Giảng viên RMIT trăn trở: "Nhóm các em được sinh vào năm 1995 hay chậm hơn, ‘khác' nhiều so với những em sinh năm 1994 trở về trước" | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Giảng viên RMIT trăn trở: "Nhóm các em được sinh vào năm 1995 hay chậm hơn, ‘khác' nhiều so với những em sinh năm 1994 trở về trước"

      Giảng viên RMIT trăn trở: "Nhóm các em được sinh vào năm 1995 hay chậm hơn, ‘khác' nhiều so với những em sinh năm 1994 trở về trước"

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Tại sao lại là những bạn sinh vào năm 1995 chứ không phải là những năm khác? Bài viết muốn nhắn gửi đến điều gì? Có điều gì đặc biệt hơn chăng? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu nguyên nhân do đâu nhé!
      [Công ty Cổ phần Edu2Review] – Edu2Review là viết tắt của EBrand Index Value – Chỉ số tín nhiệm – Là cộng đồng đánh giá giúp tạo lập niềm tin sự minh bạch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
      Bài viết "9x- Em là ai?" của cô Hồ Phụng Hoàng, quản lý phụ trách bộ phận hướng nghiệp ở trường Đại học RMIT TP.HCM dưới đây là những nỗi niềm trăn trở mà cô muốn gửi đến các bạn trẻ thế hệ 1995 cũng như các nhà tuyển dụng để họ có cái nhìn khách quan hơn khi tuyển dụng các bạn ở thế hệ 9x.
      Cô Hồ Phụng Hoàng, quản lý phụ trách bộ phận hướng nghiệp ở trường Đại học RMIT TP.HCM, từng dậy sống với bức tâm thư gửi người trẻ
      "Bớt ảo tưởng hơn và đừng dựa dẫm vào người khác khi đã 18 tuổi rồi"

      Sau đây là những lời chia sẻ của cô:

      Năm 1995:
      Thời gian gần đây, tôi làm một cuộc khảo sát bỏ túi với các đồng nghiệp đang làm việc trực tiếp với sinh viên tại trường, trong các vị trí giảng dạy, tư vấn, tuyển sinh, hay hỗ trợ sinh viên. Họ đồng ý với tôi rằng nhóm các em được sinh vào năm 1995 hay trễ hơn ‘khác' nhiều so với những em sinh năm 1994 trở về trước.
      Khi được hỏi kỹ hơn rằng ‘khác’ như thế nào thì sau một hồi suy nghĩ kỹ họ đã cho tôi những câu trả lời khá tương tự với quan sát của riêng tôi:
      • Sức học và khả năng tư duy không thua, nhưng các em thụ động hơn, cần nhiều sự hỗ trợ kiểu ‘cầm tay chỉ việc' hơn so với lứa sinh viên trước
      • Khả năng hiểu và tiếp thu kiến thức không thua, nhưng khả năng thực hiện các yêu cầu đòi hỏi sự chủ động, làm việc nhóm, sức sáng tạo và độc lập thì lại yếu hơn
      • Thời gian tập trung của các em ngắn hơn, và nếu như không được như ý, các em dễ bỏ cuộc hơn
      • Các em kết nối với bạn bè, gia đình, và cộng đồng qua mạng xã hội nhiều hơn ngoài thực tế. Các em ngại ngùng khi đến những buổi giao lưu, xã giao và trò chuyện qua ly nước hay món tráng miệng. Các em quen bấm like, cười với nhau trên mạng, lướt điện thoại để hiểu về nhau hơn.
      Điều mà chúng tôi không hiểu được là vì sao lại là năm 1995? Và vì sao lại là sự khác biệt lớn đến như vậy, gần như không có sự bắt cầu giữa hai nhóm sinh năm 1994 và 1995. Chúng tôi gọi đó là sự thay đổi đột ngột, và chắc chắn là có lý do gì đó ở đằng sau sự thay đổi này.
      9x - em là ai?
      Tại sao là thế hệ sinh năm 1995 mà không phải là những năm khác?

