Xuất phát từ tuổi thơ khổ cực vì không được học hành đến nơi đến chốn, một số bậc phụ huynh dồn hết tâm sức, tình cảm, kể cả ước mơ vào con cái. Một số khác thì sĩ diện với bạn bè, dòng họ, số khác mong muốn thúc đẩy con ngày càng tiến bộ. Từ đó tâm lý ép học được sinh ra, và cả bệnh ép về thành tích. Khi thấy con học không bằng con anh A, chú B, chị C, lập tức họ đem những đứa trẻ được họ xem là giỏi giang đó ra so sánh với con họ. Sự so sánh nào cũng khập khiễng, mong mọi người nhớ kỹ điều đó. Vì mỗi đứa trẻ có khả năng, sở trường khác nhau, được nuôi dạy trong những môi trường cũng khác nhau, nên so sánh là điều không công bằng.
Bạn có đang ở trong tình trạng bị so sánh với “ con người ta “ không? Đưa ngay bài viết này cho cha mẹ đọc và kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của bạn khi comment bên dưới.
Sau đây là lý do tại sao những bậc phụ huynh không nên so sánh con mình và con người.
Đừng so sánh
EBIV1. Rơi vào cái bẫy so sánh
Khi so sánh con mình với con người khác là lúc bạn đang có lỗi với con cái của mình, vì cha mẹ chỉ đặt trọng tâm vào sự kỳ vọng của bản thân chứ không phải vào con. Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh, tài năng và cả điểm yếu riêng biệt. Điều này tạo nên sự hòa hợp, cân bằng trong xã hội. Đừng tối ngày ê a bài ca con cá “ cũng cùng tuổi mà A lúc nào cũng đứng nhất lớp, nhìn lại mình coi mình sao với người ta”, “ người ta học thì được học bổng, đi thưa về trình, còn cô/ cậu đã học dở còn làm biếng, chừng nào mới tiến bộ”, “ tại sao A cũng học vậy mà nó giỏi hơn?”, “ không lo học, tối ngày lo chơi bời, bởi vậy học dở là phải rồi, nuôi cô/cậu uổng tiền”, “ thua đứa bán vé số ngoài đường” .... và còn vô số những lời gây tổn thương khác.
Hãy dừng ngay việc so sánh này lại, nó chẳng có tác dụng khuyến khích. Thậm chí nó sẽ gây cho người nghe cảm giác chán nản, thất vọng vì cha mẹ đã KHÔNG HIỂU MÌNH, hoặc thật sự gây cho con trẻ cảm giác mình thật sự vô dụng. Kèm theo đó là tâm lý bực dọc, phản kháng lại theo kiểu “ vậy mẹ qua nhận nó làm con đi ”, “ mệt quá, nói hoài “ , đồng thời ghét luôn nhận vật chẳng may bị đem ra so sánh.
Rơi vào cái bẫy so sánh
EBIV2. Hãy cho con thấy mình cũng thích việc học tập
Giáo dục là một vòng tròn tiếp nối. Chúng ta có thể thấy những gia đình có ông bà, cha mẹ yêu thích quan tâm đến việc học thì phần lớn con cái của họ cũng được thừa hưởng tinh thần đó. Cha mẹ không thể bắt con học khi bản thân mình không yêu thích việc học tập. Nói không ngoa, cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu cho con cái. Các vị phụ huynh không cần phải là người có kiến thức sâu rộng, bác học, các vị chỉ cần là người ham học hỏi, tinh thần đó sẽ truyền qua cho con cái.
Kết luận : so sánh chỉ có ý nghĩa động viên khi việc so sánh được thực hiện khéo léo, và phải dựa trên sự hiểu biết của các vị phụ huynh về tính cách của con cái. Có một thực tế là sự giao tiếp hằng ngày diễn ra trong gia đình hầu hết đều ít sự thấu hiểu lẫn nhau. Khoảng cách giữa hai thế hệ là quá lớn, kéo theo đó, khoảng cách tâm lý càng được giãn rộng : cha mẹ không hiều con cái, con cái không hiểu cha mẹ, xung đột là điều khó tránh khỏi.
Edu2Review hy vọng mang đến cho các vị phụ huynh một cái nhìn khác về sự so sánh, và cũng mong các bạn trẻ hãy thông cảm cho tâm tư của cha mẹ. Tất cả đều là vì bạn họ mới nhọc công như vậy.
* Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.
Thiện Nhân
Edu2Review – The No.1 Education Review Website