Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Một bài thuyết trình có tốt hay không, không phải chỉ căn cứ vào nội dung của bài thuyết trình đó. Quan trọng hơn hết là khả năng truyền đạt những nội dung đó đến với người nghe một cách thu hút nhất.

      Giọng nói – khả năng truyền đạt giữ vai trò quan trọng trong một buổi thuyết trình thành công (Nguồn: VnDoc)

      Thành công của một bài thuyết trình được tạo nên từ rất nhiều điều. Từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu, soạn thảo kịch bản... tất cả đều cần sự nghiêm túc và trách nhiêm cao. Các công viêc chuẩn bị cho bài thuyết trình rất là quan trọng nhưng không vì vậy mà bỏ qua sự đóng góp của nhân tố giúp truyền đạt tới người nghe – giọng nói.

      Để có kỹ năng thuyết trình tốt không chỉ tập luyện thường xuyên mà còn phải chú ý làm chủ được giọng nói.

      Phát âm rõ ràng

      Muốn người nghe hiểu được những gì mình nói, thì trước tiên bạn phải nói rõ ràng, phát âm chuẩn. Dù đề tài thuyết trình có hay đến đâu, nhưng khi bạn trình bày vấp, nói nuốt chữ, dính chữ, và nhất là phát âm những thuật ngữ chuyên ngành không chuẩn... thì việc bạn thuyết trình thất bại là điều hiển nhiên. Vì không ai nghe được hay nghe nhưng không hiểu vì chỉ nghe chữ được chữ mất.

      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      Nên đọc đi đọc lại bài thật kỹ trước khi lên thuyết trình để không bị lỗi pháp âm không rõ (Nguồn: Kỹ Năng)

      Để phát âm rõ ràng, bạn phải tập đọc mỗi ngày, đọc chậm và kỹ từng chữ. Ngoài ra còn phải luyện tập những cặp từ hay gây lỗi phát âm như L-N, S-X...

      Nhấn giọng

      Cùng một câu nói nhưng khi bạn nhấn nhá ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo nhiều ý nghĩa sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả với từ đó sẽ tăng gấp 3 lần so với từ ngữ thông thường.

      Nhịp điệu

      Nhiệp điệu là tốc độ nói của bạn. Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/ phút, trong khi đó khả năng nghe lại cao gấp 3 lần. Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán giả sẽ có thời gian để suy nghĩ những lập luận phản biện. Nói nhanh sẽ khiến cho khán giả cảm giác họ bị cuốn theo và không thể tập trung vào suy nghĩ những thắc mắc.

      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      Một bài thuyết trình thất bại là một bài thuyết trình không có điểm nhấn và nhịp điểu thu hút người nghe (Nguồn: DienThuyet)

      Từ nối

      “À”, “ừ”, “ừm” là những lỗi cơ bản đa số mọi người đều mắc phải khi thuyết trình. Các từ này được sử dụng để kéo thêm thời gian để có thời gian suy nghĩ những điều sẽ nói tiếp theo. Nhưng mà khổ nỗi những từ này gây phân tán cho người nghe, khiến họ không thể tập trung vào những điều bạn nói.

      Để khắc phục, một số nhà diễn giả thường nhắc lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng. Một số khác có thể nói “tốt rồi” ở mỗi cuối câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu những điều họ nói không.

      Bạn cũng có thể khắc phục lỗi cơ bản này theo như cách của các nhà diễn giả.

      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      "À", “ừ”, “ừm” là lỗi cơ bản nhất mà nhiều người mắc phải khi thuyết trình (Nguồn: Kỹ Năng)

      Âm vực

      Âm vực là độ cao thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiểu quả, âm vực thấp tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trâm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy và rất dễ nghe. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để cố làm trầm giọng của mình.

      Âm lượng

      Rõ ràng bạn sẽ chẳng thuyết phục hay truyền đạt bất cứ nội dung gì nếu như người nghe không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn khi trình bày: micro và kỹ thuật lấy hơi.

      Đầu tiên là các thiết bị khuyết đại âm thanh. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng có thể nghe tiếng nói của bạn.

      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      Đừng để các lỗi kỹ thuật làm hỏng bài thuyết trình bạn dày công chuẩn bị (Nguồn: Kenh14)

      Tiếp theo là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần luyện tập cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả cũng như ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng

      Luyện tập được kỹ thuật lấy hơi bạn chắc chắn có thể duy trì được âm lượng cao trong thời gian dài buổi thuyết trình.

      Ngắt giọng

      Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp nói. Cũng có thể họ tận dụng khoảng thời gian này để suy nghĩ về những gì họ thắc mắc trong những điều bạn trình bày ở trước và đưa ra những phản biện.

      Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

      Một bài thuyết trình thành công luôn cần có những khoảng lặng vài giây trong thời gian thuyết trình (Nguồn: Kênh Tuyển Sinh)

      Còn bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin hay nhớ lại phần cần nói tiếp theo. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược lại, tuyệt đối không sử dụng ngắt giọng khi không khí đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ khiến người nghe hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình.

      Việc có thể làm chủ giọng nói của mình trong trình bày rất quan trọng trong việc thuyết trình. Bạn có thể thu hút mọi người vào chủ đề nói của mình hay là làm mọi người chán đều liên quan đến khả năng trình trình thu hút của bạn. Giọng nói và những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể đều có vai trò quan trọng trong làm nên thành công bài thuyết trình.

      Hãy tập luyện và chú ý những lỗi thường mắc phải khi thuyết trình để tránh lập lại những sai lầm làm hỏng bải thuyết trình hay.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      Ngọc Lâmtổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Muốn thuyết trình tốt hơn hãy thử 7 bài tập ngắn sau

      06/02/2020

      Bạn đã bao giờ thấy bủn rủn tay chân khi thuyết trình? Thấy bụng cồn cào vì lo lắng quá mức khi ...

      Kiến Thức

      5 Bí quyết thuyết trình giúp bạn tỏa sáng

      06/02/2020

      Liệu đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng: Bạn có nhiều điều để nói, nhiều thông tin quan trọng để ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...