      Hai sự kiện lớn:

      Theo Jason Dorsey*, chuyên gia nghiên cứu về thế hệ Y và Z ở Mỹ, ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành một thế hệ và tạo ra những đặc điểm riêng của thế hệ ấy là a. cách nuôi dạy của cha mẹ, b. sự phát triển kinh tế và c. sự phát triển công nghệ trong thời gian họ lớn lên.
      Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về thế hệ Z tại Việt Nam, nhưng dựa vào học thuyết thế hệ của Dorsey, tôi cho rằng sự khác biệt của các em sinh từ năm 1995 trở về sau là do hai sự kiện kinh tế/chính trị quan trọng sau:
      1. Trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Clinton, vào năm 1995, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam được bình thường hoá sau nhiều năm đóng băng. Người Việt sinh sống tại hải ngoại liên tục về Việt Nam thăm gia đình, trợ cấp tài chính, và đầu tư kinh doanh.
      Cũng vào thời điểm này, kinh tế Việt Nam sau 9 năm chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường cũng bắt đầu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa xuất hiện và phát triển khá mạnh như các công ty Kinh Đô, Biti's, Hoàng Anh Gia Lai**, ...
      9x
      Năm 1995 nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến lớn, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam được bình thường hoá sau nhiều năm đóng băng. Người Việt sinh sống tại hải ngoại liên tục về Việt Nam thăm gia đình, trợ cấp tài chính, và đầu tư kinh doanh.
      2. Vào năm 2000, Hiệp Định Thương Mại Song Phương Mỹ - Việt được ký bởi tổng thống Clinton sau chuyến thăm Việt Nam***. Hiệp định đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước sau này.

      Ảnh hưởng đến khuynh hướng nuôi dạy con của bậc cha mẹ:

      Vậy thì hai sự kiện trên ảnh hưởng đến nhóm bạn trẻ sinh năm 1995 trở về sau như thế nào? Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ của thế hệ này vào thời điểm ấy đi làm nhiều hơn, hoặc trong công ty đa quốc gia, hoặc tự mở kinh tế gia đình, hoặc trong các công ty nội địa lớn.
      Họ mang nhiều tiền hơn về nhà, vì vậy đời sống vật chất dễ chịu hơn. Nhưng ngược lại, họ không có thời gian rảnh cho gia đình như trước vì sức lực đều tập trung vào phát triển nghề nghiệp hay kinh doanh. Họ bắt đầu có điều kiện để tuyển người giúp việc lo việc nhà, tìm người đưa đón con và đưa chúng đến các lớp học thêm.
      Họ ít có thời gian gần gũi, quan sát, hun đúc con cái vì quá bận, nên bù lại họ thường cho chúng những món quá thiên về vật chất, và họ thường giải quyết những vấn đề trong đời sống bằng tiền bạc hơn.
      Các bậc cha mẹ của thế hệ này đã trưởng thành trong thời kỳ khó khăn và thiếu thốn rất nhiều, từ ăn mặc cho đến học hành. Do đó, khi có điều kiện kiếm tiền, điều quan trọng nhất họ muốn cho con cái là tất cả những thứ họ đã thiếu.
      Họ muốn chúng hạnh phúc theo cách họ đã không được. Nói theo ngành tâm lý thì họ đang sống lại những ước mơ của họ qua con cái họ. Trong những cuộc chuyện trò với các bậc cha mẹ của lứa tuổi này trong các ca tư vấn hướng nghiệp, tôi nhận thấy hai điều sau:
      1. Họ đã làm hết sức của mình khi cơ hội đến, và họ làm điều ấy vì muốn con cái của họ đầy đủ hơn.
      2. Sau đó, họ lại hối hận khi nhận ra trong thời kỳ bận rộn công ăn việc làm, con họ đã lớn lên và gần như vuột khỏi tay họ. Khi nhận ra điều ấy, rất nhiều người quyết định làm ít lại để lo cho con. Nhưng ở thời điểm này, tâm lý của họ lại là ‘sự đền bù,’ đền bù cho những gì họ đã không cho con trước đó, và dễ tạo ra thái cực của việc bảo vệ quá mức, can thiệp quá mức, và hãi sợ quá mức.

