Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

      Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm được coi trọng hàng đầu ở nhiều công ty. Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu xem những yếu tố nào có thể giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm nhé!

      (Nguồn: brandsvietnam)

      Làm việc nhóm là cách thức khiến nhiều người họp lại với nhau, làm việc với nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung. Tuy nhiên, mỗi người trong nhóm là một cá thể riêng biệt với nhiều suy nghĩ, tính cách, năng lực khác nhau. Vậy làm sao để mọi người có thể cùng làm việc vui vẻ và cùng vươn tới mục tiêu đã được đặt ra?

      1. Khả năng phân công công việc

      Để một nhóm có thể hoạt động hiệu quả thì vai trò của người trưởng nhóm (leader) là rất quan trọng. Leader phải là người hiểu rõ được năng lực, tính cách của mỗi thành viên trong nhóm. Điều này giúp việc phân công công việc được thực hiện một cách phù hợp với năng lực của mỗi thành viên, thông qua đó nâng cao chất lượng công việc.

      Đồng thời, leader phải là người có tầm nhìn, có khả năng định hướng để giúp nhóm có thể đi đến đúng mục tiêu được đặt ra.

      Leader giỏi sẽ giúp mỗi người trong nhóm được làm những việc theo đúng thế mạnh của mình (Nguồn: tcnn)

      Leader giỏi sẽ giúp mỗi người trong nhóm được làm những việc theo đúng thế mạnh của mình (Nguồn: tcnn)

      2. Có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình

      Mỗi thành viên trong nhóm phải biết cách phân bổ thời gian sao cho hợp lý, tìm mọi cách để có thể hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất, không để cho bản thân bị thụt lùi so với những thành viên khác, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

      Leader giỏi sẽ giúp mỗi người trong nhóm được làm những việc theo đúng thế mạnh của mình (Nguồn: tcnn)

      Làm việc có trách nhiệm không chỉ làm tăng hiệu quả công việc mà còn giúp người khác tôn trọng và biết đến khả năng của bạn (Nguồn: thienmy)

      3. Biết lắng nghe ý kiến của người khác

      Mỗi nhóm làm việc thường có từ 5-10 thành viên. Thậm chí, do đặc thù công việc, nhiều nhóm còn có nhân số đông hơn. Chính vì vậy, việc mỗi người có nhiều ý kiến, suy nghĩ và cách làm việc khác nhau có thể nói là chuyện đương nhiên và rất dễ gây ra xung đột, bất đồng ý kiến.

      Để giữ mối quan hệ tốt đẹp, mỗi thành viên trong nhóm phải biết thu bớt cái tôi của bản thân, lắng nghe kỹ, suy nghĩ sâu để phân tích ý kiến của những người khác, tìm ra đâu là phương án tối ưu để có thể nhanh chóng đưa cả nhóm đến với mục tiêu.

       Biết cách lắng nghe và phân tích ý kiến giúp tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi bước đi của nhóm (Nguồn: peoplenext)

      Biết cách lắng nghe và phân tích ý kiến giúp tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi bước đi của nhóm (Nguồn: peoplenext)

      4. Khích lệ tinh thần các thành viên

      Không có con đường đi nào là hoàn toàn bằng phẳng. Trên chặng đường đi đến thành công chắc chắn sẽ gặp phải nhiều chướng ngại vật. Điều đó có thể không khiến nhóm gục ngã, nhưng chắc chắn sẽ khiến tinh thần của mọi người giảm sút.

      Trong những tình huống như vậy, xốc lại tinh thần của bản thân và tất cả mọi người trong nhóm là việc quan trọng nhất. Nhanh chóng lấy lại tinh thần hăng hái sẽ giúp nhóm tìm ra giải pháp, vượt qua mọi khó khăn.

      Khích lệ tinh thần của mọi người trong nhóm để nhanh chóng tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn (Nguồn: 123rf)

      Khích lệ tinh thần của mọi người trong nhóm để nhanh chóng tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn (Nguồn: 123rf)

      5. Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau

      Giữa những người cùng làm việc với nhau rất dễ xảy ra xung đột, hiểu lẩm. Đây chính là những liều thuốc độc, dễ dàng khiến cho mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người đổ vỡ, tạo ra nhiều nghi kỵ, ganh ghét, nghi ngờ lẫn nhau.

      Để tránh rơi vào trường hợp xấu nhất, mọi người trong nhóm cần phải tăng cường bồi đắp tình cảm, lòng tin, đồng thời tôn trọng nhau.

      Bồi đắp tình cảm giúp mọi người tránh những nghi kỵ, hiểu lẩm lẫn nhau (Nguồn: kynang)

      Bồi đắp tình cảm giúp mọi người tránh những nghi kỵ, hiểu lẩm lẫn nhau (Nguồn: kynang)

      Bạn còn biết thêm điều gì về kỹ năng làm việc nhóm? Hãy chia sẻ nó với Edu2Review nhé!

      Huỳnh Linh tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...