)

      Học hành, thi cử

      Thời đó làm gì mà nhiều giấy đến vậy, vả lại giấy cũng chẳng được qua sơ chế, sạch đẹp và có ô ly như thời bây giờ. Học lúc đó cũng còn khó khăn nhiều, giấy đen xì nhưng vẫn có thể tận dụng triệt để. Ai muốn học hành có sách vở đàng hoàng cũng khó vì ngày ấy làm chi có được cái máy in, in hàng ngàn cuốn sách cho sinh viên, chỉ toàn sách viết tay vài cuốn nên sinh viên lại phải cùng nhau dùng chung một cuốn sách để học.

      Môn học thì toàn môn triết lý, thơ Ái quốc và nhiều điều về Đảng cộng sản Việt Nam. Thời đó ai cũng được dạy rằng Đảng là nhất nhất, có Đảng mới có nhân dân Việt Nam. Ấy vậy mà cứ thế tới tận bây giờ, như một nét văn hóa truyền thống, sinh viên Việt vẫn phải răm rắp học thuộc mà chả có cái hiểu nào vào với cái hiểu nào. Tuy vậy, sinh viên thời đó hiểu rõ nhớ lâu, hầu hết cả quãng đời sinh viên chỉ có những cái tư tưởng vẫn còn mãi trong tiềm thức.

      Mỗi lần đến mùa thi là mỗi lần chật vật, phải ngày đêm thắp đèn dầu, ôm đống giấy vở, học cho bằng thuộc để thi. Thi cử thời ấy còn khó hơn cả thời này, đâu có dễ mà học được hết cái môn tư tưởng, lịch sử của Đảng. Học đầu tắt mặt tối nhưng để đỗ được đại học cũng là cả một vấn đề vì trường nào cũng chỉ lấy chỉ tiêu rất ít, việc đỗ đạt lại càng khó hơn.

      Thi là phải dựa vào thực lực, ai chăm chỉ mày mò ắt có ngày thành công. Không học, không thi thì không thành tài. Dẫu khổ là thế nhưng ai cũng có ý thức học tập để không bị thua thiệt, lạc hậu. Đó cũng chính là những bậc cha mẹ chúng ta bây giờ, họ có học mới có cái để nuôi dạy những thế hệ sau này.

      Nữ sinh trong tà áo dài trắng chụp ảnh kỷ yếu (Nguồn: Huỳnh Minh Tú)

      Nữ sinh trong tà áo dài trắng chụp ảnh kỷ yếu (Nguồn: Huỳnh Minh Tú)

      Ăn vận

      Phải chi có đủ vải cho dân mặc những ngày thấm rét.... Cũng vì cái chế độ bao cấp ngày ấy mà ngay cả sinh viên hay bất kì một ai khác cũng chỉ được nhà nước cấp 5-7m vải để may trung bình 2-3 bộ quần áo mặc cho một năm. Khi đó, để tránh cái rét, nhà nào cũng phải tự xâu kim xỏ chỉ may áo len cho con cái đi học.

      Sinh viên cũng thế, mỗi người một chiếc áo len mặc thêm bên ngoài để giữ ấm. Nam sinh mỗi năm được cấp 2 áo may ô (áo ba lỗ) còn nữ sinh tự may áo dài để dành mặc vào các hoạt động thứ 2 đầu tuần hay mặc trong các ngày lễ lớn. Giày dép cũng chỉ là những đôi dép tông cao su, lạnh mặc lạnh, vẫn phải mang, vẫn phải đi. Đôi lúc rét run nhưng cũng không thể bỏ học, cứ cấp sách đến trường, bon bon trên những con đường ngày xưa ấy.

      Cách ăn mặc giản dị đã trở thành nét văn hóa một thời (Nguồn: Baomoi.com)

      Cách ăn mặc giản dị đã trở thành nét văn hóa một thời (Nguồn: Baomoi)

      Phương tiện

      Hồi đó đâu phải lúc nào cũng có đủ hết mọi phương tiện như bây giờ. Đi xa thì phải đi tàu, đi gần thì có tàu điện, xe đạp. Nhà ai khá khẩm thì mua được chiếc xe máy. Nhưng đa phần mọi người đều phải đi bộ. Sinh viên thời ấy cũng không ngoại lệ. Đi tàu điện trong thành phố thì tiện, nhưng mỗi ngày lại phải mất tiền mua vé. Xe đạp thời đó cũng khan hiếm, ai giành dụm được ít tiền thì mua một chiếc xe đạp cũ để đi học, đi làm. Phải nói, chiếc xe đạp hiệu Favorit thời đó cũng là cả một niềm tự hào vì mấy ai có được chiếc xe đạp như thế để đi.

