Làm thế nào để viết hay hơn? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Làm thế nào để viết hay hơn?

      Làm thế nào để viết hay hơn?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:09
      Từ xa xưa, những ai “văn hay chữ tốt” thường được người đời coi trọng. Mấy ai biết, để viết được một áng văn hay, không chỉ đòi hỏi ý tưởng tốt mà còn cả những trau chuốt tỉ mỉ về mặt ngôn từ.

      Nguồn: Thời báo

      Nghĩ ra một nội dung thú vị đã khó, nhưng làm sao để truyền tải ý tưởng ấy đến người đọc một cách toàn vẹn nhất, ấn tượng nhất còn khó hơn gấp bội. Bí quyết nào cho một áng văn hay?

      Viết hay là như thế nào?

      Theo quan niệm của tôi, một nội dung hay là nội dung thu hút người đọc chăm chú đọc từ đầu đến cuối, dù cho nó dài thế nào, hay đến nỗi người đọc phải dừng xem tivi để đọc nó, dừng tán gẫu để đọc nó, dừng làm việc để đọc nó, nói chung là dừng mọi thứ để đọc nó.

      Chỉ thu hút người đọc chăm chú đọc là chưa đủ. Nội dung hay phải khiến người đọc rồi hành động như người viết mong muốn: Ví dụ mua hàng, đặt vé, để lại địa chỉ số điện thoại, hoặc thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi. Ví dụ tôi mới đọc bài viết của anh Yên Võ “Lãnh đạo bằng sự chia sẻ”, và tôi ­thấy quá đúng nên muốn áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình.

      Tại sao cần phải viết hay?

      - Facebook ưu tiên cho nội dung thú vị. Với một nội dung hay thì thông điệp của bạn sẽ có thể lan truyền đi xa hơn, tác động rộng và mạnh hơn (nếu chưa rõ Facebook ưu tiên nội dung thú vị, xin xem lại bài trước của tôi. (Link: https://goo.gl/u8VN5u)

      - Ở Google, nội dung hay sẽ giúp cho bài viết đứng ở thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Bạn cũng sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn.

      - Dù là vị trí CEO, không phải copywriter thì công việc viết cũng nhiều hơn trong giai đoạn hiện nay. Bạn phải viết email, viết bản kế hoạch, viết ra chính sách cho công ty. Ngay cả khi có cơ hội quảng cáo nhờ comment nhiều thì bạn cũng cần có kỹ năng viết để tranh thủ cơ hội. Lần trước có một bạn được cơ hội quảng cáo mà viết ra nội dung mọi người không hiểu gì cả, thật đáng tiếc.

      gg

      Bài viết càng "được lòng" cư dân mạng, cơ hội kiếm tiền của bạn càng cao (Nguồn: Google)

      Cấu trúc một nội dung hay

      - Để viết được nội dung hay đầu tiên chúng ta hãy khám phá cấu trúc của một nội dung hay.

      - Theo quan điểm cá nhân của tôi, một nội dung hay gồm có 3 phần:

      + Ngôn từ hay

      + Phép tu từ hay (gồm cả phép tu từ vựng, ngữ nghĩa, câu). Có 2 phép làm tăng cảm xúc của người đọc đó là: Phép sóng đôi và phép tương phản.

      + Ý tưởng hay.

      Ngôn từ hay

      Ngôn từ là từ ngữ diễn đạt thành lời, thành văn bản. Ngôn từ chính là vỏ bọc của nội dung. Ngôn từ hay sẽ giúp nội dung hay hơn. Một vỏ bọc đẹp sẽ mang lại cho người đọc ấn tượng hơn về giá trị. Tôi không giỏi trong việc sử dụng ngôn từ, nên bây giờ vẫn còn phải học hỏi thêm.

