Ngày 7: ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA TƯ DUY | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Ngày 7:  ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA TƯ DUY

      Ngày 7: ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA TƯ DUY

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Tự cứu mình bằng cách thay đổi suy nghĩ: Có 5 loại suy nghĩ, gồm: suy nghĩ tích cực, suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ hướng thượng, suy nghĩ cần thiết và suy nghĩ vô ích.

      Chào bạn, ngày hôm qua của bạn thế nào rồi?

      Bạn có nhận được lời khen, một bông hoa hay trải qua bất kì chuyện vui nào không? Nếu có bạn hãy chia sẻ với tôi qua email nhé, tôi luôn sẵn sàng lắng nghe đó!

      Tôi sẽ bắt đầu ngày thứ 7 bằng một trắc nghiệm thú vị sau đây:

      Bạn nhìn thấy cốc nước đầy một nửa hay vơi một nửa?

      vui hay buồn

      Đây chính là một ví dụ sống động và thuyết phục về cách nhìn tích cực trước một vấn đề. Mặc dù, thực tế nước trong ly chỉ còn một nửa, nhưng người có tư duy tích cực sẽ nhìn vào phần còn của ly thay vì là phần vơi và ngược lại. Bài học thực tế rút ra từ trắc nghiệm trên đó là “Cuộc sống này sướng hay khổ, buồn hay vui phụ thuộc vào cách nhìn nhận của chính bạn”.

      Vậy bạn là người có khuynh hướng suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tiêu cực? Nếu bạn chọn vế sau, bạn phải bước vào chương trình hôm nay ngay thôi!

      I. Tự cứu mình bằng cách thay đổi suy nghĩ:

      Phân loại suy nghĩ:

      50.000 – 70000 là số lượng ý nghĩ mà một người sản sinh ra mỗi ngày. Người ta phân suy nghĩ thành 5 loại:

      • Suy nghĩ tích cực: Dạng suy nghĩ này mang lại ích lợi cho chính bản thân ta và cho những người khác. Đó là suy nghĩ với thái độ lạc quan, chấp nhận và khoan dung...

      • Suy nghĩ tiêu cực: Là dạng suy nghĩ có hại cho chính mình và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ mang thái độ giận dữ, hẹp hòi, dằn vặt bản thân hoặc chỉ trích người khác, phân biệt đối xử...

      • Suy nghĩ vô ích: Là những suy nghĩ “rác”, không phục vụ cho bất kì mục đích gì, ví dụ như suy nghĩ về quá khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân: "Tại sao lại thế?", "Giá như"... bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng, lo lắng về những việc nhỏ nhặt...

      • Suy nghĩ cần thiết: Gồm những suy nghĩ về công việc cần làm, cần giải quyết.

      • Suy nghĩ hướng thượng: Đó là những suy nghĩ giúp chúng ta hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Suy nghĩ hướng thượng mang lại cho chúng ta một cảm giác tốt đẹp và một cuộc sống tràn đầy năng lượng.

      Sống với thái độ tích cực chúng ta sẽ tạo ra một nguồn năng lượng cho bản thân, ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến chúng ta kiệt quệ năng lượng bên trong, khiến chúng ta bế tắc và mệt mỏi. Khi ai đó đang suy nghĩ tiêu cực, họ sẽ gây nên sự sợ hãi trong chính họ và cho những người xung quanh. Bạn cần phải biết bản thân mình muốn sở hữu loại suy nghĩ nào? Khi tự tạo cho mình niềm vui cũng như những suy nghĩ tích cực, lời lẽ cử chỉ hành động của bạn sẽ tràn đầy năng lượng tốt đẹp – giúp bạn cải thiện cuộc sống.

      Tất cả các suy nghĩ, tích cực hay tiêu cực, cần thiết hay vô ích đều ảnh hưởng tới lời nói, hành động và cảm xúc của thể. Nếu bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc làm chủ suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống mỗi cá nhân, thì ngay bây giờ với các phương pháp tôi sắp chia sẻ, bạn hãy cùng tôi chiến đấu chống lại sự tiêu cực vẫn luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta.

      sáng tạo

      II. Cách thức giúp bạn sở hữu suy nghĩ tích cực:

      1. Dừng ngay việc suy nghĩ tiêu cực: Bước đi đầu tiên, khó nhất nhưng cũng là yếu tố quan trọng nhất. Hãy ném những suy nghĩ tiêu cực của bạn vào một chiếc hộp và vứt nó xuống sông ngay thôi nào! Chúng chẳng giúp ích gì được cho bạn đâu!