      Hai cô gái chạy chiếc xe đạp Favorit (Nguồn: News.zing.vn)

      Hai cô gái chạy xe đạp hiệu Favorit (Nguồn: News zing)

      Ký túc xá

      Chuyện sinh viên thời bao cấp vui nhất có lẽ là chuyện về ký túc xá. Ký túc xá là nơi tá túc cho sinh viên xa nhà nhưng cũng chan chứa nhiều nỗi niềm và kỷ niệm. Cũng như ký túc xá bây giờ, thời đó chỉ có cái thiệt hơn là sinh viên sống đúng theo nghĩa đen của từ "tự túc": tự làm, tự ăn. Có rất nhiều cái "tự" thời ấy mà chưa chắc sinh viên bây giờ có thể "tự" được như vậy.

      Ngay cả việc quét dọn, vệ sinh, nấu cơm, giặt giũ, sinh viên thời bao cấp đều phải tự lo. Như chuyện nấu cơm tập thể ở bếp nhà trường, kho có, canh có, cơm có nhưng đồ ăn nào mà được sạch như bây giờ, toàn rau héo, gạo mốc, thế mà vẫn phải nấu lên để ăn cho qua cơn đói. Việc giặt giũ, vệ sinh, tắm rửa cũng vậy, thời ấy còn ít xà phòng giặt đồ, hôm có hôm không, nhiều khi giặt "chay" phơi lên để đó. Có lúc còn phải ngồi canh cho đồ khô để đem cất, không lại có người thiếu thốn lấy "chùa" thì không có cái mà mặc. Đôi lần đang giặt giũ, tắm rửa mà mất nước thì hôm đó cũng nghỉ tắm, nghỉ giặt. Ôi, quả là vất vả nhưng những kỷ niệm đó có bao giờ quên được, thế mới biết cái nghèo, cái đói là như thế nào.

      Phòng kí túc xá của sinh viên khoa tiếng Pháp 1982-1987 (Nguồn: K16khoaphaphanoi.blogspot.com)

      Phòng kí túc xá của sinh viên khoa tiếng Pháp 1982-1987 (Nguồn: K16khoaphaphanoi)

      Thanh niên là phải thế!

      Tuy thiếu thốn đủ thứ nhưng thanh niên thời ấy chưa hề có một phút nản lòng. Sống qua ngày, những năm tháng ấy rồi cũng sẽ qua đi. Ai bảo sinh viên lúc ấy không biết thơ thẩn văn thơ, không biêt văn nghệ, văn gừng? Có những lúc nghèo thì nghèo nhưng những ngày hội toàn quốc, sinh viên hát hay múa giỏi cũng được tham gia. Người thì ca, ngừoi thì hát, đám đông phía dưới cổ vũ nhiệt tình dưới cái nắng ấm của một ngày đẹp trời.

      Sinh viên mừng lễ 30-4 và 1-5 (Nguồn: saosang.net)

      Sinh viên mừng lễ 30-4 và 1-5 (Nguồn: saosang)

      Thanh niên thời ấy còn đi xung phong giúp dân, giúp nước. Có những lúc đất nước khốn khó nhất, sinh viên chính là những con người không hề ngại gian khó mà đi xung phong. Thanh niên là phải thế, còn sức lực, còn tuổi trẻ thì vẫn còn có thể cống hiến và đóng góp cho tổ quốc.

      Thanh niên xung phong tuy khổ nhưng vẫn luôn nở nụ cười trên môi (Nguồn: Vov1.vn)

      Thanh niên xung phong tuy khổ nhưng vẫn luôn nở nụ cười trên môi (Nguồn: Vov)

      Sinh viên thời bao cấp là thế, sống khổ cực nhưng vẫn thành tài. Vậy còn thế hệ của các bạn sau này thì sao? Dưới lăng kính cuộc sống của sinh viên 40 năm về trước, bạn có cảm nghĩ gì? Theo tôi, trước cái hiện thực nhức nhối của một thời điểm như thế, khi chúng ta chưa trải qua thì chúng ta hãy trân trọng cuộc sống hơn. Vì bạn thực sự rất may mắn khi được sống trong một thời đại như ngày hôm nay. Hãy trân trọng bố mẹ, ông bà của bạn vì chính họ mới là những người đã gánh phần khổ, nhường phần tốt cho các bạn!

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

      Mai Anh tổng hợp

      Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      10 mẹo tạo nên tác phong chuyên nghiệp khi lần đầu tiên đi phỏng vấn

      06/02/2020

      Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 mẹo để trở nên thật chuyên nghiệp ngay lần đầu tiên ...

      Kiến Thức

      Ngủ nướng để mơ giấc mộng thành công hay thức dậy để biến giấc mộng ấy thành hiện thực?

      06/02/2020

      Bạn thường làm gì vào buổi sáng sớm? Ngủ nướng? Tỉnh dậy đi! Nếu bạn đang “trầy trật” trên con ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...