      Bạn có thể học thêm ngôn từ để có thể sử dụng phong phú hơn. Cách học thêm ngôn từ chính là đọc nhiều hơn. Tuy nhiên để viết quảng cáo thì có một số từ bạn có thể dùng để tăng sự chú ý, gọi là các HOT keyword, bạn có thể xem theo link này:

      • Phần 1: https://goo.gl/77N7NV,
      • Phần 2: https://goo.gl/bi2H5G

      Cũng nhờ đọc 2 phần trên, mà tôi viết bài “Thấu hiểu giải thuật phân phối của Facebook” (Link: https://goo.gl/gQ7dNr).

      Trong đó, từ ngữ hay tôi học được là từ “thấu hiểu”, đóng góp một phần không nhỏ sự hấp dẫn cho bài viết.

      Xem thêm về ngành Ngôn ngữ học tại đây.

      Dùng từ tượng hình

      Để viết nội dung hay, bạn nên ưu tiên dùng từ tượng hình. Từ tượng hình là từ gợi lên hình ảnh trong tâm trí người đọc, từ tượng hình làm người đọc hình dung ra cảnh tượng chân thực trước mắt, do đó nó sẽ tác động mạnh mẽ, trực tiếp lên cảm xúc của người đọc.

      Ví dụ:

      Tăng doanh thu nhiều, bạn sẽ nói: “Tăng doanh thu đột phá, tăng doanh thu gấp đôi, gấp ba, gấp rưỡi...”

      Thay vì nói anh ấy có nhiều tiền, bạn sẽ nói: “Anh ấy đếm tiền đến mỏi cả tay.”

      Thay vì nói hồi hộp, bạn sẽ nói: “Tim đập thình thịch.”

      Hãy thay thế và dùng từ tượng hình nhiều hơn trong bài viết!

      Làm cho vần

      Bạn cũng có thể dùng phép tu từ ngữ âm: Dùng điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Nói nôm na là làm cho nó có vần, khi có vần thì thường gây được ấn tượng hơn, người ta dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, thường thì người ta dùng vần ở tiêu đề, lời kêu gọi hoặc slogan. Nếu dùng nguyên bài thì nó thành thơ mất.

      Ví dụ tiêu đề vần:

      Cho Quán ăn: Đã nhìn là muốn ăn, đã ăn là sẽ thích (điệp âm chữ đã, ăn 2 lần)

      Cho Trang sức: Trang sức cực xinh, tôn vinh nét quý phái

      Cho Shop thời trang: Mang nét xinh hoa hậu, dáng quyến rũ người mẫu với bộ sưu tập sau đây.

      từ

      Muốn thành thạo "bí kíp vần" này, xin mời ôn lại bộ Ngữ văn thần thánh 12 tập (Nguồn ảnh: Internet)

      Phép tu từ (Mệnh đề, câu)

      Cái người ta hay dùng để làm nổi bật ý đó là “sóng đôi” và tương phản.

      Phép sóng đôi: Nghĩa là một cặp câu, cặp mệnh đề đều nhằm ám chỉ hay mang đến cùng một ý nghĩa. Phép sóng đôi nhờ lặp lại cùng ý nghĩa nên nó sẽ làm tăng gấp đôi cảm xúc của người đọc.

      Ví dụ trích đoạn bài “Hịch tướng sĩ” có đoạn sau:

      Câu 1: “Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất…”

      Câu 2: “Chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn.”

      Trong đó, câu 1: “Thấy thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất” là 2 mệnh đề sóng đôi cùng nói về ý “sự mất mát quyền lợi của lính cũng như tướng.”

      Câu 2 là sóng đôi của “gia quyến của ta bị tan” và “vợ con các ngươi cũng khốn”, đều nói về mất mát tan rã của gia đình, người thân.

      Cả câu 1 và câu 2 cùng sóng đôi và đều cùng nói về một ý nghĩa là sự mất mát bản thân và người thân.

      Mặc dù nói là sóng đôi, bạn vẫn có thể dùng sóng 3, sóng 4,… Như trên đầu bài, mình giải thích "Viết hay là như thế nào?" bằng nhiều mệnh đề liên tiếp:

      - Đọc từ đầu đến cuối bài cho dù nó dài thế nào

      - Dừng xem tivi để đọc

      - Dừng tán gẫu để đọc

      - Dừng làm việc để đọc.