      2. Không cho phép hoàn cảnh ảnh hưởng đến tâm trạng: “sông có khúc người có lúc”, bạn hãy ghi nhớ câu nói này và luôn hướng tới một tương lai tươi sáng, đừng để sự tiêu cực dắt mũi bạn đi từ thất bại này đến thất bại khác.

      3. Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như kế hoạch: Nếu bạn lên kế hoạch và lúc nào cũng khư khư nghĩ rằng kế hoạch đó sẽ thành công 100% thì mười mươi bạn sẽ bị thất vọng thôi. Ngay từ đầu, bạn hãy thiết lập cho mình một tâm lý vững mạnh và cân nhắc đến mọi khả năng có thể xảy ra, tránh trạng thái tâm lý bị rơi vào hố sâu tuyệt vọng.

      4. Không so đo: bạn đặc biệt theo cách của riêng bạn, đừng so sánh bản thân dưới bất kì hình mẫu nào khác, làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy bản thân thua thiệt và yếu kém, bạn cần tập trung phát triển cá nhân nhiều hơn là lo chuyện bao đồng.

      5. Không cảm thấy nhàm chán: đừng để sự nhàm chán bóp chết khả năng sáng tạo của bạn, hãy bước ra ngoài và khám phá thế giới, những điều mới mẻ sẽ giúp tinh thần bạn luôn thoải mái.

      6. Đặt ra mục tiêu và cố gắng đến cùng: Hoài bão và mơ ước sẽ khiến bạn bận rộn trong suy nghĩ, mỗi mục tiêu bạn đạt được khiến bạn tự tin hơn, phấn khởi hơn trong hành trình bạn muốn chinh phục.

      7. Không để tâm trạng người khác chi phối: Vui hay buồn đều do bạn quyết định, tuy rằng những người tiêu cực thường gây ảnh hưởng xấu tới mọi người xung quanh, thế nhưng bạn hãy kéo ý chí của mình ra khỏi đám mây mù đó bằng cách áp dụng những phương thức trong danh sách này.

      8. Phân tích hành vi và thái độ của mình: Hiểu và làm rõ nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực từ đó tìm cách đưa ra giải pháp thích hợp.

      9. Chịu trách nhiệm với bản thân: Đừng đổ lỗi cho bất kì ai hay cái gì, hãy thôi nghĩ rằng mình là nạn nhân. Chấp nhận sai lầm sẽ giúp bạn đứng lên từ thất bại và bạn sẽ có được một bài kinh nghiệm học bổ ích.

      10. Học cách tha thứ: bạn còn nhớ bộ tứ Siêu Đẳng: “Xin lỗi. Tha thứ cho mình nha. Mình yêu bạn. Cảm ơn!” chứ?

      11. Tự khen thưởng: đừng quá nhỏ nhen với chính mình, thỉnh thoảng bạn nên tự khen tưởng để tạo động lực, sự tự tin cho bản thân.

      12. Đọc những cuốn sách truyền cảm hứng tích cực: còn điều gì tuyệt vời hơn việc mỗi ngày, bạn đều có thể tiếp thu những giá trị tích cực được tích luỹ trong những trang sách?

      13. Tập thể dục:

      • Bài tập thở: Hít một hơi thật sâu và thở ra đồng thời suy nghĩ một điều tích cực.

      • Bài tập tay: nắm chặt tay trong vòng 5 giây rồi sau đó thả ra. Hít thở đều.

      • Bài tập vai: Vươn vai cũng là một cách để thư giãn. Nhún vai của bạn lên và xuống. Sau đó đưa cánh tay trái chéo qua ngực dùng tay phải kéo dài cánh tay trái và lặp lại tương tự với cánh tay phải của bạn.

      bức phá

      Ghi chú ngày 7:

      1. Tự cứu mình bằng cách thay đổi suy nghĩ: Có 5 loại suy nghĩ, gồm: suy nghĩ tích cực, suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ hướng thượng, suy nghĩ cần thiết và suy nghĩ vô ích.

      2. Cách thức để bạn sở hữu nhưng suy nghĩ tích cực: 13 phương thức.

      3. Bài tập: lặp lại hệ thống niềm tin của bạn ít nhất 3 lần 1 ngày với âm than hình ảnh và càm xúc.

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.

      Như Quỳnh tổng hợp.

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam.


      Có thể bạn quan tâm

      Việc làm

      6 điều sinh viên nên làm trước khi ra trường

      06/02/2020

      Đừng để thời sinh viên của bạn trôi qua một cách vô nghĩa, sao bạn không lập một to-do-list hay ...

      Kiến Thức

      Ngày 6: ĐỌC VỊ BẢN THÂN!

      06/02/2020

      Mục tiêu rõ ràng và Quyết tâm đạt được mục tiêu → Niềm tin → Đòn bẩy → Ý Chí → Hành động → Thành ...

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...