Ngày 9: LÝ THUYẾT HÌNH THÀNH THÓI QUEN | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Ngày 9:  LÝ THUYẾT HÌNH THÀNH THÓI QUEN

      Ngày 9: LÝ THUYẾT HÌNH THÀNH THÓI QUEN

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:06
      Nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập cảm xúc tích cực, đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng quá nhiều và phí hoài nguồn năng lượng bên trong, như tôi đã từng nói, mỗi lần rơi vào trạng thái này bạn hãy dừng tất cả mọi công việc lại và viết một cách chân thật về tất cả những gì bạn đang nghĩ. Dần dần bạn sẽ làm chủ được suy nghĩ của mình.

      Ngày 9:

      LÝ THUYẾT HÌNH THÀNH THÓI QUEN

      Chào bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thói quen trên phương diện khoa học. Mới nghe qua tựa đề có lẽ bạn sẽ nghĩ sao mà khô khan quá, đúng không nào? Thế nhưng, phần lý thuyết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thói quen hình thành cũng như hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc gỡ bỏ những thói quen cũxây dựng những thói quen mới có ích.

      tạo lập thói quen

      I. Lý thuyết hình thành thói quen:

      THÓI QUEN là khái niệm nghe có vẻ đơn giản nhưng ít ai hiểu rõ và biết cách tối ưu hoá lợi ích của chúng. Thói quen là khi bạn làm một điều gì đó mà không cần suy nghĩ và nó được hình thành thông qua quá trình bạn lặp đi lặp lại một số hành động nhất định với cảm xúc và hình ảnh. Cho dù đó là một suy nghĩ hay một niềm tin, thì mọi thói quen đều có 3 yếu tố:

      • Cue – tín hiệu bắt đầu
      • Routine – qúa trình hình thành
      • Reward – kết quả đạt được

      Bất cứ khi nào bạn hình thành suy nghĩ/ thói quen/ niềm tin, bạn đều dựa trên những tín hiệu nhất định à Khi bạn tìm hiểu và nghĩ ngợi về những vấn đề đó thì đây chính là quá trình hình thành của chúng. Tiếp đến, từ chính những suy nghĩ bạn tạo ra, bạn sẽ nhận được kết quả tương ứng trong thái độ và cách ứng xử.

      Tôi có ví dụ nhỏ như sau để giúp bạn hiểu rõ hơn 3 yếu tố này:

      Một sáng khi vội đi học, đi làm, bạn vô tình đá chân vào góc bàn và ngay lập tức bạn cho rằng “chắc chắn hôm nay là một ngày xui xẻo”, sau đó bạn lao ra ngoài và đóng sầm cửa lại, vừa đi vừa lầm bầm trong vô thức “Trời ơi, vì cớ gì mà tôi lại vụng về như vậy? Tôi ghét đi muộn vậy mà mẹ tôi lại quên gọi tôi dậy/ đập chân vào cái bàn quái quỷ! Bực quá đi mất!”

      Trong ví dụ trên, ta có thể thấy 3 yếu tố trong việc hình thành một thói quen suy nghĩ như sau:

      • Cue - Tín hiệu bắt đầu: là khi bạn vấp chân vào góc bàn, hoặc khi Mẹ quên gọi bạn dậy.

      • Routine - Quá trình hình thành suy nghĩ: bạn cho rằng cả ngày hôm nay là một ngày tồi tệ - đây chính là ngòi nổ kích hoạ quả bom tiêu cực trong suy nghĩ của bạn.

      • Reward – Kết quả đạt được: cảm giác thoả mãn khi bạn đóng sập cửa, vừa đi vừa chửi rủa. Bằng cách thể hiện cơn giận dữ, bạn trả đũa sự vật/ sự việc khiến bạn ra nông nỗi này.

      Thật thú vị đúng không nào? Đây chính là cách bộ não sản sinh ra những suy nghĩ/ thói quen/ niềm tin xấu, bất kể khi nào bạn bắt đầu có những suy nghĩ tệ hại, nó sẽ là tín hiệu mở màn cho một chuỗi những thái độ tiêu cực sau này của bạn. Lạ thay khi chúng ta lại cảm thấy hả dạ với những suy nghĩ, hành động tiêu cực như khi bạn đóng sầm cửa hay trách móc mẹ của mình,...Tự biến mình thành nạn nhân và hả hê với việc đổ trách nhiệm lên những nhân tố bên ngoài đồng nghĩa với việc, không ai khác, chính bạn là người đã nuôi sống và cung cấp thức ăn cho bè lũ những thói quen/ suy nghĩ/ niềm tin sai lệch đó.

      thay đổi cuộc đời bằng những thói quen tích cực

      Trên đây là khái quát ngắn gọn về cơ chế của việc hình thành thói quen. Hiểu và làm rõ 3 yếu tố trên sẽ giúp bạn chủ động trong việc định hướng tạo lập thói quen mới. Chương trình 21 ngày sẽ giúp bạn làm chủ niềm tin dựa vào 3 yếu tố đó

      • Quá trình thực hiện: 3 lần mỗi ngày, chúng ta đều luyện tập thói quen xây dựng hệ thống niềm với hình ảnh và cảm xúc.
      • Tín hiệu bắt đầu: tạo thói quen mới dựa trên những thói quen có sẵn: trước khi ăn sáng, trước khi đi làm,...
      • Sản phẩm đạt được ở đây chính là cảm giác tốt đẹp mà thói quen mới mang lại.