      => Tất cả đều nhằm một ý nghĩa, ám chỉ mức độ hấp dẫn của một nội dung hay.

      Phép tương phản: Khác với phép sóng đôi, phép tương phản là nghệ thuật dùng 2 hình ảnh, 2 chi tiết đối lập để khắc họa đậm nét hơn một vấn đề nào đó, do đó làm tăng cảm xúc của người đọc.

      Ví dụ đoạn văn tôi viết 3 năm trước:

      ----------------------------------

      "Ưu điểm của những người trẻ:

      - Giàu năng lượng, đầy nhiệt huyết

      - Tính sáng tạo cao, tư tưởng phóng khoáng

      - Dũng cảm, gan dạ, xông pha.

      Nhược điểm:

      - Thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm dẫn đến thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn

      - Thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực nên dễ bốc đồng

      - Thiếu tài chính và thiếu lực lượng ủng hộ.

      Trong khi đó, những người già dặn hơn có nhiều ưu điểm:

      - Giàu kinh nghiệm

      - Kiềm chế cảm xúc tiêu cực tốt hơn

      - Sức ảnh hưởng lớn, đến từ mối quan hệ sau một thời gian dài làm việc

      - Sức mạnh tài chính vì có quá trình dành dụm lâu năm.

      Nhưng bạn biết không, họ có những nhược điểm:

      - Khó có thể sáng tạo, khó có thể học cái mới

      - Năng lượng và tinh thần làm việc đã giảm sút, không giàu nhiệt huyết như các bạn trẻ

      - Hay sợ hãi: Họ sợ thất bại, sợ mất những thứ đang có, sợ mất thể diện, sợ người trẻ vượt qua họ.

      Nếu bạn là người trẻ muốn vượt qua những người già dặn hơn, nếu bạn muốn đánh bại những thứ già cỗi lỗi thời. Hãy làm việc cho tôi!"

      -----------------------

      Trong đoạn văn trên, tôi đã dùng phép tương phản: Ưu điểm với nhược điểm của người trẻ; ưu điểm với nhược điểm của người giàu kinh nghiệm; ưu điểm của người trẻ với nhược điểm của người giàu kinh nghiệm. Từ đó, làm nổi bật và kích thích tinh thần của người trẻ.

      Ý tưởng hay

      Ý tưởng bài viết, bao gồm viết cái gì, viết thế nào, trình bày ý nào trước, ý nào sau, nên đưa thông tin gì, trình tự như thế nào,…

      Nếu ngôn từ là lớp da của nội dung, phép tu từ là quần áo, thì ý tưởng là xương sống của nội dung. Bạn không thể thành hình dạng của con người khi bộ xương của bạn là bộ xương của con cá. Ý tưởng sẽ quyết định cách dùng ngôn từ, cũng như phép tu từ. Ý tưởng thay đổi thì ngôn từ thay đổi.

      Ý tưởng chiếm hơn 70% sự thành công của bài viết. Và nó là phần quan trọng nhất trong 3 yếu tố.

      Để nói về nó, phải viết một loạt bài dài, vì vậy xin khép lại bài hôm nay ở đây. Phần ý tưởng sẽ được trình bày ở bài kế tiếp nếu phần này được các bạn quan tâm.

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức hấp dẫn.

      Thu Quyên

      Nguồn: Bảo Kiếm

      (Tham khảo từ fanpage quản trị và khởi nghiệp - Bí kíp copywriting của tôi)

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      Nâng cao kỹ năng viết với 7 bước hiệu quả

      06/02/2020

      Kỹ năng viết là một kỹ năng vô cùng quan trọng, theo Edu2Review phải biết viết, bạn mới biết cách ...

      Kiến Thức

      Những lợi ích không ngờ từ thói quen viết lách

      06/02/2020

      Bạn có biết viết lách giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trí não? Cùng Edu2Review tìm hiểu ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...