      Đề nghị

      Tôi nghĩ rằng quan sát riêng của mình và đồng nghiệp không đủ để ra một kết luận lớn hay chính xác. Tôi cũng nghĩ rằng nghiên cứu của một quốc gia khác không phải luôn luôn đúng cho con người và xã hội Việt Nam.
      Vì vậy, tôi mong rằng sẽ sớm có nghiên cứu về thế hệ này tại Việt Nam. Về phần mình, tôi tin rằng có điều gì đó đã xảy ra cho thế hệ sinh ra từ năm 1995 trở về sau, và nếu các bậc cha mẹ thấy mình và con mình có những đặc điểm trên, thì tôi đề nghị:
      1. Cha mẹ bớt sợ hãi trong cách nuôi dạy và hướng dẫn các em.
      2. Cha mẹ đòi hỏi các em làm những trách nhiệm đơn giản ngày thường như làm việc nhà, chăm sóc bản thân và người khác trong gia đình.
      3. Khi có vấn đề gì xảy ra cho các em, cha mẹ cùng bàn thảo với các em cách giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, để các em từ từ học được cách quyết định sao cho phù hợp và đúng đắn nhất cho bản thân và những người mình thương yêu.
      4. Cha mẹ khuyến khích các em tham gia các hoạt động xã hội như làm thiện nguyện, chăm sóc thú bị bỏ rơi, gây quỹ cho nạn nhân lũ lụt, vv.
      5. Cha mẹ đừng cho các em học thêm nhiều quá; thay vào đó, cho các em thời gian rảnh và cùng các em đi ăn sáng cuối tuần, thăm nhà bảo tàng, các cuộc triễn lãm, nghe nhạc, đi ăn lề đường, dạo quán cà phê. Và khi đi, thì đừng mang theo hay sử dụng các dụng cụ điện tử như Ipad, Tablet, hay điện thoại thông minh.
      Những điều trên sẽ giúp các em gắn kết với gia đình và cộng đồng không chỉ qua mạng xã hội như Facebook, không chỉ đơn giản là bấm nút like mà thật sự làm một hành động cụ thể. Những điều trên cũng sẽ giúp các em, giống như quý cha mẹ ngày xưa, ‘sống và trải nghiệm' nhiều hơn, ra quyết định dựa trên lầm lỗi và kinh nghiệm sống, và suy nghĩ độc lập.

      Kết

      Tôi thích thế hệ này lắm vì các em rất dễ thương, hoà nhã, tươi cười, quan tâm đến những vấn đề cộng đồng và xã hội ngoài bản thân mình. Chúng tôi, những người làm giáo dục, phải hiểu các em hơn để có thể tiếp xúc và truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất. Những điểm yếu mà các em đang có, tôi tin với thời gian và sự cố gắng sẽ khắc phục được.
      Tôi viết lên bài này để chia sẻ những quan sát và ước mong của mình vì giáo dục cần sự hợp tác từ rất nhiều phía mới đạt được mục tiêu cuối cùng - một thế hệ trưởng thành, tự chủ, và có ích cho xã hội.
      * Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.
      Thanh Tuyền/Tổng hợp
      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      8 Đại Học Việt Nam Lọt Top 100 Trường Đại Học Đông Nam Á

      06/02/2020

      Nhiều trường ĐH của Việt Nam bị tụt hạng trong bảng xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016 của ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      TOP10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SINH VIÊN HỌC TẬP VẤT VẢ NHẤT

      10/03/2020

      Bạn có biết sinh viên trường đại học nào có chương trình học vất vả nhất không? Có thể là trường ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...