      II. Thói quen tích cực:

      Chúng ta cảm thấy hài lòng khi biết rằng mình đang làm một điều gì đó có ích cho tương lai. Bạn sẽ cam kết thực hiện nhiều hơn khi bạn tìm thấy niềm vui trong những thói quen bạn đang theo đuổi. Thói quen tốt sẽ đem lại cho bạn những lợi ích tức thời. Hãy đảm bảo rằng mỗi khi bạn nghĩ về niềm tin của mình với cảm xúc và hình ảnh, bạn thực sự cảm thấy thoải máihài lòng với chính mình. Đừng quên biến nó thành mục tiêu: Bạn cảm thấy hạnh phúc và hào hứng ngay lúc này, ngay bây giờ!

      Nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập cảm xúc tích cực, đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng quá nhiều và phí hoài nguồn năng lượng bên trong, như tôi đã từng nói, mỗi lần rơi vào trạng thái này bạn hãy dừng tất cả mọi công việc lại và viết một cách chân thật về tất cả những gì bạn đang nghĩ. Dần dần bạn sẽ làm chủ được suy nghĩ của mình.

      Để kết thúc ngày hôm nay, mời bạn đọc câu truyện sau và tự ngẫm về sức mạnh của thói quen nhé:

      Các nhà nghiên cứu tại MIT với công nghệ vi mô đã nghiên cứu về thói quen bằng cách quan sát hoạt động não bộ của chú chuột trong thí nghiệm tìm kiếm miếng phô mai đặt trong một mê cung được ngăn cách bằng những vách ngăn. Theo sự dẫn dụ của mùi phô mai, chú chuột đi lên đi xuống, ngửi và cào cấu các vách tường. Thí nghiệm cho thấy não bộ chú chuột hoạt động tích cực để xử lý thông tin: mùi, âm thanh, hình ảnh… trên con đường tìm đến miếng phô mai. Thí nghiệm này được lặp đi lặp lại nhiều lần và chú chuột đã bắt đầu quen thuộc với hướng đi tìm miếng phô mai cho đến khi chúng không cần phải dùng đến não bộ để suy nghĩ đường đi. Lúc đó, những hành động: đi thẳng, rẽ trái… đã được lưu trữ trong hạch nền bộ não và được thực hiện một cách tự động.

      Qua thí nghiệm trên ta có thể thấy rằng, thói quen hoàn toàn có thể mang lại lợi ích tốt đẹp cho con người nếu ta làm chủ được chúng. Thói quen tích cực đem lại những thành quả tốt đẹp và béo ngậy như phô mai vậy! Bạn hãy cùng tôi cố gắng và kiên trì bạn nhé!

      Ghi chú Ngày 9:

      I. Lý thuyết hình thành thói quen:

      Thói quen có 3 yếu tố:

      • Cue – tín hiệu bắt đầu
      • Routine – qúa trình hình thành
      • Reward – kết quả đạt được

      II. Thói quen tích cực:

      • Quá trình thực hiện: 3 lần mỗi ngày luyện tập thói quen xây dựng hệ thống niềm với hình ảnh và cảm xúc.
      • Tín hiệu bắt đầu: tạo thói quen mới dựa trên những thói quen có sẵn: trước khi ăn sáng, trước khi đi làm,...
      • Sản phẩm đạt được cảm giác tốt đẹp mà thói quen mới mang lại.

      Chúc bạn có một ngày tốt lành!

      Hẹn gặp bạn vào ngày mai!

      Quỳnh Như (tổng hợp)

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kiến Thức

      For the first time in Vietnam, TAAS-a breakthrough education model proposed by Edu2Review

      15/08/2022

      Since it's inception, the TAAS (Teaching as a Service) education model is now officially being ...

      Kiến Thức

      Top 5 ngành học hot nhất hiện nay - Bạn đã biết chưa?

      06/02/2020

      Việc chọn lựa ngành học phù hợp có phải là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn? Cùng ...

      Kiến Thức

      7 lý do khiến bạn muốn học Photoshop ngay lập tức

      06/02/2020

      Có vô số các ứng dụng giúp chúng ta thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh. Thế tại sao lại nên dùng ...

      Kiến Thức

      Làm thế nào để tăng lưu lượng người truy cập khi thực hiện SEO online?

      02/06/2020

      Làm thế nào để tăng traffic khi bạn đang thực hiện một chiến dịch SEO online, đặc biệt trong một ...